Thực trạng lao động và việc làm tại tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu những yếu tô ́ ảnh hưởng tơi khả năng xin đươc viêc làm của lao đông ̣ co ́ trình đô tại các khu công nghiêp ̣ thuôc thà nh phô ́ biên hòa tỉnh đồ ng nai (Trang 36)

4.1.1. Giới thiệu chung

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.

Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hoá, lịch sử giá trị. Trong những năm qua tỉnh đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, đó là điều kiện cần thiết để thực hiện việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi kèm với năng lực đó là đội ngũ công nhân, lãnh đạo quản lý được trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đây là một lợi thế lớn, cùng với việc tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh có thể dựa vào những năng lực sản xuất hiện có để thực hiện những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn tới. Tài nguyên đất và nước của Đồng Nai không chỉ thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt với quy mô lớn mà còn có thể phát triển nhiều vùng chuyên canh nông sản đặc thù, giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. (Nguồn Wikipedia)

Trang 30

Bảng 4.1: Thống kê lao động và việc làm theo nhóm tuổi tính đến 31/12/2014 STT Nhóm tuổi Tổng số lao động (người) Có việc làm Thất nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 15-19 80.655 74.891 92,9% 5.764 7,1% 2 20-24 166.244 157.347 94,6% 8.897 5,4% 3 25-29 190.993 187.224 98,0% 3.769 2,0% 4 30-34 193.393 191.168 98,8% 2.225 1,2% 5 35-39 199.228 197.435 99,1% 1.793 0,9% 6 40-44 205.888 204.048 99,1% 1.840 0,9% 7 45-49 207.437 206.663 99,6% 774 0,4% 8 50-54 171.321 169.899 99,2% 1.422 0,8% 9 55-59 53.025 52.825 99,6% 200 0,4%

Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai

Theo số liệu trong bảng 4.1, tỷ lệ có việc làm cao nhất nằm trong nhóm có độ tuổi từ 45 – 49, điều này cũng dễ hiểu bởi những lao động trong độ tuổi này họ đã rất chín chắn trong công việc vì vậy mà mức độ ổn định công việc cao.

Theo số liệu thống kê 4.2 thì tỷ lệ lao động có việc làm theo trình độ học vấn giữa trình độ trung cấp với Cao đẳng và Đại học trở lên thì tỷ lệ có việc làm cao nhất nằm trong nhóm có trình độ từ Đại học trở lên (98%).

Trang 31

Bảng 4.2: Thống kê lao động và việc làm theo trình độ học vấn tính đến 31/12/2014 STT Trình độ học vấn Tổng số lao động (người) Có việc làm Thất nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Chưa đi học 34.240 33.390 97,6% 414 2,4% 2 Dưới tiểu học 148.285 146.667 98,9% 726 1,1% 3 Tiểu học 423.952 417.189 98,4% 5.398 1,6% 4 Trung học cơ sở 418.507 413.075 98,7% 4.273 1,3% 5 Trung học phổ thông 197.813 193.485 97,8% 3.236 2,2% 6 Dạy nghề 47.324 46.249 97,7% 1.075 2,3% 7 Trung cấp chuyên nghiệp 49.681 48.048 96,7% 1.444 3,3% 8 Cao đẳng 28.024 25.359 90,5% 2.665 9,5% 9 Đại học trở lên 115.476 113.121 98,0% 2.170 2,0% 10 KXĐ 4.915 4.915 100,0% 0,0%

Trang 32

Hình 4.1: Tỷ lệ lao động trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên của toàn tỉnh Đồng Nai tính đến 31/12/2014

Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai 2014

Kết quả thống kê trong hình 4.1 thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%.

4.1.3. Đặc trưng về lao động trong các KCN của tỉnh:

Theo Cục thống kê Đồng Nai (2013), hiện toàn tỉnh có 30 KCN với 1.126 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó có 904 doanh nghiệp đi vào hoạt động và giải quyết việc làm cho 403.061 lao động, trong đó lao động nữ 249.232 người (chiếm 61,83%). Phần lớn lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (chiếm 92%). Lực lượng lao động trong các KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25, phần lớn là lao động nhập cư chiếm 60,4%. Thống kê cho thấy số lao động đã qua đào tạo từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 6,4%, nếu tính số lao động có trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm 36,2%. Phần lớn lao động các doanh nghiệp tuyển chọn là lao động phổ thông chiếm khoảng 63,8%. Nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Đồng Nai chủ yếu từ khu vực nông thôn từ các tỉnh phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long di chuyển đến (chiếm trên 60%), tập trung ở các doanh nghiệp thâm dụng lao động như may mặc, da giày, và các ngành không có yêu cầu về trình độ học vấn cao, bước đầu dễ dàng chấp nhận mức lương thấp nhưng sau khi được đào tạo có tay nghề bắt đầu so sánh thu nhập và sẵn sàng bỏ đi tìm việc mới có thu nhập cao hơn. Lực lượng lao động này bao gồm những thanh niên nông thôn chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp còn yếu. Lao động tại các KCN tỉnh Đồng Nai đa số trẻ, tuổi đời từ 18 đến 25 tuổi nhưng số lao động có trình độ

TRUNG CẤP CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC TRỞ LÊN 60% 26% 15%

Trang 33

học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm chưa tới 10%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn số lao động đang làm việc tại khu vực này. Mặt khác, các lĩnh vực mang tính chất kỹ thuật thuộc các ngành công nghệ thông tin, thiết kế, điện tử, hóa chất … lại luôn thiếu hụt lao động lành nghề

4.2. Kết quả nghiên cứu từ người sử dụng lao động

Để đánh giá khách quan và nâng cao tính chính xác của kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xin được việc làm của lao động có trình độ tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tác giả đã tiến hành khảo sát 17 chuyên gia là các nhà tuyển dụng lao động về mức độ quan trọng của các yếu tố giới tính, tuổi, hôn nhân, dân tộc, học vấn, loại tốt nghiệp, lương kỳ vọng, kinh nghiệm, kỹ năng đối với người lao động khi đi xin việc. Kết quả cuộc khảo sát như sau:

Giới tính của người lao động: phần lớn các chuyên gia cho rằng giới tính là yếu tố có tác động quan trọng đến khả năng xin việc của lao động.

Tuổi của người lao động: đa số các chuyên gia đồng ý ưu tiên tuyển dụng những lao động có tuổi từ 24-30, vì ở độ tuổi này họ có năng lực và nhận thức tốt nhất đối với công việc được giao. Đánh giá về yếu tố này các chuyên gia cho rằng tuổi là yếu tố quan trọng đối với người lao động khi đi xin việc.

Tình trạng hôn nhân của người lao động: có 6/17 chuyên gia đồng ý cho rằng hôn nhân cũng là một trong những điều kiện để tuyển dụng lao động, nhất là đối với những ngành nghề cần đi lại nhiều thì việc tuyển dụng người chưa có gia đình sẽ tốt hơn.

Dân tộc và hộ khẩu của người lao động:các chuyên gia cho rằng khi tuyển dụng lao động họ không quan tâm đến người lao động đó là người dân tộc gì. Theo kết quả điều tra thì yếu tố hộ khẩu và dân tộc của người lao động được đánh giá chưa có ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của Doanh nghiệp.

Trình độ học vấn và ngành nghề chuyên môn của người lao động: được các chuyên gia đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới việc tuyển dụng lao động. Họ cho rằng, việc người lao động đó tốt nghiệp trình độ nào, ngành nghề gì sẽ giúp doanh nghiệp tìm được đúng người, đúng việc để làm tăng hiệu quả kinh tế.

Loại tốt nghiệp của người lao động: đa số chuyên gia cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng nhiều tới quyết định tuyển dụng của họ.

Trang 34 Kinh nghiệm của người lao động: đây là yếu tố được các chuyên gia cho rằng có ảnh hưởng lớn tới quyết định tuyển dụng của họ. Họ sẵn sàng trả mức lương cao hơn cho người đã có kinh nghiệm làm việc đúng chuyên môn còn hơn nhận một người mới và phải bỏ chi phí đào tạo. Họ cho rằng nếu người lao động chưa có kinh nghiệm làm việc thì phải có một trình độ chuyên môn vững chắc, không chỉ là những lý thuyết học được ở trường lớp mà phải vận dụng được lý thuyết đó vào công việc chuyên môn.

Kỹ năng của người lao động: các nhà tuyển dụng rất coi trọng kỹ năng của người lao động. Đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng ngoại ngữ.

Đánh giá chung của các chuyên gia về lao động tới xin việc:

Tùy từng ngành nghề mà các yếu tố giới tính, tuổi, hộ khẩu, tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng lao động.

Đối với các yếu tố về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng là những yếu tố luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình tuyển dụng.

Trang 35

Bảng 4.3: Kết quả điều tra từ người sử dụng lao động Tổng số Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Giới tính 17 6 8 3 0 Tuổi 17 6 7 4 Hôn nhân 17 6 7 4 Dân tộc 17 17 Hộ khẩu 17 8 9 Học vấn 17 1 16 Chuyên môn 17 14 3 Loại tốt nghiệp 17 9 8 Lương kỳ vọng 17 3 12 2 Kinh nghiệm 17 13 4 Kỹ năng nhóm 17 3 11 3

Kỹ năng giao tiếp 17 11 6 Kỹ năng thuyết trình 17 6 11 Kỹ năng sắp xếp thời gian 17 3 4 10 Kỹ năng ngoại ngữ 17 6 9 2

4.3. Phân tích mối quan hệ giữa biến xin được việc làm và các biến độc lập

Kết quả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu như sau: -Tỷ lệ xin được việc làm

Trang 36

Bảng 4.4: Tỷ lệ xin được việc làm tại các khu công nghiệp thuộc Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Số người Tỷ lệ (%) Chưa xin được việc 173 55,8

Xin được việc 137 44,2

Tổng cộng 310 100

Nguồn: kết quả điều tra (2015)

Số liệu trong bảng cho thấy, tổng cộng có 310 mẫu điều tra. Trong đó số lao động xin được việc làm là 137 người, chiếm tỷ lệ 44,2% và số lao động chưa xin được việc làm là 173 lao động, chiếm tỷ lệ 55,8%.

-Tỷ lệ xin được việc làm và giới tính

Bảng 4.5: tỷ lệ xin được việc làm và giới tính

Giới tính Tổng số

Việc làm

Xin được việc Tỷ lệ Chưa xin

được việc Tỷ lệ Nam 141 (45,5%) 79 56% 62 44% Nữ 169 (54,5%) 58 34,3% 111 65,6% Tổng cộng 310 137 44,2% 173 55,8%

Nguồn: kết quả điều tra (2015)

Trong 310 mẫu điều tra có 141 mẫu là giới tính nam chiếm 45,5% và tỷ lệ xin được việc làm của nhóm này là 56%. Nhóm còn lại là 169 mẫu giới tính nữ (chiếm 54,5%) và tỷ lệ xin được việc làm của nhóm này là 34,3%, tỷ lệ xin được việc làm của nam giới cao hơn nữ giới. Điều này cho thấy giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt khi đi xin việc làm. Sự khác biệt đó được thể hiện trong kết quả bảng 4.6, tỷ lệ nam giới có kinh nghiệm đúng chuyên môn 29,1%, trong khi tỷ lệ nữ giới có kinh nghiệm đúng chuyên môn chỉ có 17,2% và tỷ lệ nam giới không có kinh nghiệm là 14,8% trong khi tỷ lệ nữ giới không có kinh nghiệm là 33,1%. Một trong những yếu tố làm cho nam giới dễ xin việc hơn nữ giới đó là sự khác biệt về kinh nghiệm làm việc của nam giới so với nữ giới.

Trang 37

Bảng 4.6: So sánh kinh nghiệm giữa nam và nữ Giới tính Tổng

Không đúng CM Đúng CM Không KN Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Nữ 169 84 49,7 29 17,2 56 33,1 Nam 141 74 52,5 41 29,1 26 18,4

Nguồn: kết quả điều tra (2015)

Theo phụ lục 3 (bảng 5), giả định phương sai của nam và nữ là giống nhau, vì sig(F) = 0,000 nên để kiểm định phương sai ta đọc kết quả dòng dưới (Phương sai không có sự thay đổi), lúc này sig(T) = 0,07 nên ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kinh nghiệm giữa nam và nữ. Sở dĩ nam giới và nữ giới có sự khác biệt về kinh nghiệm (kinh nghiệm của nam giới tốt hơn nữ giới) là do nam giới có sức khỏe tốt hơn, nhanh nhẹn hơn, khả năng tiếp thu nhanh hơn nữ giới, vì vậy nam giới dễ dàng làm thêm và tích lũy kinh nghiệm từ khi còn đi học.

Cũng kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ về trình độ học vấn và kỹ năng, kết quả trong phụ lục 3, bảng 5 cho thấy giữa nam và nữ không có sự khác biệt về trình độ học vấn và kỹ năng.

- Tỷ lệ xin được việc và tuổi

Bảng 4.7: Tỷ lệ xin được việc và nhóm tuổi

Độ tuổi

Tổng Xin được việc Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Từ 20 – 24 128 41,3% 31 24,2% Từ 25 – 29 131 42,3% 67 51,1% Từ 30 -35 51 16,5% 39 76,5% Tổng 310 137 44,2%

Nguồn: kết quả điều tra (2015)

Từ kết quả của bảng 4.7 cho thấy:

+ Nhóm tuổi từ 20-24 có 128 người ( 41,3%), tỷ lệ xin được việc làm của nhóm này là 24,2%. Những lao động ở độ tuổi 20-24 do kinh nghiệm làm việc và

Trang 38

kỹ năng còn hạn chế nên khả năng xin được việc làm khó hơn; Theo kết quả thống kê về tình hình lao động của tỉnh trong bảng 4.1, tỷ lệ thất nghiệp của lao động có độ tuổi từ 20-24 là 5,4%, là nhóm có tỷ lệ thất nghiệp đứng thứ hai trong toàn tỉnh.

+ Nhóm tuổi từ 25-29 có 131 người (42,3%), tỷ lệ xin được việc làm là 51,1%. Nhóm tuổi từ 30-35 có 51 người (16,5%), tỷ lệ xin được việc làm của nhóm là 76,5%. Rõ ràng, theo kết quả trên tuổi của người lao động càng tăng khả năng xin được việc làm càng cao. Tuổi là yếu tố thể hiện sức khỏe, năng suất, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động. Kinh nghiệm, kỹ năng gia tăng theo độ tuổi của người lao động, vì vậy khả năng xin được việc lam cũng tăng theo tuổi.

- Tỷ lệ xin được việc và tình trạng hôn nhân

Theo kết quả của bảng 4.8 thì có 231 mẫu tình trạng hôn nhân là độc thân, trong đó có 93 trường hợp xin được việc làm chiếm tỷ lệ 40,2%. Trong khi đó trong 79 mẫu là người lao động có gia đình thì có 44 trường hợp xin được việc làm chiếm tỷ lệ 55,7%. Như vậy, số liệu này cho thấy, những lao động có gia đình có tỷ lệ xin được việc làm cao hơn những người độc thân. Thường những người có gia đình họ là người có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình, muốn ổn định công việc, vì vậy mà họ sẽ dễ dàng chấp nhận công việc hơn những người độc thân.

Bảng 4.8: Tỷ lệ xin được việc làm và tình trạng hôn nhân

Hôn nhân Tổng số

Việc làm

Xin được việc Tỷ lệ Chưa xin được việc Tỷ lệ Độc thân 231 (74,5%) 93 40,3% 138 59,7% Có gia đình 79 (25,5%) 44 55,7% 35 44,3% Tổng cộng 310 137 44,2% 173 55,8%

Nguồn: kết quả điều tra (2015)

Trang 39

Bảng 4.9: Tỷ lệ xin được việc làm và dân tộc

Dân tộc Tổng số

Việc làm

Xin được việc Tỷ lệ Chưa xin được việc Tỷ lệ

Kinh 295 (95,1%) 134 45,4% 161 54,6% Khác 15 (4,9%) 3 20% 12 80% Tổng cộng 310 137 44,2% 173 55,8%

Nguồn: kết quả điều tra (2015)

Số liệu trong bảng 4.9 cho thấy, trong tổng số 310 mẫu quan sát thì có 295 mẫu là người dân tộc kinh, trong đó tỷ lệ xin được việc làm của nhóm này là

Một phần của tài liệu những yếu tô ́ ảnh hưởng tơi khả năng xin đươc viêc làm của lao đông ̣ co ́ trình đô tại các khu công nghiêp ̣ thuôc thà nh phô ́ biên hòa tỉnh đồ ng nai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)