Thực trạng chiến lược kinhdoanh củaVinaconex

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 59)

3.3.1. Tuyên bố của doanh nghiệp

3.3.1.1. Sứ mệnh

- Đối với lĩnh vực xây lắp: cung cấp dịch vụ xây lắp đối với các loại công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình cơ sở hạ tầng với chất

lượng tốt, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo thời hạn bàn giao với giá thành hợp lý.

- Đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản và hạ tầng cơ sở: cung cấp cho xã hội và khách hàng các sản phẩm đảm bảo (i) chất lượng cao, (ii) thân thiện với người sử dụng, (iii) thực hiện đúng cam kết, và (iv) phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội.

3.3.1.2. Tầm nhìn chiến lược – Mục tiêu * Tầm nhìn:

Đến năm 2020, Tổng công ty Vinaconex trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản tại Việt Nam.

* Mục tiêu:

- Đối với lĩnh vực xây lắp:

+ Dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp các loại công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình cơ sở hạ tầng với các tiêu chí: (i) đảm bảo chất lượng, (ii) áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường, (iii) đúng thời hạn bàn giao, và (iv) giá thành phù hợp, cạnh tranh;

+ Tìm kiếm các công trình xây dựng quy mô lớn, đòi hỏi quy trình công nghệ cao để phát huy thế mạnh của Tổng Công ty;

+ Hình thành đội ngũ nhân lực đấu thầu và quản lý dự án chuyên nghiệp; hoàn thiện mô hình nhà thầu quản lý EPC tại Tổng Công ty;

+ Tổng Công ty là nhà thầu quản lý, trực tiếp quản lý tất cả các hoạt động xây lắp, đấu thầu thi công của Tổng Công ty (bao gồm cả các đơn vị thành viên);

+ Chuyên nghiệp hóa hoạt động các doanh nghiệp thành viên trong lĩnh vực xây dựng bằng cách chuyên môn hóa hoạt động các doanh nghiệp này theo từng lĩnh vực chuyên ngành;

+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực xây dựng

- Đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản:

+ Dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản (khu nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật) đảm bảo (i) chất lượng, (ii) thân thiện với người sử dụng, (iii) thực hiện đúng cam kết, và (iv) giá cả hợp lý, phù hợp với thị trường và xã hội;

+ Hình thành đội ngũ phát triển bất động sản và hoàn thiện mô hình quản lý bất động sản chuyên nghiệp tại Tổng Công ty; + Phát huy thế mạnh của Tổng Công ty vừa là nhà đầu tư vừa là

đơn vị trực tiếp triển khai thi công dự án đầu tư để tìm kiếm và tham gia đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng xã hội mà các doanh nghiệp khác chưa thể hoặc chưa sẵn sàng tham gia đầu tư như dự án sản xuất và phân phối nước sạch, sản xuất và phân phối điện, dự án giao thông (đường, cầu);

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vinaconex(2014) Hà Nội) 3.3.1.3. Giá trị cốt lõi

Vinaconex lấy 03 giá trị sau đây là các giá trị cốt lõi:

- Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của Vinaconex; - Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến,

đáp ứng yêu cầu của khách hàng;

3.3.2.Thực trạng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2008- 2014

Qua nghiên cứu và đánh giá, tác giả nhận thấy Vinaconex chưa lập được chiến lược kinh doanh rõ ràng cho công ty. Mặc dù đưa ra được các tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi nhưngTổng công ty chưa có các giải pháp chiến lược cụ thể cho từng thời kỳ. Các định hướng của Ban lãnh đạo Vinaconex chủ yếu đưa ra chỉ đạo cho các hoạt động chi tiết, thiên về thực thi chiến lược.Việc đưa ra kế hoạch thực thi chi tiết nhưng thiếu hoạch định chiến lược dẫn tới đội ngũ quản trị và nhân viên công ty không cảm nhận được sự rõ ràng về mục tiêu phát triển, nhiệm vụ sản xuất của công ty. Ngoài ra, việc không có chiến lược kinh doanh sẽ khiến các giải pháp thực thi của công ty thiếu cơ sở, thiếu tính chắc chắn, dễ bị lung lay và thay đổi.

Trên cơ sở các tài liệu thu thập, tác giả tổng hợp các định hướng sản xuất kinh doanh của Vinaconex như sau:

3.3.2.1. Về định hướng phát triển kinh doanh:

- Tập trung vào hai lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: xây dựng và Kinh doanh Bất động sản/phát triển hạ tầng.

- Về trung hạn và dài hạn: mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản và quản lý cơ sở hạ tầng để thu lợi nhuận cao.

- Lĩnh vực kinh doanh chính cần tập trung vào các nội dung sau:

+ Duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng: theo đuổi các dự án xây dựng có quy mô lớn và mang lại lợi nhuận cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tập trung và các dự án bất động sản và phát triển hạ tầng mang lại lợi nhuận cao hơn lĩnh vực xây dựng.

+ Các công ty con hoạt động đồng thời trên lĩnh vực bất động sản và xây dựng tiến hành chuyển một lĩnh vực hoạt động sang công ty con chuyên ngành khác.

+ Sau khi các công ty con đã chuyển giao lĩnh vực không có lợi thế so sánh, sẽ tiến hành sáp nhập các công ty con trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản thành các công ty chuyên ngành theo lĩnh vực kinh doanh chính.

+ Vinaconex đóng góp tài sản trên lĩnh vực xây dựng và bất động sản hiện do Vinaconex sở hữu vào hai công ty mẹ do Vinaconex sở hữu 100% vốn điều lệ.

+ Sử dụng công ty mẹ về bất động sảnlàm phương tiện huy động quỹ đất.

- Các lĩnh vực kinh doanh khác (ngoài 2 lĩnh vực kinh doanh chính) cần tập trungvà các nội dung sau:

+ Rút bớt cổ phần chi phối khỏi những lĩnh vực kinh doanh mà Vinaconex không có lợi thế so sánh.

+ Hợp tác hoặc liên doanh với các đối tác và chỉ cần đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu của Vinaconex trong doanh nghiệp.

- Khách hàng mục tiêu:

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Vinaconex tập trung vào các dự án xây dựng dân dụng, giao thông, nhà máy sản xuất công nghiệp do Chính phủ đầu tư, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA hay đầu tư theo hình thức BT, BOT...

+ Trong lĩnh vực bất động sản: Người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp; Khách du lịch, nghỉ dưỡng; Các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư bất động sản.

Việc tập trung vào các chuyên nghành như trên phù hợp với mô hình mà các công ty hàng đầu trên thế giới đang áp dụng, đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ và sẽ mang lại các lợi ích sau:

- Hiệu quả trong điều hành và ra quyết định; tăng cường tính kinh tế theo quy mô.

- Hạn chế sử dụng nguồn vốn trong đầu tư, cũng cố sở hữu tại các lĩnh vực chuyên ngành và giảm dần vốn tại các lĩnh vực không chuyên ngành sẽ giúp Vinaconex linh hoạt hơn trong sử dụng vốn.

- Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có mong muốn đầu tư vào hai lĩnh vực này.

3.3.2.2. Về tái cấu trúc doanh nghiệp * Đối với lĩnh vực kinh doanh chính

- Thành lập và quản lý 2 Công ty mẹ (HoldCo) do Vinaconex sở hữu 100% vốn điều lệ về xây dựng và đầu tư bất động sản;

- Dưới Công ty mẹ về xây dựng thành lập các công ty con chuyên về: xây dựng nhà ở, xây dựng thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp ...

- Dưới Công ty mẹ về bất động sản, thành lập các công ty con chuyên về: đầu tư, quản lý bất động sản, phát triển dự án. Sử dụng Công ty mẹ là phương tiện huy động vốn và quỹ đất.

- Tái cấu trúc các công ty con trong đó mỗi công ty con chỉ hoạt động trong 1 lĩnh vực kinh doanh chính, còn các lĩnh vực khác hoặc thoái vốn hoặc chuyển cho các công ty chuyên ngành khác .

- Vinaconex chuyển giao tài sản trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản cho các Công ty mẹ tương ứng và sở hữu 100% vốn điều lệ tại hai Công ty mẹ.

* Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác: Hợp nhất, rút vốn toàn bộ hoặc phần lớn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh khác.

* Công ty mẹ Vinaconex cần nắm giữ vai trò thiết yếu trong qua trình phát triển và tăng trưởng của cả tập đoàn Vinaconex.

* Công ty mẹ Vinaconex cần duy trì việc kiểm soát 2 công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, các công ty con trong tập đoàn Vinaconex để đảm bảo rằng các định hướng chiến lược của cả tập đoàn được tuân thủ và không có đơn vị nào hoạt động ngoài lĩnh vực được giao hoặc không theo đúng chiến lược.

* Công ty mẹ Vinaconex cần dần dần rút ra khỏi các hoạt động kinh doanh hàng ngày và tập trung vào những lĩnh vực như: xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh, quản lý tài chính.

* Các hành động khác đổi mới, cải tiến:

- Đổi mới phương thức quản lý, điều hành hoạt động theo hướng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và cách đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ cao cấp từ Hội đồng quản trị đến các ban chức năng.

- Văn bản hóa và xây dựng hệ thống quản trị minh bạch thông qua việc kỹ thuật số hóa mọi hoạt động của Tổng công ty.

- Xây dựng hình ảnh của Tổng công ty và chính sách nhận diện thương hiệu.Đổi mới phương thức về hoạt động đấu thầu và thực hiện các dự án thắng thầu, quản lý tài chính dự án để có thể tham gia đấu thầu các dự án có quy mô lớn.

- Đổi mới và cải tiến thiết kế, nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ mới trong thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và chất lượng công trình để giảm giá thành và tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Đổi mới phương thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ứng nhu cầu về nhân lực cho chiến lược phát triển. 3.3.2.3. Kế hoạch tài chính

- Phải xây dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng nhằm đạt được chiến lược phát triển thành doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực.

- Tập trung chức năng tài chính tại cấp độ công ty mẹ.

- Lựa chọn Giám đốc tài chính (CFO) phù hợp thông qua các kênh tuyển dụng nhân sự trong nước và quốc tế. Thiết lập Ban chức năng về tài chính do CFO đứng đầu có nhiệm việc báo cáo cho Tổng Giám đốc điều hành.

- Tăng vốn của Tổng công ty thông qua việc chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để trợ vốn và giảm nợ theo trình tăng vốn từ năm 2008-2010 như sau:

+ Năm 2008: Tăng vốn điều lệ từ 1.500 đồng lên 2.000 đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho CBCNV, nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tiềm năng được lựa chọn. + Năm 2009: Tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng (qua

+ Năm 2010: Tăng vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư tổ chức quốc tế.

- Chỉ định một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big four) để thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế.

3.3.2.4. Cạnh tranh

Định vị cạnh tranh hiện tại của Vinaconex nằm ở giữa sản phẩm tốt nhất và dịch vụ khách hàng toàn diện. Với chiến lược không rõ ràng là tập trung vào hệ thống hay giải pháp khách hàng toàn diện hay sản phẩm tốt nên Vinaconex mong muốn đạt được thành công tốt nhất vào rất nhiều lĩnh vực như: xây lắp, bất động sản, sản xuấtcông nghiệp, xuất khẩu lao động, thương mại, giáo dục, du lịch…Do đó công ty bị phân tán nguồn lực cũng như khó có thể đưa ra các kế hoạch hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực.

3.3.3. Đánh giá kết quả thực thi chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015 Việc Vinaconex không có chiến lược kinh doanh cụ thể mà chỉ đưa ra Việc Vinaconex không có chiến lược kinh doanh cụ thể mà chỉ đưa ra các giải pháp thực thi chi tiết, do vậy tác giả không thể đánh giá kết quả thực thi chiến lược theo đúng ý nghĩa. Tuy nhiên để hỗ trợ trong việc đề xuất chiến lược giai đoạn 2015-2020, tác giả tổng hợp những kết quả tái cấu trúc và sản xuất kinh doanh đạt được của đơn vị giai đoạn 2011-2014 như sau:

3.3.3.1. Kết quả thực hiện

- HĐQT Vinaconex đã ban hành các Nghị quyết để thực hiện chiến lược đã đề ra. Trong đó tập trung nguồn lực chính vào công tác tái cấu trúc doanh nghiệp. Kế hoạch tái cấu trúc được Hộiđồngquản trịthay đổimột vài lần cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Ngày 11/07/2012, Hội đồng quản trị ban hành Nghị quyết số 10/2012, thống nhất chủtrương

tiếp tục tái cấu trúc các đơn vị có vốn góp theo lĩnh vực kinh doanh chính, giữ lại 13 đơn vị và 2 trường dạy nghề trong lĩnh vực kinh doanh chính, đầu tư/thoái vốn linh hoạt tại 41 đơn vị không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính. Các đơn vị được giữ lại đảm bảo tỷ trọng doanh thu hoạt động xây lắp - BĐS - hoạt động khác của TCty theo tỷ lệ 35 - 50 - 15.

- Vinaconex đã sắp xếp các đơn vị thành viên theo các nhóm để tiến hành tái cấu trúc: nhóm đơn vị nòng cốt (Tổng Công ty nắm cổ phần chi phối), nhóm đơn vị hỗ trợ hoạt động kinh doanh chính (Tổng Công ty nắm giữ ít nhất 36% cổ phần), nhóm đơn vị đầu tư linh hoạt (có thể đầu tư thêm, củng cố hoặc bán vốn);

- Tính từ 2008 đến hết 2014, Vinaconex đã thoái vốn tại 13 công ty con và 8 công ty liên doanh, liên kết thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần cho các đơn vị trong nội bộ Tổng Công ty hoặc các đơn vị bên ngoài Tổng Công ty. Hiện nay Công ty còn nắm giữ vốn tại 30 công ty con và 11 công ty liên doanh, liên kết.

a. Tỷ trọng doanh thu của các lĩnh vực kinh doanh (Bảng 3.6)

TT Doanh thu hợp nhất 2014 2013 2012 2011 2010 A Bán hàng và cung cấp dịch vụ 8345 11170 12746 14728 15138

1 Xây lắp 5298 6460 7223 7118 7150

2 Sản xuất công nghiệp 727 2646 2842 2834 1157

3 Kinh doanh BĐS 1488 1264 1778 3498 2650

4 Cung cấp dịch vụ 582 630 605 437 662

5 Khác 250 170 298 841 3519

B Doanh thu tài chính 409 307 417 833 924

Tổng cộng 8754 11477 13163 15561 16062

TT Giá trị doanh thu theo lĩnh vực 2014 2013 2012 2011 2010

2 Kinh doanh BĐS 1488 1264 1778 3498 2650

3 Khác 1968 3753 4162 4945 6262

Tổng 8754 11477 13163 15561 16062

TT % Doanh thu theo lĩnh vực 2014 2013 2012 2011 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Xây lắp 61% 56% 55% 46% 45%

2 Kinh doanh BĐS 17% 11% 14% 22% 16%

3 Khác 22% 33% 32% 32% 39%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

Trong các năm vừa qua, bằng việc tái cấu trúc tổng công ty, thoái vốn ngoài ngành và giảm dần đầu tư tài chính, Vinaconex có tỷ trọng doanh thu trong lĩnh vực xây lắp tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn. Lĩnh vực khác không phải ngành nghề kinh doanh chính đã được giảm dần.

b. Vị thế cạnh tranh của Vinaconex

Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ có cùng mục tiêu thỏa mãn khách hàng, cung ứng sản phẩm và dịch vụ giống Vinaconex. Với các đặc tính đó thì hầu hết các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản đều được xem là đối thủ cạnh tranh của Vinaconex do các doanh nghiệp này đều theo đuổi mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận (các nhà đầu tư cá nhân,

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 1 2 3 4 5 Xây lắp Kinh doanh BĐS Khác

doanh nghiệp...), cùng đưa ra những sản phẩm, dịch vụ xây lắp tương tự Vinaconex. Tuy nhiên, nếu xét về vị trí cạnh tranh tại khu vực miền Bắc thì hiện tại Vinaconex đang là đơn vị dẫn đầu về phân khúc xây lắp, cung cấp nhà ở cho người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội; Công ty CP đầu tư phát triền đô thị và khu CN Sông Đà; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn; Tập đoàn Nam Cường, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Việt Nam...

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 59)