Xăng Mogas 95 (M95)

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “nhiên liệu” (Trang 43 - 44)

13 Nhiên liệu sinh học

20.1.1 Xăng Mogas 95 (M95)

Có mùi, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén trên 9,5/1 như các xe hơi đời mới, xe đua,… có trị số ốctan là 95.

20.1.2 Xăng Mogas 92 (M92)

Có mùi đặc trưng, màu xanh lá, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén dưới 9,5/1, có trị số ốctan là 92.

20.1.3 Xăng Mogas 83 (M83)

Có mùi đặc trưng, màu vàng, được sử dụng cho phương tiện có tỉ số nén 8/1, có trị số ốctan là 83. Hịện xăng này không được sử dụng trên thị trường Việt Nam.

20.1.4 Xăng sinh học E5

Xăng sinh học sử dụngÊtanolnhư là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng A92 pha 5% ethanol. Từ ngày 1/1/2015, xăng E5 được bán rộng rãi trên cả nước.

Tuy nhiên xăng E5 lại không thích hợp cho các xe tay ga, xe mo tô có tỉ số nén cao (các loại xe tay ga và mô tô mà hãng bắt buộc sử dụng xăng A95 thì không nên sử dụng E5)

Ở nước ngoài họ gắn thêm 1 thiết bị vào xe để sử dụng xăng E5 nhằm chống sự tụ nước.

Chính vì vậy tâm lý lo ngại khi sử xăng E5 vẫn còn tồn tại.

20.2 Các chỉ tiêu chất lượng

38 CHƯƠNG 20. XĂNG

20.2.1 Tính chống kích nổ

Có hai hiện tượng cháy có thể xảy ra:

Cháy bình thường

Cháy kích nổ

Trị số ốctan của xăng biểu hiện tính chống kích nổ của xăng. Xăng có trị số ốctan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao. Xăng có trị số ốctan cao sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao. Nếu sử dụng xăng có trị số ốctan thấp cho xe có tỉ số nén cao sẽ gây hiện tượng cháy kích nổ. Nếu sử dụng xăng có trị số ốctan cao cho xe có tỉ số nén thấp thì xăng sẽ cháy khó cháy, cháy không hết tạo cặn than làm bẩn máy, hao xăng. Chỉ số octan thấp nhất là 92 và cao nhất đang sử dụng là 98.

20.2.2 Tính bay hơi thích hợp

Xăng muốn cháy được trong máy thì cần phải bay hơi, trộn với một lượng oxy vừa đủ để đạt được hiệu suất đốt cao nhất, đối với động cơ đốt trong, chúng được trộn với nhau thông qua bộ chế hòa khí. Nếu xăng bay hơi không thích hợp thì máy sẽ không phát huy được hết công suất, hao xăng nhiều và gặp phải những sự cố kỹ thuật sau:

Hiện tượng nghẹt xăng hay nút hơi

Hiện tượng ngộp xăng (sặc xăng)

20.2.3 Tính ổn định hóa học cao

Khả năng giữ vững bản chất hóa học chống lại ảnh hưởng của môi trường xung quanh gọi là tính ổn định hóa học của xăng. Tính ổn định hóa học của xăng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: nhiệt độ, diện tiếp xúc với không khí, độ sạch và khô của vật chứa, mức độ tồn chứa và thời gian tồn chứa Xăng có hàm lượng keo nhựa càng cao thì có tính ổn định hóa học càng thấp.

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “nhiên liệu” (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)