Đánh giá, xếp hạng các nguy cơ, thách thức; điểm mạnh, yếu

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 80 - 84)

Từ việc phân tích tình hình hoạt động của Vinaconex đã nêu trên cho thấy có rất nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên không phải những cơ hội nào cũng có thể đưa đến cho tổng công ty những tác động tích cực như nhau, và ngược lại, không phải thách thức nào xảy đến cũng đem lại cho tổng công

ty những rủi ro, mất mát như nhau. Vì vậy tác giả tiến hành xem xét, đánh giá, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố theo phương pháp như đã phân tích tại chương 1.

4.2.1.1.Đánh giá cơ hội

Trên cơ sở các cơ hội chính đã tổng hợp ở mục 4.1, tác giả đánh giá xếp hạng các cơ hội theo bảng như sau:

Bảng 4.2 Đánh giá tác động của cơ hội đối với doanh nghiệp

Các yếu tố Mức độ quan trọng với ngành Tác động đối với doanh nghiệp Điểm số (1) (2) (3) (4) = 2x3 1 Hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, nhà nước về chính sách, nguồn vốn, thu hút vốn FDI

2 1 2

2 Nhân lực trong nước giá rẻ 2 2 4

3 Xu hướng chuyển dịch công nghiệp từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam

2 1 2

4 Lãi suất thấp, nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp. 3 2 6 5 Đa số các doanh nghiệp xây dựng khác có quy

mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh hạn chế

1 2 2

6 Tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng cao

3 2 6

7 Nhiều chương trình hợp tác quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh

2 2 4

Từ biểu phân tích đánh giá trên cho thấy tổng công ty cần ưu tiên đến việc phân tích cơ hội O2, O4, O6 là những cơ hội có tác động mạnh tới doanh nghiệp trong tương lai, vì vậy cần ưu tiên chú ý theo dõi để chuẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm khai thác tốt các cơ hội đó.

Nếu điều kiện và hoàn cảnh cho phép, Vinaconex có thể chú ý tới cơ hội O7 là tác động trung bình tới doanh nghiệp. Các cơ hội còn lại (O1, O3,

O5) là những cơ hội có mức độ tác động thấp nên đơn vị chưa cần tập trung nhiều sự quan tâm.

4.2.1.2. Đánh giá các thách thức

Cũng như việc phân tích cơ hội, việc đánh giá các thách thức được tiến hành tương tự, kết quả thể hiện như bảng sau:

Bảng 4.3 Đánh giá tác động của thách thức đối với doanh nghiệp

Các yếu tố chính Mức độ quan trọng với ngành Tác động đối với doanh nghiệp Điểm số (1) (2) (3) (4) = 2x3

1 Căng thẳng chính trị biên giới giữa Việt Nam –

Trung Quốc 2

1 2

2 Chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thủ tục hành

chính rườm rà 2

2 4

3 Chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư thua lỗ, phá sản; đầu tư công trong xây lắp giảm mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 3 9

4 Cạnh tranh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ 2 3 6

5 Thị trường vàng, ngoại tệ không ổn định, ảnh

hưởng tới khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp. 1

2 2

6 Khả năng thoái vốn tại 1 số doanh nghiệp thành

viên khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình tái cấu trúc 2

3 6

7 Năng suất lao động Việt Nam thấp. 2 2 4

Từ bảng trên, nhận thấy:

- Thách thức T3, T6 được đánh giá là các thách thức lớn nhất đối với Vinaconex trong giai đoạn tới, có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy đơn vị phải có sự tập trung nguồn lực, ý chí quyết tâm và phương án hạn chế các thách thức này. - Thách thức T2, T4, T5, T7 được đánh giá có tác động quan trọng đối với

doanh nghiệp, trong đó T2, T4, T7 là các thách thức sẽ tác động lâu dài trong tương lai, khó có sự thay đổi đáng kể nào.

- Thách thức T1: trong giai đoạn tới khả năng ảnh hưởng tới doanh nghiệp là có, tuy nhiên mức độ chưa cao.

4.2.1.3. Đánh giá các điểm mạnh, yếu

Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

Các yếu tố Mức độ quan trọng đối với ngành Mức độ quan trọng đối với DN Tính chất tác động Điểm đánh giá Điểm mạnh

S1 Vốn lớn, doanh thu lớn; cổ đông có tiềm lực tài chính

2 3 + 6

S2 Có uy tín, danh tiếng, kinh nghiệm và minh bạch tài chính

1 2 + 2

S3 Nhiều đơn vị hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính

1 1 + 1

S4 Nhân lực tốt, có trình độ, nhiệt huyết 1 2 + 2 S5 Lãnh đạo có quyết tâm cao trong tái

cấu trúc

1 2 + 2

Điểm yếu

W1 Chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng; sản phẩm thiếu sự khác biệt; công tác thị trường yếu.

1 3 - 3

W2 Nợ vay lớn, chỉ tiêu hiệu quả sinh lời, đầu tư thấp so với trung bình ngành

2 2 - 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

W3 Công ty kinh doanh nhiều ngành nghề, nguồn lực phân tán

2 3 - 6

W4 Năng lực quản lý cấp dưới, cấp đơn vị thành viên còn hạn chế

1 2 - 2

W5 Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh thấp

1 2 - 2

Qua bảng trên, ta nhận thấy các điểm mạnh – yếu chính của Vinaconex gồm các điểm sau:

- Điểm mạnh: S1, S2, S4. Đây là những điểm ưu thế nhất của doanh nghiệp, cần phát huy hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

- Điểm yếu: W1, W2, W3, W6. Đây là những điểm yếu nhất của doanh nghiệp cần sự quan tâm khắc phục thường xuyên của Ban lãnh đạo công ty.

4.2.2. Xây dựng ma trận SWOT và hình thành phương án chiến lược 4.2.2.1. Xây dựng ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 80 - 84)