ĐIỀU PHỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (CÔNG NGHIỆP, NÔNG

Một phần của tài liệu ĐIỀU PHỐI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TP.HCM (Trang 35 - 36)

KINH TẾ (CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ)

1. Chẩn đoán

Có ba vùng kinh tế ưu tiên cấp quốc gia với 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 2008, vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long đã được xác lập. Thành phố Cần Thơ là đầu tàu kinh tế của cả vùng này.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập theo sáng kiến của chính phủ trong những năm 1990. Ranh giới của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trùng với phạm vi quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM. Khu vực này đóng góp 37% vào GDP quốc gia. Từ năm 2001 đến 2010, vùng đã thu hút được 74 tỷ USD vốn FDI trong đó 50% tại TP HCM. Các ngành công nghiệp chính trong vùng là hóa dầu, dệt may, giày dép, dầu khí và vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, sản lượng dầu đã giảm đáng kể từ thập niên 1980. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển xung quanh TP.HCM (Long An và Bình Dương). Các ngành dịch vụ phát triển ở TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Xuất khẩu của TP.HCM chiếm một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực.

Trong vòng 20 năm, Vùng TP.HCM đã thu hút 100 000 tỷ đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó hơn 50% tập trung ở TP.HCM. Đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM và

bối cảnh kinh tế thuận lợi và do đó đã đề ra các mục tiêu đầy tham vọng. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, sự phát triển kinh tế của TP.HCM đã bị chậm lại. Mặc dù nhìn chung kinh tế cả nước đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng chắc chắn các mục tiêu được thiết lập trong các quy hoạch phải được điều chỉnh theo điều kiện kinh tế hiện nay.

Hai vấn đề chính được đặt ra: sự thiếu hợp tác giữa các thành phố/tỉnh trong phát triển kinh tế và thiếu chuyên môn hóa của các khu công nghiệp trong vùng.

2. Đề xuất của các nhóm

Nhóm 4 gợi ý phát triển các ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu để đẩy mạnh xuất khẩu. Để giảm chi phí vận chuyển, nhóm 4 đề xuất bố trí các nhà máy chế biến gần các khu vực khai thác nguyên liệu.

Các thành phố mới xung quanh TP.HCM sẽ phải đóng vai trò trung gian giữa các khu vực sản xuất và TP.HCM.

Cụ thể hơn, các ngành công nghiệp thực phẩm phải được bố trí gần Đồng bằng Sông Cửu Long, là nguồn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp.

Các trung tâm đào tạo chủ yếu nằm ở trung tâm TP.HCM. Do đó, cần thành lập các trung tâm đào tạo mới ở các tỉnh lân cận. Nhóm 4 cũng đề xuất tập trung vào sự phát triển của thị trường trong nước trước khi phát triển nền kinh tế xuất khẩu.

Nhóm 3 đề xuất chia khu vực TP.HCM thành 4 vùng theo một logic chuyên môn hóa về kinh tế. Bốn vùng này đã được xác định như sau:

Vùng 1: Thành phố Hồ Chí Minh, ưu tiên phát triển nền kinh tế dịch vụ (dịch vụ giá trị gia tăng cao và du lịch cao cấp) và tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Vùng 2: Vũng Tàu, Long An, chuyên môn hóa trong việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác dầu khí và du lịch.

Vùng 3: Phía Bắc, phát triển công nghiệp chuyên ngành (ví dụ như cao su) và tăng cường quan hệ thương mại với Campuchia.

Vùng 4: Phía Nam, phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, phát huy giá trị cảnh quan và môi trường sông Cửu Long bằng cách thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái.

Nhận xét và trao đổi

Sébastien Rolland: Các bài trình bày cho thấy các bạn có kiến thức tốt về không gian của vùng và những biến đổi hiện nay. Trong khuyến nghị, các bạn thường đề cập đến Chính phủ và khu vực tư nhân trong khi các chính quyền các tỉnh thì không được đề cập đến. Tuy nhiên, rõ ràng là có một số vấn đề chung giữa các địa phương, đặc biệt là về vấn đề giao thông, mặc dù các định hướng đưa ra là khác nhau. Đây cũng là lý do tại sao cần phải thiết lập kênh đối thoại giữa các tỉnh. Tôi cũng nhận thấy các kịch bản được trình bày khá giống với cách tiếp cận đã có trong các tài liệu quy hoạch.

36

Phần 3

Những kịch bản này có thể là cơ sở để suy nghĩ sâu thêm và xác định các khả năng áp dụng trên địa bàn của mỗi tỉnh. Việc điều phối các quy hoạch chung xây dựng là có thể được thông qua sự phối hợp giữa các địa phương hơn là do Trung ương chỉ đạo.

Trong vùng đô thị Lyon, Chính phủ đã xác định 16 khu vực kinh tế quan trọng trong Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ. Nhưng chính quyền các địa phương đã phối hợp với nhau và xác định được 27 khu vực kinh tế. Công việc này được thực hiện bởi chính quyền địa phương dựa trên vị thế kinh tế của từng địa phương với ý tưởng phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hóa cho từng địa bàn để bổ sung lẫn nhau. Nó cũng nhằm xác định mức độ chuyên môn hóa và ưu tiên của mỗi khu vực để phát huy những điểm mạnh của từng địa phương.

Học viên: Chúng tôi hiện có các giải pháp để đáp ứng những thách thức trong vùng. Khó khăn nằm trong quản lý và thực hiện quy hoạch. Các thành viên của Ban chỉ đạo vùng TP.HCM nhiều khi không đạt được sự đồng thuận.

Ở Việt Nam, chính quyền địa phương không có đủ quyền tự chủ và thẩm quyền. Chính quyền địa phương chủ yếu thực hiện các chỉ thị của chính quyền trung ương và phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trung ương.

Học viên: Tôi muốn trình bày về quá trình phân cấp đang diễn ra dựa trên tài liệu tổng hợp khóa tập huấn “Nâng cao năng lực về quản lý hành chính của các thành phố lớn”. Chính phủ đã quyết định cho thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thử nghiệm mô hình chính quyền đô thị. Dự án này nằm trong khuôn khổ cách tiếp cận rộng hơn về mô hình mới về phân cấp quản lý trên toàn quốc. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến vấn đề này và muốn tìm giải pháp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trung ương không thể giải quyết tất cả các vấn đề của địa phương. Do đó, cần phân cấp cho địa phương. Điều này vừa giúp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vừa tránh sự cạnh tranh giữa các tỉnh/thành phố.

Học viên: Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về sự phối hợp giữa Chủ tịch các cơ quan lập và thực hiện quy hoạch chung cũng như về cách thức giải quyết xung đột? Ông có thể cung cấp thêm thông tin về tác động của việc phân cấp trong lĩnh vực lập quy hoạch?

Fanny Quertamp: Thông thường, các cuộc xung đột giữa các chủ thể không giúp cho họ hưởng lợi từ việc hợp tác với nhau. Các cách tiếp cận ở đây là xác định những gì là lợi ích chung để làm việc cùng nhau.

Lợi ích của phương pháp này là nó cho phép đặt ra những vấn đề về khả năng đối thoại giữa các chuyên gia về kỹ thuật với các nhà lãnh đạo chính trị và hiểu được làm thế nào để thương lượng với chính phủ.

Học viên: Hiện nay, thu nhập hàng năm của người dân là một trong những chỉ tiêu kinh tế được Chính phủ sử dụng để đánh giá sự phát triển của một tỉnh. Đối với các tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập của người dân tùy thuộc vào tình hình kinh tế hàng năm, do đó rất khó để đánh giá tình hình

kinh tế ở các tỉnh này.

Vì vậy, các tỉnh này sẽ hướng đến phát triển những ngành có lợi ích kinh tế cao hơn để thu hút sự quan tâm của Chính phủ. Chính phủ cần chú ý đến các đặc thù riêng của từng tỉnh bằng cách sử dụng các chỉ số khác để đo lường sự phát triển và trợ cấp cho các tỉnh nông nghiệp.

Học viên: Để đảm bảo sự phát triển của mình, các tỉnh đang chuyển sang các ngành công nghiệp và thương mại, chứ không chú trọng phát triển nông nghiệp. Hướng phát triển này tạo ra những tác động môi trường lớn và ảnh hưởng đến cơ hội phát triển du lịch sinh thái, vì các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ở hai bên bờ sông đã phá vỡ cảnh quan và giá trị du lịch. Ngoài ra, nước thải công nghiệp ở thượng nguồn đã gây ảnh hưởng đến đất nông nghiệp. Vấn đề xử lý chất thải và chất thải công nghiệp được đặt ra để bảo vệ môi trường, đất nông nghiệp và các cơ hội phát triển du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu ĐIỀU PHỐI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TP.HCM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)