BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ĐIỀU PHỐI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TP.HCM (Trang 36 - 38)

Các biện pháp can thiệp của các nhóm trong lĩnh vực môi trường tập trung vào nhiều chủ đề và có sự thay đổi cho phù hợp với các thách thức đã được xác định. Chúng tôi sẽ trình bày các biện pháp can thiệp của các nhóm theo từng chủ đề: quản lý chất thải và biến đổi khí hậu.

Vùng TP.HCM đã chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh và điều này đã gây ảnh hưởng đến môi trường trong vùng. Môi trường tự nhiên đã phục hồi một phần sau chiến tranh, nhưng sự phát triển đô thị và kinh tế trong những năm gần đây đã làm ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, Ban chỉ đạo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện một loạt các hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong vùng.

1. Quản lý rác thải

Hầu hết các tỉnh đều có khu liên hợp xử lý chất thải, đặc biệt là gần các khu công nghiệp. Bãi rác lớn nhất nằm ở phía Bắc của Vùng và là bãi rác duy nhất tiếp nhận và xử lý chất thải từ các tỉnh khác.

Theo các học viên, vấn đề lớn là làm thế nào để đồng bộ hóa tất cả các khu liên hợp xử lý chất thải trong vùng TP.HCM và có chú ý đến các địa điểm bố trí các khu công nghiệp. Đề nghị của nhóm là:

•Tăng cường kiểm soát và lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải xung quanh các khu công nghiệp.

•Thiết lập cơ chế theo dõi các khu vực giáp ranh giữa thành phố và các tỉnh.

•Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm.

•Thu gom và xử lý nước thải hộ gia đình ở các thành phố và các tỉnh trong Vùng.

Một nhóm đã chỉ ra rằng các công nghệ được sử dụng trong xử lý chất thải không đạt yêu cầu: phương pháp xử lý chất thải chính là chôn lấp. Nhóm đề xuất để phát triển các phương pháp thay thế khác như đốt rác.

Theo một nhóm khác, vị trí của các khu liên hợp xử lý chất thải cũng chưa hợp lý: các bãi rác nằm gần nghĩa trang khiến

37

Phần 3

người dân không hài lòng. Việc cùng tồn tại trong một khu vực hai hoạt động có tính chất và chức năng khác nhau đòi hỏi phải có những suy nghĩ mới nhằm khắc phục việc này.

2. Biến đổi khí hậu

Thiên tai rất ít xảy ra trong Vùng, nhưng khu vực này chịu ảnh hưởng của thủy triều và ngập lụt. Ngoài việc nằm trong một khu vực có nguy cơ, gia tăng đô thị hóa trong khu vực đã tăng tần suất lũ lụt.

Để minh họa điểm này, một nhóm lấy ví dụ tuyến đường giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai, hoặc dự án xây dựng bốn mươi cây cầu theo quy hoạch. Vì các lý do khác nhau, việc san lấp mặt bằng để tạo ra các tuyến đường được ưu tiên áp dụng. Điều này gây ra vấn đề môi trường và ngập lụt.

Một nhóm tập trung vào các vấn đề về nhiễm mặn nguồn nước ngọt do tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Vào thời Pháp, trong những năm 1930, người Pháp đã xây dựng đê chiều cao thấp để ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển. Nhờ hệ thống đê này, nên việc sản xuất lúa gạo đã phát triển mạnh. Ngày nay, hệ thống này vẫn được sử dụng, nhưng chính quyền muốn xây dựng một con đê lớn trên biển để tăng cường bảo vệ chống xâm nhập mặn. Đối với các tỉnh có liên quan, phương pháp này sẽ không có hiệu quả bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Các khu vực thuận lợi cho việc trồng lúa nằm giữa khu vực nước ngọt và nước biển. Nhóm đề xuất tiến hành nghiên cứu để đánh giá tốt hơn chiều cao của đê dựa trên những dự báo về biến đổi khí hậu.

Các tỉnh phải đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển các hoạt động chung về quản lý nước thải và bảo vệ môi trường. Ví dụ trường hợp sông Sài Gòn và Đồng Nai tạo nên ranh giới hành chính giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. Các dòng sông này hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho TP.HCM. Tuy nhiên, trên bờ sông, tỉnh Đồng Nai đã phát triển các khu công nghiệp. Cùng với phát triển của thành phố và việc thay đổi lối sống, người dân ngày càng mong muốn sống gần nước hơn. Các nhà phát triển bất động sản đang tìm cách phát triển các dự án ven sông. Tuy nhiên, định hướng phát triển của các tỉnh lại không giống nhau. TP.HCM đang xác định các khu vực cần bảo vệ trong khi đó việc xây dựng vẫn diễn ra hai bên bờ sông ở tỉnh Đồng Nai.

Một nhóm đề xuất sử dụng GDP xanh làm chỉ số. GDP xanh là một chỉ số cho phép biết được xem tăng trưởng kinh tế có đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường hay không. Chỉ số này đang được phát triển và việc tính toán khá phức tạp. Những kết quả đầu tiên sẽ có được từ năm 2016.

Nhận xét và trao đổi

Sébastien Rolland: Việc thiết lập mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thông qua chỉ số GDP xanh là

một cách tiếp cận thú vị. Nên mở rộng sang các vấn đề trong các lĩnh vực khác như y tế, nông nghiệp và chất lượng cuộc sống. Thật khó để ước tính các chi phí liên quan, nhưng việc đặt ra các câu hỏi là rất quan trọng. Các bạn đề cập đến Ủy ban môi trường. Ủy ban này hoạt động như thế nào?

Học viên: Ủy ban này được thành lập vào năm 2008 và có phạm vi hoạt động trên 8 tỉnh (cần xác nhận lại). Mỗi thành phố và tỉnh đã có lịch trình để bảo vệ môi trường. Nhờ việc tăng cường kiểm soát, nên ô nhiễm môi trường đã giảm. Ủy ban này bao gồm Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sébastien Rolland: Ở Pháp, kể từ khi phân cấp, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quy hoạch lãnh thổ. Các chủ thể phải phối hợp với nhau. Cách đơn giản nhất là bắt đầu với các điểm và các vấn đề có khả năng đạt được sự đồng thuận cao nhất.

Trong khuôn khổ của phương pháp tiếp cận liên quy hoạch chung, chủ đề đầu tiên có sự đồng thuận là bảo vệ các không gian xanh và tạo ra các hành lang lớn để kết nối toàn vùng. Những đề xuất này đã được đưa vào phần chung của phương pháp tiếp cận liên quy hoạch chung và sau đó được cụ thể hóa vào quy hoạch chung của từng địa phương. Các liên kết này có chức năng khác nhau. Một số liên kết mang tính sinh thái, một số khác mang tính vui chơi giải trí. Kể từ năm 2013, một hành lang xanh đã được tạo ra để kết nối toàn vùng. Dự án này có vẻ khó thực hiện bởi vì cần phải thu hồi đất. Hiện nay, đây là một trong những dự án lớn của vùng.

Chủ đề thứ hai có được sự đồng thuận là tăng cường phát triển đô thị xung quanh các nhà ga. Ý tưởng này đã được đưa vào phần chung và được cụ thể hóa trong quy hoạch của từng địa phương. Một số chính quyền địa phương đã thực hiện được ý tưởng này nhờ vào các công cụ hiện có. Tuy nhiên, một số dự án chưa được triển khai. Ví dụ dự án đường cao tốc A89 theo sáng kiến của Chính phủ để kết nối Bordeaux với Geneve. Chính phủ đã lấy ý kiến của chính quyền địa phương, nhưng không tìm được sự đồng thuận để thực hiện dự án. Các địa phương ở phía Tây của Lyon xem đây là một cơ hội để tiếp cận nhanh hơn với thành phố Lyon. Nhưng thành phố Lyon vì lo lắng đến vấn đề ùn tắc giao thông do tuyến đường này đi qua thành phố nên đã không đồng ý. Trong bối cảnh này, Chính phủ đóng vai trò trọng tài. Chính phủ sẽ nghe ý kiến của những địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất. Nhưng dự án này đòi hỏi phải có thêm vốn thông qua nguồn tài chính từ hợp tác công-tư. Hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và cần tiếp tục đàm phán giữa các bên liên quan.

Tóm lại, những ý kiến thể hiện trong các bài tập tình huống về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong vùng TP.HCM cho thấy cần tăng cường phương tiện và công cụ để điều phối việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng.

38

Phần 4

PHẦN 4 – TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau khóa học, Ông Sébastien Rolland đã nêu bật những vấn đề nổi lên từ các trao đổi với học viên và đưa ra một số khuyến nghị để tăng cường việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng TP.HCM. Hình ảnh bàn tay dưới đây được chuyên gia Pháp đưa ra để tóm tắt ý kiến của học viên trong các phần trình bày nêu trên. Mỗi ngón tay đề cập đến một thách thức và một khuyến nghị rút ra từ quá trình trao đổi với học viên. Lòng bàn tay là nền tảng chung của mỗi hướng hành động. Sau đó, Ông Sébastien Rolland đã trình bày các khuyến nghị này.

Một phần của tài liệu ĐIỀU PHỐI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TP.HCM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)