CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh khí sinh học của thân bắp phối trộn với phân bò trong mẻ ủ yếm khí bán liên tục (Trang 46 - 47)

- Phương pháp phân tích: Nung 550oC trong 3 giờ Chu kỳ phân tích: mẫu đầu vào

e. Lƣợng ng un liệu khô cần nạp

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

5.1 KẾT LUẬN

Kết quả thí nghiệm ủ yếm khí bán liên tục với mô hình 1 bậc và 2 bậc quy mô phòng thí nghiệm trong 105 ngày đạt được một số kết quả như sau:

- Lượng khí sinh ra hằng ngày của nghiệm thức 100%TB1 bậc và 100%TB2 bậc, 50%PB + 50%TB1 bậc và 50%PB + 50%TB2 bậc không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Tổng khí biogas cộng dồn trong 105 ngày của nghiệm thức 100%TB2 bậc là cao nhất với 452,29 lít. Lượng khí sinh ra ở túi khí thứ 2 của mô hình bình ủ 2 bậc sinh ta thấp hơn túi khí thứ nhất. Do nạp bán liên tục nên thể tích khí sinh ra hằng ngày liên tục và ổn định. Thể tích khí sinh ra ở các nghiệm thức của mô hình 1 bậc; 2 bậc có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.

- Thành phần phần trăm CH4 của các nghiệm thức đều trên 45%, ở túi 2 của mô hình bình ủ 2 bậc thành phần CH4 thấp hơn túi 1.

- Nhiệt độ của các nghiệm thức dao động trong khoảng 25oC – 28oC, nghiệm thức 100%PB1 bậc và 100%PB2 bậc trong khoảng 25,5oC – 28,5oC.

- Nhìn chung pHđầu vào của các nghiệm thức thấp hơn pHđầu ra.pH của các nghiệm thức lên xuống phụ thuộc vào nguyên liệu nạp và quá trình phân hủy nguyên liệu nhưng đều nằm trong khoảng sinh khí thích hợp. pH của mô hình 2 bậc ổn định hơn pH của mô hình 1 bậc.

- Nước thải biogas dùng để tiền xử lý nguyên liệu có pH = 7,49, nước sau khi tiền xử lý có pH = 5,25

- Độ kiềm của các nghiệm thức trong 103 ngày thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp thuận lợi cho quá trình sinh học nằm trong khoảng 1095 – 1700 mgCaCO3/L.

- Mật độ tổng coliform còn cao do hệ thống ủ bán liên tục nên tổng coliform được cung cấp dưỡng chất để duy trì và ổn định.

5.2 KIẾN NGHỊ

- Không nên nạp nước TXL vào để hạn chế pH của các bình ủ xuống thấp và nên rửa lại bắp lại để hạn chế được độ chua và nấm móc.

- Các túi khí sau khi tháo khỏi hệ thống nên tiến hành đo ngay không nên trữ, nếu trữ lại oxy có thể lọt vào túi khí.

- Nên có thêm nghiên cứu cắt nhỏ nguyên liệu bắp ở chiều dài 1 – 2 cm để nguyên liệu có thể qua bình ủ thứ hai của mô hình ủ 2 bậc.

- Nên lấy phân bò tươi về phơi trong bóng râm và tránh lấy quá sớm ảnh hưởng đến chất lượng phân bò sẽ làm giảm khả năng sinh khí.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang B1205115

Dương Ngọc Trâm B1205118 47

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh khí sinh học của thân bắp phối trộn với phân bò trong mẻ ủ yếm khí bán liên tục (Trang 46 - 47)