Đánh giá và xâydựng chiến lược kinhdoanh tổng quát

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 91 - 97)

4.2.4.1. Phân tích danh mục vốn đầu tư

Trong hoạch định chiến lược, việc phân tích danh mục vốn đầu tư nhằm cung cấp các thông tin về các yếu tố có liên quan để có thể tìm kiếm những chiến lược chungcho toàn doanh nghiệp cũng như chiến lược riêng cho các đơn vị kinh doanh chiến lược. Đây là cách tiếp cận hợp lý để phân bổ nguồn lực một cách tối ưu, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề như Vinaconex.

Sau khi phân tích danh mục vốn đầu tư, các lĩnh vực kinh doanh chính sẽ được mô tả trên biểu đồ vị thế chiến lược để so sánh.

* Hoạt động xây lắp (A)

Đây là hoạt động chủ đạo của doanh nghiệp, có vị thế cạnh tranh mạnh do Vinaconex là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm, uy tín và có năng lực được khẳng định. Công ty có hệ thống máy móc thiết bị thi công đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng và đảm bảo chất lượng. Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu trưởng thành từ lĩnh vực xây lắp. Do vậy trong bối cảnh môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, tác giả đánh giá hoạt động xây lắp là ngành nghề chính, cốt lõi của doanh nghiệp. Việc tập trung nguồn lực chính vào lĩnh vực này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển bền vững.

* Hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản (B)

Lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản luôn đem lại lợi nhuận cao hơn so với hoạt động xây dựng thuần túy, tuy nhiên kèm theo đó là rủi ro lớn. Điều này đã được minh chứng trong giai đoạn bất động sản đóng băng 2011- 2013 vừa qua. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản đã ấm dần và có dấu hiệu hồi phục, bước đầu ở một số phân khúc. Do vậy đây là lĩnh vực dự kiến tăng trưởng khá trong giai đoạn 2015-2020.

Với lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, việc nhà nước đã ban hành các văn bản luật tạo hành lang pháp lý tương đối thông suốt cho các hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, là cơ hội mở ra cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn như Vinaconex. Lợi nhuận biên trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, kết hợp với lợi thế về khả năng thi công xây lắp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Do vậy Vinaconex cần xác định tăng cường sức cạnh tranh và tăng trưởng ở mảng này.

* Hoạt động dịch vụ khác (thiết kế, kinh doanh nước, đào tạo...) (C)

Hiện nay các lĩnh vực khác đang chiếm tỷ trọng 20% trong danh mục đầu tư của Vinaconex. Đây là các lĩnh vực không phải ngành nghề kinh doanh chính, về trung hạn, doanh nghiệp sẽ cần giảm bớt tỷ trọng này để tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh chính. Do vậy khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực khác này thấp, khả năng tăng trưởng thời gian tới thấp.

* Tổng hợp:

Từ các nhận định về các hoạt động kinh doanh, tác giả tiến hành xây dựng biểu đồ vị thế chiến lược của từng lĩnh vựcnhư sau:

- Hình 4.3 – Biểu đồ vị thế chiến lược tương lai

Qua biểu đồ vị thế chiến lược được xây dựng như trên, chúng ta tiến hành xác định chiến lược đầu tư cho từng lĩnh vực:

- (A) Hoạt động xây lắp: Hiện đang có vị thế cạnh tranh trung bình với mức tăng trưởng yếu. Trong tương lai để tăng vị thế cạnh tranh trong thị trường tăng trưởng nhanh, cần áp dụng chiến lược tăng trường tập trung.

- (B) Đầu tư, kinh doanh bất động sản: Hiện có vị thế cạnh tranh trung bình với mức tăng trưởng yếu. Để tăng vị thế cạnh tranh ở mức trung bình trong thị trưởng tương lai tăng trưởng nhanh, cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa tổ hợp hoặc liên danh liên kết.

Mức tăng trưởng cao

Mức tăng trưởng thấp Vị thế cạnh tranh mạnh Vị thế cạnh tranh yếu C B A

Mức tăng trưởng cao

Mức tăng trưởng thấp

Vị thế cạnh tranh mạnh Vị thế cạnh tranh yếu

C B

- (C) Lĩnh vực kinh doanh khác: Có vị thế cạnh tranh và mức tăng trưởng ngành yếu. Do đó không tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này cũng như tiến hành thu hẹp dần tỷ trọng đầu tư.

4.2.4.2. Xây dựng các phương án chiến lược

Phối hợp với các phương án kết hợp đã xác định qua việc phân tích ma trận SWOT từ trước, tiến hành xây dựng các chiến lược có thể có cho Vinaconex trong giai đoạn 2015-2020 như sau:

* Phương án 1: Tăng trưởng tập trung

Cơ sở để hình thành phương án là phương án kết hợp 1 của ma trận SWOT với định hướng danh mục đầu tư: tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh bất động sản, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh mức tăng trưởng của lĩnh vực này.

Mục tiêu trọng tâm của phương án:

- Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực xây lắp đạt 50% vào năm 2020; các lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và lĩnh vực khác tương ứng là 35% và 15%.

- Doanh thu các loại hình xây lắp tăng trưởng gấp đôi vào năm 2020, trong đó tỷ trọng các nhóm xây dựng đạt tỷ lệ: cơ sở hạ tầng 40% - dân dụng 40% - công nghiệp 20%.

- Hiệu suất sinh lời của doanh nghiệp ROA đạt trên 5%, vòng quay tài sản của công ty giữ ở mức 0,7-1,0 vào năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khó khăn trong công tác thoái vốn của Vinaconex tại các đơn vị thành viên sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khó đạt hiệu suất sinh lời của đơn vị.

- Khó khăn trong việc tăng trưởng doanh thu xây lắp do khả năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới của công ty còn yếu, bên cạnh đó sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ cùng ngành, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.

* Phương án 2: Đa dạng hóa đồng tâm

Cơ sơ để xây dựng phương án là phương án kết hợp 2 của ma trận SWOT và danh mục vốn đầu tư: Đẩy mạnh việc hợp tác kinh doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tăng sức cạnh tranh và thị phần trong hoạt động đầu tư, xây lắp. Tận dụng tiềm lực tài chính và uy tín để kết hợp với các đối tác triển khai các thị trường mới. Tranh thủ cơ hội về lãi suất để cải thiện tình hình tài chính đơn vị.

Mục tiêu trọng tâm của phương án:

- Tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng đạt 150% vào năm 2020.

- Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực xây lắp chiếm 45%; lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản là 40%; lĩnh vực khác là 15%. - Hiệu suất sinh lời của doanh nghiệp ROA: 5%.

Hạn chế của phương án:

- Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp còn cao, ảnh hưởng tới khả năng tham gia hợp tác đầu tư.

4.2.4.3. Đánh giá phương án và lựa chọn chiến lược kinh doanh tổng quát Với 2 phương án đã xây dựng như trên, sử dụng phương pháp cho điểm để đánh giá so sánh. Bên cạnh nhận định chủ quan của bản thân, tác giả đã xin ý kiến các chuyên gia trong cùng lĩnh vực cũng như một số lãnh đạo quản lý đơn vị về mức độ cho từng tiêu chí đánh giá. Kết quả được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.6 – Tổng hợp điểm đánh giá các phương án chiến lược

TT Các tiêu chí đánh giá Trọng số Phương án 1 Phương án 2 Điểm Quy đổi Điểm Quy đổi

1 Khả năng thỏa mãn mục tiêu 1 8 8 7 7

2 Tính khả thi 1 8 8 9 9

3 Khả năng phù hợp với thị trường 0.8 8 6.4 8 6.4

4 Khả năng hạn chế rủi ro 0.7 7 4.9 6 4.2

5 Khả năng đáp ứng về nguồn tài chính,

nhân lực cơ sở vật chất 0.9 7 6.3 6 5.4

6 Khả năng phù hợp với phong cách lãnh

đạo 0.8 9 7.2 7 5.6

7 Khả năng phù hợp với môi trường 0.9 7 6.3 8 7.2

Tổng cộng 47.1 44.8

Các tiêu chí đánh giá và trọng số của từng tiêu chí được tác giả tham vấn ý kiến của hội đồng chiến lược của công ty thông qua các buổi thảo luận nội bộ. Các trọng số được cân nhắc dựa trên mức độ tác động lên phương án chiến lược và khả năng thực hiện của công ty.

Qua bảng đánh giá như trên, tác giả đề xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý cho Vinaconex giai đoạn 2015-2020 theo phương án số 1 – Tăng trưởng tập trung, với cơ cấu doanh thu xây lắp-bất động sản-lĩnh vực khác tới năm 2020 cho Vinaconex là 50-35-15. Cơ cấu này trong trung hạn sẽ không phá vỡ cơ cấu doanh thu hiện tại, vẫn tận dụng được năng lực và nguồn lực xây lắp còn dồi dào để bù đắp cho thiếu hụt doanh thu bất động sản.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 91 - 97)