Mêtan bên ngoài Trái Đất

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “nhiên liệu” (Trang 25)

Mêtan đã được phát hiện hoặc tin là tồn tại ở vài nơi trongHệ Mặt Trời. Người ta cho rằng nó được tạo ra nhờ những quá trình phản ứngvô sinh.

Sao Mộc

Sao Hoả[8]

Sao ổ

Iapetus

Titan

Sao Hải Vương

Triton

Sao iên Vương

Ariel

Miranda

Oberon

Titania

Umbriel

Sao chổi Halley

Sao chổi Hyakutake

2003 UB313

Dấu vết của khí mêtan cũng được tìm thấy ở bầu khí quyển mỏng trênMặt Trăngcủa Trái Đất. Mêtan cũng được dò thấy ở cácđám mâygiữa những vìsaotrong vũ trụ

9.5 Tham khảo

[1] George A. Olah, Alain Goeppert, G. K. Surya Prakash (2009).Beyond Oil and Gas: e Methanol Economy. John Wiley & Sons. Page 268.

[2] George A. Olah, G. K. Surya Prakash, Robert E. Williams, Kenneth Wade & Unknown. Hypercarbon Chemistry. Publisher: Wiley; 2 edition (ngày 9 tháng 8 năm 2011). Page: 593 & 594.

[3] Sản xuất điện từ rác thải, Trung tâm ông tin Khoa học Công nghệ ốc gia.

[4] NON-CO2 GREENHOUSE GASES IN THE ATMOSPHERE, Annual Review of Energy and the Environment, Vol. 24: 645-661 (Volume publication date November 1999, DOI: 10.1146/annurev.energy.24.1.645 [5] Carbon Dioxide, Methane Rise Sharply in 2007.

Noaanews.noaa.gov (2008-04-23). Truy cập 2012-05-24.

[6] Drysdale, Dougal (2008). “Physics and Chemistry of Fire”. Trong Cote, Arthur E.Fire Protection Handbook

1(ấn bản 20). incy, MA: National Fire Protection Association. tr. 2–18.ISBN 978-0-87765-758-3. [7] Lưu giữ khí dạng nước khô, Trung tâm ông tin Khoa

học Công nghệ ốc gia.

[8] Khí mê-tan trên sao Hỏa không có nguồn gốc từ núi lửa, Siêu Nhiên.

9.6 Liên kết ngoài

Methaneate Periodic Table of Videos(University of Noingham)

Gavin Schmidt, Methane: A Scientific Journey from Obscurity to Climate Super-Stardom,NASA Goddard, September 2004

Methane thermodynamics

International Chemical Safety Card 0291

Methane Hydrates

Safety data for methane

Catalytic conversion of methane to more useful chemicals and fuels

Chương 10

Năng suất tỏa nhiệt Năng suất tỏa nhiệt haynhiệt đốt áy (ΔH0) của một chất, thông thường là các dạngnhiên liệuhaythực phẩm, là lượngnhiệtđược giải phóng trong quá trình đốt cháy một lượng cụ thể của chất đó. Năng suất tỏa nhiệt là đặc trưng cho từng chất. Nó được đo theo các đơn vị đonăng lượngtrên mỗi đơn vị chất đó, thông thường làkhối lượng, chẳng hạn như kcal/kg, kJ/kg,

J/mol,Btu/m³. Năng suất tỏa nhiệt nói chung được xác định bằng cách sử dụngnhiệt lượng kế. Nó cũng có thể được tính như là khác biệt giữanhiệt hình thành(ΔH0) của các sản phẩm và của các chất tham gia phản ứng. Giá trị được gọi lànăng suất tỏa nhiệt trên(haynăng suất tỏa nhiệt tổng thể haynăng lượng tổng thể) được xác định bằng cách đưa tất cả mọi sản phẩm của sự cháy ngược trở lại nhiệt độ ban đầu trước khi cháy, và cụ thể làngưng tụbất kỳ loại hơi nào đã sinh ra. Điều này có nghĩa là người ta coi năng suất tỏa nhiệt trên như là nhiệtnhiệt động lực học của sự cháy từ thay đổi enthalpyđối với phản ứng để đạt được nhiệt độ thông thường của các chất trước và sau khi cháy. Trong trường hợp này, nước sinh ra trong quá trình cháy được coi là lỏng.

Giá trị được gọi lànăng suất tỏa nhiệt dưới(haynăng suất tỏa nhiệt thực) được xác định bằng cách trừnhiệt hóa hơicủa nước sinh ra từ sự cháy ra khỏi năng suất tỏa nhiệt trên. Điều này có nghĩa là người ta coi bất kỳ lượngnướcnào sinh ra đều ở dạng hơi. Năng lượng cần thiết để hóa hơi nước vì thế không được coi lànhiệt. Phần lớn các ứng dụng có sự đốt cháy nhiên liệu đều sinh ra hơi nước và đó là phần không được sử dụng, và vì thế làm lãng phí lượng nhiệt của nó. Trong những ứng dụng như thế, năng suất tỏa nhiệt dưới là giới hạn có thể sử dụng được. Cụ thể, điều này liên quan tớikhí tự nhiên, do hàm lượnghiđrôcao của nó nên sinh ra nhiều nước. Năng suất tỏa nhiệt trên là thích đáng đối với khí ga đốt cháy trong cácnồi hơi ngưng tụđể ngưng tụ hơi nước sinh ra từ sự cháy, thu lại nhiệt mà nếu khác đi đã bị bỏ phí.

10.1 Năng suất tỏa nhiệt trên của một số nhiên liệu

10.2 Năng suất tỏa nhiệt trên củakhí tự nhiên khí tự nhiên

Năng suất tỏa nhiệt trên của khí tự nhiên từ các nguồn khai thác khác nhau là không đồng nhất. Dữ liệu đưa ra dưới đây thu được từ Cơ quan Năng lượng ốc tế (International Energy Agency):[2]

Nga: 38.231 kJ/m³

Hoa Kỳ: 38.416 kJ/m³

Canada: 38.200 kJ/m³

Hà Lan: 33.320 kJ/m³

Vương quốc Anh: 39.710 kJ/m³

Indonesia: 40.600 kJ/m³ Algérie: 42.000 kJ/m³ Uzbekistan: 37.889 kJ/m³ Ả Rập Saudi: 38.000 kJ/m³ Na Uy: 39.877 kJ/m³ Bangladesh: 36.000 kJ/m³

Năng suất tỏa nhiệt dưới của các nguồn khí tự nhiên nói trên bằng khoảng 90% năng suất tỏa nhiệt trên của chúng. 10.3 Nhiên liệu cần để thắp sáng một bóng 100W trong một năm (876 kWh) 400 kg (876 lb) than đá 230 kg (508 lb) dầu mỏ 20

10.5. THAM KHẢO-GHI CHÚ 21

170 kg (377 lb) hay 255 m³ khí tự nhiên

0,006 kg (.014 lb) urani

0,0000075 kg (0,000016 lb)Mặt Trời

10.4 Xem thêm

Hiệu suất nhiên liệu

Hiệu năng của than

Năng lượng thực phẩm

Chỉ số Wobbe

Mật độ năng lượng

Hiệu suất nhiệt

Phản ứng tỏa nhiệt

Nội năng

10.5 Tham khảo-ghi chú

[1] NIST Chemistry WebBook

[2] ống kê năng lượng thế giới (2005), trang 59

“Carburants et moteurs”, J-C Guibet, Publication de l'Institut Français du Pétrole, ISBN 2-7108- 0704-1

Chương 11 Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng

năng lượngkhi cấu trúcvật lýhoặchóa họcbị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa họcnhư cháyhoặc quá trình vật lý, ví dụ

phản ứng nhiệt hạch,phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích củacon người. Mọi dạngsự sốngtrênTrái đất– từ những cấu trúcvi sinh vậtcho đếnđộng vậtvàcon người, đều phụ thuộc và sử dụng nhiên liệu là nguồn cung cấp năng lượng. Cáctế bàotrong cơ thể sống tham gia quá trình biến đổi hóa học mà qua đó năng lượng trong thức ăn hoặc ánh sángMặt trờiđược chuyển hóa thành những dạng năng lượng có thể duy trì sự sống.

Con người sử dụng nhiều cách thức nhằm biến đổi năng lượng ở nhiều hình thức thành những dạng phù hợp mới mục đích sử dụng phục vụ cuộc sống và các quá trình xã hội. Ứng dụng giải phóng năng lượng từ nhiên liệu rất đa dạng trong cuộc sống như đốt cháykhí tự nhiênđể đun nấu, kích nổxăng dầuđể chạyđộng cơ, biến năng lượng hạt nhân thànhđiện năng, v.v.. Các dạng nhiên liệu phổ biến được dùng làdầu hỏa,

xăng dầu, than đá, chấtphóng xạ, v.v..

Gỗ, củi - hình thức nhiên

liệu đầu tiên của loài người

an đá

Dầu mỏ - nguồn chế tạo xăng

dầu

Uranium - nhiên liệu

phóng xạ

11.1 Tham khảo 11.2 Liên kết ngoài

Chương 12

Nhiên liệu máy bay phản lực Nhiên liệu máy bay phản lựclànhiên liệutrong ngành

hàng khôngđược sử dụng cho cácmáy bay phản lực

hay cácđộng cơ phản lực(tuốc bin).

Nhiên liệu trong ngành hàng không có hai loại phân biệt rõ ràng, đó làxăng máy bay(AvGas) cho cácđộng cơ bốn thìvà nhiên liệu cho máy bay phản lực (JetGas) cho các động cơ của máy bay phản lực. Vì sự nguy hiểm trong việc nhầm lẫn loại nhiên liệu (chủ yếu trong môi trường các chuyến bay quốc tế đa ngôn ngữ), một loạt các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để phân biệt hai loại nhiên liệu này. Xăng máy bay được đánh dấu rõ ràng trên mọi thùng chứa, và được phân phối từ các vòi màu đỏ vớiđường kính 40 milimét (49 milimét ở Mỹ). Chỗ tiếp liệu của các máy bay sử dụng động cơ đốt trong có đường kính không được phép vượt quá 60 milimét. Vòi phân phối JetGas có đường kính lớn hơn 60 milimét.

Nhiên liệu hàng không nói chung có chất lượng cao hơn các nhiên liệu sử dụng trong các ngành khác ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn như trong việc cung cấp nhiệt để sưởi hay vận tải đường bộ. Ở nhiều nước, nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không là mặt hàng chịu biểu thuế khác so với các loại nhiên liệu khác.

12.1 Dầu máy bay

Ví dụ: {{Bài chi tiết|Điện ảnh Việt Nam}}

12.1.1 Chủng loại

Có nhiều chủng loại nhiên liệu phản lực dùng cho các loại máy bay phản lực, chomáy bay dân sựhay

quân sự. Tên gọi của nhiên liệu phản lực không giống nhau ở các nước khác nhau. ông dụng nhất là TRO (TR – Turboreactor) hoặc JP8 (JP – Jet Propelled), JET A1. Nhiên liệu phản lực là một hợp phần gồm các hydrocacbon từ C11-C18.

Nhiên liệu máy bay phản lực về mặt thương mại được phân loại như làJET A-1(sử dụng chủ yếu), JET A (chỉ ởMỹ) và JET B (sử dụng trong vùng cókhí hậulạnh).

Tất cả các nhiên liệu này đều là nhiên liệu trên cơ sở

dầu hỏa(kêrôsin) với một số các chất phụ gia bổ sung:

Tetraetyl chì(TEL) để tăng điểm bắt lửa của nhiên liệu.

Các chất chống ôxi hóa để ngăn ngừa quá trình gum hóa.

Các chất chốngtĩnh điện

Các chất ức chế ăn mòn.

Các chất chống đóng băng.

Các phụ gia sinh học (biôxít).

Trong quân sự, tồn tại một loạt các loại đặc biệt của nhiên liệu máy bay phản lực.

12.1.2 Tính chất

Nhiên liệu phản lực phải bơm liên tục vào buồng đốt sau khi qua một hệ thống lọc, tại đó nó được trộn lẫn, hoá hơi trong không khí nóng, bị nén và cháy liên tục để tạo ra một hỗn hợp khí xả chuyển động định hướng về phía sau động cơ làm quaytuốc binvà thoát ra thành dòng khí tốc độ cao, đẩy máy bay về phía trước. Cơ chế cháy của nhiên liệu phản lực không đòi hỏi nhiên liệu phải có những phẩm chất cao củaxăng. Những phẩm chất quan trọng nhất của nhiên liệu phản lực có liên quan đến khả năngbay hơi, nhiệt cháy, lưu tính, độ bền hoá học, tính tương hợp.

Lưu tính

Lưu tính của nhiên liệu phản lực có ý nghĩa quan trọng hơn ở xăng, vì độ an toàn của máy bay ở trong không trung, vì máy bay thường bay ở độ cao khoảng 10 km với nhiệt độ âm bốn năm mươiđộ bách phân, thậm chí ở

60độ C, nghĩa là thùng đựng xăng của máy bay phản lực không siêu thanh có thể lạnh đến30 đến40 độ C. Nhiên liệu phản lực phải giữ được lưu tính cần thiết ở nhiệt độ thấp đó, cụ thể phải cónhiệt độ hoá đụcrất thấp, cóđộ nhớtnhỏ; muốn thế phải cótỷ khốikhông

24 CHƯƠNG 12. NHIÊN LIỆU MÁY BAY PHẢN LỰC

quá cao, chứa rất ítparafinnặng, gần như không chứa

nước, vì độ hoà tan của nước giảm nhanh khi hạnhiệt độ. Cụ thể:

khối lượng riêng: 0,775 – 0,840g/ml

độ nhớtở20 độ C: < 8cSt

T100: nhỏ hơn khoảng 300 độ C

nhiệt độ đóng băng: khoảng50 độ C trở xuống Ở nhiệt độ âm, nước hoà tan có thểkết tinh. Những tinh thể nước đá có thể làm tắc bộ lọc ở máy bay. Việc hạn chế lượng nước có trong nhiên liệu khó hơn việc làm tăng độ tan của nước, do làm giảm nhiệt độ kết tinh nước. Có thể tránh bớt sự kết tinh nước bằng cách dùng chất phụ gia chống nước kết tinh. Chúng thường là các chất lưỡng chứcête-rượudùng ở hàm lượng nhỏ hơn 1500ppm nhưtetrahydrfurfurol.

Điểm khói

Mặc dù làm việc ở chế độ nghèo, nhiên liệu vẫn có thể cháy không hoàn toàn, tạo muội than tích tụ trên cánh quạt tuôc bin, ở ống phun, làm cho động cơ hoạt động không ổn định, gây ồn, mài mòn, gây nóng động cơ vì sự lệch tâm và bởi cáctia nhiệt. Sự tồn tại muội than ở nhiệt độ cao gây ra độ phát sáng lớn, làm mất nhiệt bởi

quá trình bức xạđó. Như vậy, nhiên liệu phản lực phải có tính chất cháy tạo ít muội than.

Để đánh giá khả năng cháy đó người ta dùng đại lượng điểm khói và trị số phát sáng.Điểm khói(smoke point) còn được gọi là chiều cao ngọn lửa không khói. Đó là chiều cao, tính bằngmilimét, của ngọn lửa không khói đo được nhờ một đèn chuyên dụng có tên làđèn điểm khói(smoke point lamp) theo tiêu chuẩn ASTM D1322. Nói chung hydrocacbon có tỷ số H/C lớn cho ngọn lửa không khói cao, nghĩa là ngọn lửa ít khói. Cácaromatic

cháy cho nhiều khói nhất, còn các parafin cho ít khói hơn cả. Nhiên liệu phản lực cần có điểm khói tối thiểu khoảng 25mm. Về phương diện này, nhiên liệu có càng ít aromatic, càng giàu parafin càng tốt.

Trị số phát sáng (luminometer number) là đại lượng đặc trưng cho độ phát sáng của ngọn lửa và được xác định bằng cách so sánh với ngọn lửa của hỗn hợp tetralin (1,2,3,4-tetrahydronaphtalen) và isooctan với quy ước trị số phát sáng của chúng lần lượt là 0 và 100. Trị số phát sáng cao cho biết nhiên liệu cháy cho ít khói. Trị số phát sáng của nhiên liệu phản lực nằm trong khoảng 40-70. TRO có trị số phát sáng là 45. Trị số phát sáng được đo trong vùng quang phổ xanh nhờ lọc sáng và tế bào quang điện. Đó là một đại lượng được dùng ngày càng ít.

Độ bền ôxy hóa

Độ bền ôxy hoá nhiệt là một tính chất cần chú ý, vì nhiên liệu phản lực cần đi qua những chỗ có nhiệt độ khá cao trong máy bay, ví dụ được dùng làm chất làm lạnh đối với dầu bôi trơn, làm chất lỏng truyền động thuỷ lực. Ở máy bay phản lựcsiêu thanh, nhiệt độ bình nhiên liệu nóng lên khi bay. Nhiệt độ bình nhiên liệu có thể đạt 350độ C, khi máy bay có tốc độ Mach 3,5 (1 Mach bằngtốc độ âm thanhtrong không khí). Ở nhiệt độ cao, khi có mặtoxy, một sốhydrocacbonđặc biệt làolefin, gôm,mercaptanbị oxy hoá, tạo ra những chất ít tan và dễ tách ra ở dạng kết tủa rắn hoặc ở dạng gôm có hại.

Kỹ thuật đánh giá độ bền oxy hóa nhiệt phổ biến nhất là Jet Fuel ermal Oxidation Tester (JFTOT), ví dụ theo ASTM D3241. Mẫu được dẫn vào một ống bằng nhôm nóng tới 260 độ C dưới áp suất 34,5bar. Sau 150 phút, đo độ giảm áp khi cho mẫu đó qua một tấm lọc có các lỗ kích thước 17micron. Nhiên liệu JET A1 có độ giảm áp nhở hơn 33mbar. Người ta cũng dùng phương pháp đo lượng gôm và kết tủa tạo ra khi giữ mẫu nhiên liệu vào bom dưới áp suất oxy 7 bar ở 100 độ C trong một khoảng thời gian nhất định. Ở Nga người ta đo lượng nhựa (gôm) thực tế sau khi cho nhiên liệu bay hơi trong dòng không khí; lượng nhựa thực tế phải không vượt quá 3–6 mg/100 cm3.

Một số hợp chất dị nguyên tố có trong nhiên liệu có tác dụng chống oxy hoá cho nhiên liệu phản lực ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên trên 100 độ C chúng không còn là chất chống oxy hoá nhiệt. Có thể tăng độ bền ôxy hoá nhiệt bằng cách dùng chất phụ gia chống ôxy hoá. Một sốion kim loạilàm giảm độ bền oxy hoá nhiệt có lẽ vì tính xúc tác của chúng.

Nhiệt cháy

Bình nhiên liệu máy bay phản lực không siêu thanh có thể thiết kế với thể tích không quá hạn chế, nên nhiệt cháy khối lượng là đặc trưng được chú ý, trong khi đó người ta phải quan tâm nhiều hơn đến nhiệt cháy thể tích ở các máy bay phản lực siêu thanh, vì ở đây thể tích bình nhiên liệu phải càng nhỏ càng tốt.Nhiệt cháy thể tíchcàng lớn, máy bay có khả năng bay càng xa.

Khả năng bay hơi

Khả năng bay hơi của nhiên liệu vẫn là một tính chất

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “nhiên liệu” (Trang 25)