HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
Các điểm đồng thuận:
1. Ngón út: Đồng bằng Sông Cửu Long, dễ bị tổn thương thương
Vùng TP.HCM dễ bị tổn thương do lũ lụt và ô nhiễm môi trường đặc biệt là ở các thành phố ven biển và các khu vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
2. Ngón áp: Các cửa khẩu biên giới, mối liên hệ
Các liên kết trong phát triển kinh tế giữa các vùng TP.HCM và Campuchia.
3. Ngón giữa: Logic ngành
Logic ngành theo từng tỉnh (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh...) sản xuất nguyên liệu (cao su...) cho ngành công nghiệp chế biến ở các tỉnh khác trong vùng TP.HCM.
4. Ngón trỏ: Hướng về Thủ đô, chỉ đạo
Vùng TP.HCM là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ.
5. Ngón cái: Sức mạnh, các cảng
Nơi trao đổi thương mại quốc tế (cảng sông và biển của TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu).
6. Lòng bàn tay: Điều phối
Vai trò đầu tàu của TP.HCM trong việc phối hợp giữa tất cả các quy hoạch chung xây dựng đô thị và điều phối thực hiện quy hoạch.
Các điểm có được sự đồng thuận trong vùng TP.HCM
Nguồn: Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon
Điều phối Phát triển kinh tế và cửa khẩu Những khu vực dễ bị tổn hại Chỉ đạo của Chính phủ Trung tâm vận chuyển, logistic quốc tế Logic ngành kinh tế
39
Phần 4
Các định hướng chiến lược:
Dưới đây, Ông Sébastien Rolland trình bày ý tưởng khuyến nghị các định hướng chiến lược cho vùng TP.HCM theo hình bàn tay ngược lại với bàn tay ở trên.
1. Ngón út: Tập trung nguồn lực để thực hiện quy hoạch xây dựng vùng và xây dựng các công cụ theo dõi. Các xây dựng vùng và xây dựng các công cụ theo dõi. Các chỉ số chung để theo dõi thực hiện quy hoạch chung của từng tỉnh/thành phố Huy động các phương tiện để kiểm soát và xử phạt.
2. Ngón áp: Hướng đến quy hoạch tích hợp ở cấp vùng đô thị (tích hợp quy hoạch kinh tế - xã hội, xây dựng và đô thị (tích hợp quy hoạch kinh tế - xã hội, xây dựng và giao thông vận tải).
3. Ngón giữa: Quy hoạch nên mang tính chiến lược hơn, có sự phối hợp, thực tế và linh hoạt. Tăng cường tính có sự phối hợp, thực tế và linh hoạt. Tăng cường tính
đồng bộ, nhất quán giữa các đồ án quy hoạch của tỉnh và quy hoạch vùng.
4. Ngón trỏ: Phân cấp hơn nữa bằng cách tăng cường thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương (chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung của mình). Chính phủ kiểm soát các quy hoạch chung xây dựng đô thị theo hình thức hậu kiểm.
5. Ngón cái: Gắn với cạnh tranh quốc tế bằng cách đặt TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh (Jakarta, Kua- đặt TP.HCM với các đối thủ cạnh tranh (Jakarta, Kua- la Lumpur, Bangkok...).
6. Lòng bàn tay: Điều phối các hoạt động bằng cách thành lập một ban chỉ đạo và một tổ chuyên gia kỹ thành lập một ban chỉ đạo và một tổ chuyên gia kỹ thuật.
Chiến lược vùng đô thị
Thực hiện quy hoạch chiến lược
Gắn với cạnh tranh quốc tế Tiếp tục phân cấp cho
địa phương
Điều phối
Quy hoạch tích hợp ở cấp vùng đô thị
Các định hướng chiến lược của vùng TP.HCM
Nguồn: Sébastien Rolland
Nhận xét và trao đổi:
Học viên: Những hình ảnh trên minh họa rõ thực tế hiện nay. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đang tìm kiếm cơ chế phối hợp giữa các địa phương, nhưng không thành công. Việc đàm phán giữa các tỉnh, nhằm đạt được cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, đòi hỏi phải có sự hy sinh vì lợi ích công cộng. Việc chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa các địa bàn trong vùng TP.HCM và môi trường của nó ở quy mô Việt Nam, Đông Nam Á và trên thế giới, gây khó khăn cho việc xây dựng chiến lược dài hạn để giải quyết những thách thức của sự phát triển đô thị bền vững trong Vùng.
Một trong các giải pháp là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và chuyên gia đô thị trong Vùng.
Sébastien Rolland: Phương pháp tiếp cận liên quy hoạch chung không phải được sinh ra từ mong muốn của tất cả các chủ thể, mà là để góp ý với chính sách của Trung ương. Đoàn kết là sức mạnh. Nếu các địa phương cùng nhất trí xây dựng các dự án chung, thì đề xuất này sẽ có tác động mạnh hơn với chính quyền trung ương.
Học viên: Có sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa các tỉnh trong vùng TP.HCM, nhưng việc thành lập một cơ quan quản lý ở cấp vùng nằm ngoài thẩm quyền của Thành phố. Chúng tôi đã đề nghị thành lập một hội đồng quản lý cấp vùng, nhưng đề nghị này đã không được sự chấp thuận của chính quyền trung ương.
Sébastien Rolland: Cần tiếp tục con đường này, nhưng lần này, với sự hỗ trợ của các nghiên cứu khách quan và chứng minh cụ thể cơ sở của cách tiếp cận. Có thể xây dựng mô hình hợp tác về một số chủ đề cụ thể giữa hai, ba, thậm chí bốn tỉnh không?
Học viên: Có, ví dụ trong một số dự án đường cao tốc. Những dự án này do cấp Bộ chủ trì, nhưng vẫn có sự phối hợp của một số tỉnh. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, cũng có hợp tác tương tự. Ví dụ trường hợp dự án cơ sở hạ tầng kết nối TP.HCM và Đồng Nai. TP.HCM chịu kinh phí xây dựng cầu và tỉnh Đồng Nai chịu chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tương tự với dự án nhà ga đường sắt giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
40
Phần 4
Trong lĩnh vực kinh tế, hiện nay, không có sự hợp tác giữa chính quyền các địa phương, và tôi nghĩ khó có thể đi theo con đường hợp tác kinh tế giữa Lyon và Saint Etienne. Theo ý kiến của tôi, lý do cơ bản của sự thiếu đồng thuận này là thiếu sự quan tâm đến lợi ích chung.
Sébastien Rolland: Cách tiếp cận này đòi hỏi phải có thời gian để thực hiện. Phương pháp tiếp cận liên quy hoạch chung ở vùng đô thị Lyon đã có từ hơn 10 năm trước khi thực sự bắt đầu.