0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Một vài khuyến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SƠ THẢO VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 44 -68 )

5. KẾT LUẬN

5.2 Một vài khuyến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo

Để hạn chế ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá, chúng tôi khuyến nghị nhà hoạch định chính sách trước tiên cần chú ý cú sốc tỷ giá hối đoái

có tác động lớn đến các chỉ số giá hay nói cách khác là tác động lớn đến đời sống người dân. Trong dài hạn mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn. Và khi xảy ra cú sốc, quá trình điều chỉnh về cân bằng mất nhiều thời gian, do đó nhà hoạch định chính sách nên chủ động đặt ra một lộ trình hợp lý để phá giá dần VND với biên độ hợp lý, đều đặn để giảm các cú sốc điều chỉnh đột ngột tỷ giá hối đoái đến đời sống xã hội. Ngoài ra, để tránh hiệu ứng tâm lý găm giữ ngoại tệ khi đồng nội tệ mất giá, nhà hoạch định chính sách cần chủ động công bố định hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái để doanh nghiệp và người dân biết để hoạch định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chi tiêu của mình.

Chúng tôi nhận thấy nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

 Do chỉ số giá sản xuất và nhập khẩu của Việt Nam được tính theo quí chứ

không phải theo tháng nên với việc sử dụng chuỗi thời gian theo quí có thể đã làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chạy mô hình, đặc biệt là về độ trễ tác động của các cú sốc.

 Lượng hàng nhập lậu không qua con đường chính thức ở Việt Nam rất lớn

nhưng không được tính vào chỉ số giá nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến mức chính xác của số liệu về chỉ số giá nhập khẩu, về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và qua đó làm ảnh hưởng đến kết quả mô hình.

 Do Việt Nam không có chỉ số giá sản xuất chung nên chỉ số giá sản xuất

được tác giả ước lượng bằng việc lấy giá trị trung bình của chỉ số giá sản xuất công nghiệp và chỉ số giá sản xuất nông nghiệp.

Để bổ sung vào nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy cần thực hiện một số nghiên cứu mở rộng như sau:

 Vì VND mới thực sự được phá giá với biên độ lớn trong khoảng thời gian từ

năm 2008 tới nay, nên cần phải tiếp tục cập nhật về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong các kỳ nghiên cứu tiếp theo.

hình ECM.

 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Hữu Tuấn, 2010. Hướng đến cân bằng cán cân thương mại Việt

Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí

Minh

2. Bạch Thị Phương Thảo, 2011.Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá

tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh

1. Abdelhak Senhadji et al., 2007. Tunisia: Selected Issues. IMF Country

Report No. 07/319. International Monetary Fund. [Online] Available at http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2007/cr07319.pdf [Accessed at 12 February 2012].

2. Choudhri, E. and Hakura, D., 2001.Exchange Rate Pass-Through to

Domestic Prices: Does the Inflationary Environment Matter?. IMF. [Online]

Available at: http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2001/wp01194.pdf

[Accessed 25 February 2012].

3. Daniel and Marco Rossi, 2002. Exchange Rate Pass-Through in Turkey.

IMF. [Online] Available at:

http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2002/wp02204.pdf [Accessed 25 February 2012].

4. Devereux, M., C. Engel and P. Storgaard, 2004. Endogenous Exchange Rate

Pass-Through When Prices Are Set in Advance, Journal of International Economics, Vol 63, page 263-291

5. Faruqee, H. , 2006. Exchange Rate Pass Through in the Euro Area. IMF

Staff Papers, 53(1), page 63-88.

6. Hyder, Z, and Shah, S., 2004. Exchange Rate Pass-Through to Domestic

Prices in Pakistan. State Bank of Pakistan. Working Papers. [Online]

Available at: http://129.3.20.41/eps/mac/papers/0510/0510020.pdf

7. Ito and Sato, 2006. Exchange Rate Changes and Inflation in Post-Crisis Asian Economies: VAR Analysis of the Exchange Rate Pass-

Through.University of Tokyo. [Online] Available at:

http://www.rieti.go.jp/jp/publications/dp/06e018.pdf [Accessed 25 February 2012].

8. John Beirneand Martin Bijsterbosch, 2009. Exchange Rate Pass-Through In

Central And Eastern European Member States.European Central Bank.

[Online] Available at

http://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/scpwps/ecbwp1120.pdf [Accessed 10 February 2012].

9. Lian An, Jian Wang, 2011.Exchange Rate Pass-through: Evidence Based on

Vector Autoregression with Sign Restrictions. Federal Reserve Bank of Dallas. Working Paper No. 70. [Online] Available at:

http://www.dallasfed.org/institute/wpapers/2011/0070.pdf [Accessed 10 February 2012].

10.Mann, C.L, PETER HOOPER, 1986. Exchange Rate Pass-through in the

1980s: The Case of U.S. Imports of ManufacturesFederal Reserve Board. [Online] Available at:

http://www.brookings.edu/~/media/Files/Programs/ES/BPEA/1989_1_bpea_ papers/1989a_bpea_hooper_mann.pdf [Accessed 10 February 2012].

11.Mann, C.L., 1986. Prices, Profit Margins and Exchange Rates. Federal

Reserve Bulletin. [Online] Available at:

http://fraser.stlouisfed.org/docs/publications/FRB/pages/1985- 1989/31910_1985-1989.pdf [Accessed 10 February 2012].

12.McCarthy, Jonathan, 2000. Pass-Through of Exchange Rates and Import

Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies. Federal Reserve Bank of New York. [Online] Available at

http://www.newyorkfed.org/research/staff_reports/sr111.pdf [Accessed 25February 2012].

13.McCarthy, Jonathan, 2006. Pass-Through of Exchange Rates and Import

Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies. Federal Reserve Bank of New York. [Online] Available at:

http://www.newyorkfed.org/research/economists/mccarthy/passthru.pdf [Accessed 25February 2012].

pass – through in emerging market. ECB. [Online] Available at:

http://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/scpwps/ecbwp739.pdf [Accessed 25February 2012].

15.Marco Rossi and Daniel Leigh, 2006. IMF Working Paper No. 02/204 . Exchange Rate Pass-Through in Turkey. [Online] Available at:

http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=880852 [Accessed 25February 2012].

16.Miguel Savastano etal., 2005. IMF Country Report No. 05/179. International

Monetary Fund. [Online] Available at

http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2005/cr05179.pdf [Accessed 25 March 2012]

17. Nkunde Mwase, 2006. IMF Working Papers with number 06/150. An

Empirical Investigation of the Exchange Rate Pass-Through to Inflation in Tanzania. [Online] Available at

http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2006/wp06150.pdf [Accessed 12 March 2012].

18.Nombulelo Duma, 2008. Pass-Through of External Shocks to Inflation in Sri

Lanka. IMF Working Paper 08/78. IMF. [Online] Available at

http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2008/wp0878.pdf[Accessed 12

March 2012].

19.Olivier de Bandt et al., 2007. Measuring Long-Run Exchange Rate Pass-

Through.Banque de France, Paris, France.[Online] Available at http://www.economics-ejournal.org/economics/journalarticles/2008-6 [Accessed 10 February 2012].

20.Orivwote và Omojimite, 2012. An Empirical Investigation of Exchange

RatePass-Through into Domestic Prices in Nigeria. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences. ISSN 1450-2275 Issue 45 (2012). Page 61-72.

21.Rochelle Edge, 1995. Modelling import prices in the treasury

Macroeconometric (trym) model. The Econometrics Conference at Monash University, 13-14 July1995. [Online] Available at

http://www.treasury.gov.au/documents/239/PDF/paper09.pdf [Accessed 10 February 2012].

22.Rudrani Bhattacharya et al., 2008. Exchange rate pass-through in India. National Institute of Public Finance and Policy, New Delhi. [Online] Available athttp://macrofinance.nipfp.org.in/PDF/BPS2008_erpt.pdf [Accessed 10 February 2012]

23.Rudrani Bhattacharya et al., 2011. Monetary policy transmission in an

emerging market setting. IMF Working Paper 11/5. International Monetary Fund. [Online] Available at

http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2011/wp1105.pdf [Accessed at 10 March 2012]

24.Sanjay Gaurisankar et al., 2011. Short-Run And Long-Run Relationship

Between Money And Prices: The Case Of Suriname. Central Bank of Suriname. [Online] Available at http://www.ccmf-

uwi.org/files/publications/conference/2011/7_1-Gaurisankar_Jahangir- Abdoelrahman_Eckhorst_Amatali-Sisal_Warsosemito_Wondel-p.pdf [Accessed 10 February 2012].

25.Sophocles N. Brissimis, Theodora S. Kosma, 2006. Market Conduct, Price

Interdependence And Exchange Rate Pass-Through,Bank Of Greece. [Online] Available at

http://www.bankofgreece.gr/BogEkdoseis/Paper200651.pdf [Accessed 10 February 2012]

26.Staff Studies for the World Economic Outlook, By the Research Department

of the International Monetary Fund, July 1986.

27.Thierry Tressel, Atilla Arda, 2011. IMF Country Report No. 11/116.

International Monetary Fund. [Online] Available at

http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2011/cr11116.pdf [Accessed 12 March 2012]

28.Vo Van Minh, 2009. Exchange Rate Pass-Through and Its Implications for

Inflation in Vietnam. VDF Working Paper No. 0902. [Online]. Available at http://www.scribd.com/doc/87643699/Exchange-Rate-Pass-through-and-Its- Implications-for-Inflation-in-Vietnam [Accessed 25February 2012]

29.Xiaowen Jin, 2010. An empirical study of exchange rate pass through in

China. Ludwig Maximilians University Munich. [Online] Available at http://economics.soc.uoc.gr/macro/docs/Year/2011/papers/paper_1_19.pdf [Accessed 10 February 2012].

PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Tổng quan chung về diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam 1. Biến động tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Điều hành tỷ giá là một bài toán khó đối với bất kỳ quốc gia nào. Với một quốc gia có độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn thì vấn đề điều hành tỷ giá hối đoái ngày càng trở nên quan trọng.

Hiện tại theo như công bố của NHNN, Việt Nam đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền quốc gia khác. Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỉ giá kể từ khi đất nước thực hiện cải cách kinh tế năm 1986. Hình 1 thể hiện biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD từ quí 1 năm 2001 đến quí 4 năm 2011.

Hình 1: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD cùng biên độ dao động tỷ giá Q1.2001 – Q4.2011

Bảng 1: Thống kê các thời điểm điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN từ năm 2008 đến Q2.2011

Thời gian điều chỉnh Mức phá

giá Tỷ giá bình quân liên ngân hàng chính thức do NHNN công bố  16.100VND/USD (01/2008 – 06.2008)  16.500VND/USD (06/2008 –đến 12/2008)  17.000VND/USD (01/2009 đến 11/2009)  17.910 VND/USD (12/2009 đến 02/2010)  18.544VND/USD (02/2010 đến 08/2010)  18.932 VND/USD (08/2010 đến 02/2011)  20.693VND/USD (từ 02/2011 đến tháng 12/2011 -2,5% -3% -5,35% -3,53% -2,09% -9,3% Biên độ dao động tỷ giá  +/-0.75 (12/2007 đến 03/2008)  +/-1% (03/2008 đến 06/2008)  +/-2% (06/2008 đến 11/2008)  +/-3% (11/2008 đến 03/2009)  +/-5% (03/2009 đến 11/2009)  +/-3% (11/2009 đến 02/2011)  +/-1% (02/2011 đến tháng 12/2011)

(Nguồn: NHNN, Thống kê của tác giả)

Nhìn vào diễn biến tỷ giá danh nghĩa (hình 1 và bảng 1) giai đoạn này có thể thấy tỉ giá VND/USD diễn biến theo hai giai đoạn rõ rệt:

Giai đoạn từ năm 2001 – 2007: đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam khá ổn định và tỷ giá danh nghĩa VND/USD gần như được neo giữ tương đối cứng nhắc theo đồng

USD. Tỷ giá chính thức do NHNN công bố được điều chỉnh dần từ mức 14.000VND/USD năm 2001 lên 16.100VND/USD năm 2007; biên độ dao động tỷ giá cũng chỉ biến động nhẹ từ mức +/-0,25% ( từ năm 2002 đến 2007) lên +/-0,5% năm 2007 .

Giai đoạn 2008 – Q2.2011: với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 cùng những bất ổn vĩ mô từ nội tại của của nền kinh tế Việt Nam, VND có xu hướng mất giá mạnh so với USD trong khoảng hơn 3 năm cùng với nhiều lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ dao động, VND đã mất giá gần 30% so với USD. Đồng thời, biên độ giao động tỷ giá cũng được NHNN điều chỉnh tăng mạnh so với giai đoạn kinh tế ổn định. Các lí do lí giải thích cho việc VND bị phá giá mạnh trong thời gian trên được cho được cho là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

2. Việt Nam đồng được định giá cao hay thấp?

Tuy mức phá giá lớn nhưng hiện nay giá trị của VND là cao hay thấp so với đồng tiền các nước khác? Để trả lời câu hỏi này tác giả sẽ ước tính thêm tỉ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER) và tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER) của Việt Nam theo hai phương pháp (phương pháp nhân và phương pháp cộng).

Giỏ tiền tệ mà tác giả lựa chọn ở đây bao gồm đồng tiền 9 đối tác thương mại chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hongkong, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, EURO, Nhật và Úc. Chín đối tác thương mại trên chiếm trung bình khoảng 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam.

Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định giá thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 đồng nội tệ đang định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ”.

Kết quả hai phương pháp tính cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa hai chỉ số tìm được, nếu quan sát bằng đồ thị thì chúng gần như trùng với nhau.

Hình 3: Biến động NEER, REER và tỷ giá danh nghĩa VND/USDcủa Việt Namtừ Q1.2001 đến Q4.2011

Nguồn: IMF, GSO và tính toán của tác giả

Ghi chú: NEER* và REER* tính theo phương pháp nhân. NEER và REER tính theo phương pháp cộng.

Hình 3 cho thấy xu hướng biến động của NEER và tỷ giá danh nghĩa VND/USD trong giai đoạn khảo sát là khá tương đồng. Từ năm 2001 đến gần cuối năm 2003, NEER bám khá sát REER và cả hai chỉ số đều tăng, tức VND thực sự mất giá so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính. Tuy nhiên từ năm 2004, do tác động của lạm phát Việt Nam cao hơn hẳn các đối tác thương mại làm tỷ giá danh nghĩa ngày càng rời xa tỉ giá thực. Với mức mất giá gần 30% so với USD từ đầu năm 2008 đến nay nhưng thực tế vào cuối quí 4 năm 2010 VND đang được định giá cao hơn đồng tiền của các đối tác thương mại chính khoảng 8-9%; điều này là một trong nguyên nhân khiến Việt Nam luôn tình trạng nhập siêu, thâm hụt thương mại kéo dài. Cũng có thể chính vì lý do này mà trong quý 1 năm 2011 NHNN đã phá giá VND đến 9.3% để tạo ra mức cân bằng giá trị VND so với các đồng tiền của các đối tác thương mại. NEER* REER* NEER REER VND/USD

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Việt Nam Thái Lan Phillipines Indonesia

3. Tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá

3.1Việt Nam là một nước lệ thuộc lớn vào nhập khẩu

Để đánh giá mức phụ thuộc hàng nhập khẩu của một quốc gia, tỷ số tổng giá trị nhập khẩu/GDP được sử dụng. Quan sát bảng 2 và hình 4 cho thấy Việt Nam có mức phụ thuộc hàng nhập khẩu rất lớn khi so sánh với một số quốc gia Đông Nam Á khác.

Bảng 2 : Tỷ trọng nhập khẩu/GDP (%)

Việt Nam Thái Lan Phillipines Indonesia

2001 57 59 53 31 2002 62 58 56 26 2003 68 59 55 23 2004 73 66 54 28 2005 74 75 52 30 2006 78 70 48 26 2007 93 65 43 25 2008 93 74 39 29 2009 79 58 33 21 2010 83 64 37 23

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu của World bank

Hình 4: Tỷ trọng nhập khẩu/GDP của Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á (%)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái”, với sự phụ thuộc lớn vào hàng nhập khẩu như trường hợp của Việt Nam thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá được cho rằng sẽ có giá trị lớn khi so sánh với các nước có mức lệ thuộc vào nhập khẩu thấp hơn.

3.2Tỷ gía hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam (hình 5) thì máy móc thiết bị và nguyên nhiên phụ liệu chiếm đến 77% tổng giá trị nhập khẩu; hàng lương thực phẩm nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 1,32%.

Hình 5: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

Nguồn: GSO, tính toán của tác giả

Do trình độ sản xuất trong nước còn yếu kém nên hầu hết các loại nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị dùng phục vụ sản xuất đều được nhập khẩu là điều dễ hiểu. Theo những số liệu mà Bộ Công thương cung cấp, công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hoá linh kiện của Việt Nam mới chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực. Do đó tác giả cho rằng biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng mạnh đến chỉ số giá sản xuất của Việt Nam.

Hình 6 biểu diễn biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD và các chỉ số giá nhập khẩu (IMP) và chỉ số giá sản xuất (PPI); và các biến động động này có xu hướng tương đồng với nhau cho thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa IMP, PPI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SƠ THẢO VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 44 -68 )

×