Tổng lƣợng khí biogas tích dồn của các nghiệm thức

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh khí sinh học của thân bắp phối trộn với phân bò trong mẻ ủ yếm khí bán liên tục (Trang 32 - 33)

- Phương pháp phân tích: Nung 550oC trong 3 giờ Chu kỳ phân tích: mẫu đầu vào

e. Lƣợng ng un liệu khô cần nạp

4.1.3 Tổng lƣợng khí biogas tích dồn của các nghiệm thức

Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng khí tích dồn của các nghiệm thức được thể hiện qua hình 4.6. Tại thời điểm 105 ngày của thí nghiệm lượng khí tích dồn của các nghiệm thức 100%TB1 bậc, 100%TB2 bậc, 50%TB + 50%PB1 bậc, 50%TB + 50%PB2 bậc và 100%PB1 bậc, 100%PB2 bậc lần lượt là 409,98 lít; 452,29 lít; 283,91 lít; 256,17 lít; 20,78 lít và 16,47 lít.

Ở nghiệm thức 100%TB2 bậc đạt thể tích cộng dồn lớn nhất trong các nghiệm thức còn lại với cùng tỷ lệ phối trộn như nhau và ở bậc thứ hai sẽ thu được thêm một lượng khí làm gia tăng lượng khí sinh ra đối với mô hình 1 bậc. Ở mô hình 2 bậc được chia thành 2 bậc rỏ rệt, ở bậc thứ nhất sẽ diễn ra hai quá trình thủy phân và sinh axit (tránh làm giảm pH ức chế quá trình sinh khí mê-tan còn quá trình sinh khí mê-tan sẽ diễn ra ở bậc thứ hai và làm tăng thời gian phân hủy nguyên liệu trong mẻ ủ do tăng thêm một bậc tránh nguyên liệu nạp đi ra ngoài do bình ủ quá ngắn. 0 5 10 15 20 25 0 20 40 60 80 100 120 Lít Ngày Ghi chú: 100%TB 1 bậc 50%PB+50%TB 1 bậc 100%TB 2 bậc 50%PB+50%TB 2 bậc 100%PB 1 bậc 100%PB 2 bậc

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang B1205115

Dương Ngọc Trâm B1205118 33

Hình 4.2 Thể tích khí sinh học cộng dồn của các nghiệm thức

Nghiệm thức 100%TB2 bậc có thể tích khí tích dồn cao hơn nghiệm thức 100%TB1 bậc do tỷ lệ nạp nguyên liệu của 100%TB cao (nạp hằng ngày) nên lượng nguyên liệu trong bình ủ nhiều có thể qua bậc thứ 2 của bình ủ 2 bậc nên thể tích khí sẽ tăng hơn so với mô hình bình ủ 1 bậc.

Các nghiệm thức 50%TB + 50%PB đều thấp hơn nghiệm thức 100%TB. Ở nghiệm thức 50%TB + 50% PB2 bậc thấp hơn nghiệm thức 50%TB + 50%PB1 bậc là do bắp nạp ở tỷ lệ nạp phối trộn giữa 50:50 giữa TB và PB không đủ để qua bậc thứ 2 nên ở bậc thứ 2 chủ yếu chỉ là nước mồi vì vậy sinh khí ít dẫn đến lượng khí sinh ra hằng ngày thấp.

Đối với nghiệm thức 100%TB không có sợ chênh lệch lớn về tổng lượng khí tích dồn sinh ra giữa các nghiệm thức 1 bậc và 2 bậc.

Do tỷ lệ nạp phân bò thấp nên lượng khí sinh ra ít ảnh hưởng đến thể tích cộng dồn của quá trình ủ.

Nhìn chung trong suốt quá trình thí nghiệm thì sản lượng khí tích dồn của 100%TB2 bậc cao hơn tất cả các nghiệm thức còn lại, tiếp theo là nghiệm thức 100%TB1 bậc, mặc dù ngưng nạp trong thời gian từ ngày 82 đến 94 nhưng lượng khí tích dồn vẫn cao nhất, cao hơn các nghiệm thức 100%TB1 bậc, 50%TB + 50%PB, và nghiệm thức 100%PB.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh khí sinh học của thân bắp phối trộn với phân bò trong mẻ ủ yếm khí bán liên tục (Trang 32 - 33)