Các biện pháp để cải thiện cân bằng tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu docx (Trang 61 - 62)

Như đã phân tích tại mục 2.2.2.2, doanh nghiệp bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Yếu tố chính tác động đến cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp là vốn lưu động ròng. Bây giờ ta sẽ xem xét từng chỉ tiêu tác động đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp và biện pháp khắc phục có thể áp dụng.

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng bị thâm hụt do sự gia tăng khối lượng tài sản dài hạn. Tuy nhiên, việc gia tăng tài sản dài hạn là cần thiết và đúng đắn, nên ta sẽ xem xét yếu tố còn lại ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng là nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp cấu thành từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Trong năm 2010, doanh nghiệp có xu hướng gia tăng tỷ trọng của 2 loại nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn, đó là lý do mà thâm hụt vốn lưu động ròng của doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với năm 2009 (đã phân tích ở 2.2.2.2). Tuy nhiên, mỗi loại

nguồn vốn lại có tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn trước khi quyết định sử dụng nguồn vốn nào. Đối với việc gia tăng các khoản nợ vay dài hạn, tuy sẽ tạo lợi thế về thuế, gia tăng lợi nhuận nhưng doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán lãi hàng kỳ và áp lực thanh toán vốn lớn khi các khoản nợ đến hạn trong tương lai. Đối với việc gia tăng vốn chủ sở hữu, tuy đem lại cho doanh nghiệp mức độ an toàn tài chính cao, tuy nhiên việc huy động vốn tương đối khó khăn và bị động, ngoài ra còn tác động theo hướng giảm ROE của doanh nghiệp nếu quy mô hoạt động của doanh nghiệp không gia tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu docx (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w