Hàm phản ứng xung (Impulse response function)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SƠ THẢO VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.2.1 Hàm phản ứng xung (Impulse response function)

Kết quả hàm phản ứng xung được ước đoán cho 8 quý (2 năm); phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng để tính toán mức tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá; thứ tự Cholesky như sau

( )

Trong đó ký hiệu Δ biểu thị các giá trị ở chuỗi sai phân bậc một. Hình 4.1 cho thấy tác động tích lũy của các chỉ số giá và bản thân NEER do chịu ảnh hưởng từ sự biến động của 1 đơn vị độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực NEER.

Hình 4.1: Tác động tích lũy do sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER

Để đo lường mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái, cú sốc tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực NEER sẽ được chuẩn hóa từ cú sốc do thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER thành cú sốc do thay đổi 1% đơn vị độ lệch chuẩn của NEER. Nhiều nghiên cứu trước đây đã áp dụng phương pháp được gọi là “chuẩn hóa cú sốc tỷ giá hối đoái” để đo lường mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái.

Phương pháp này lần đầu được giới thiệu bởi Daniel và Marco Rossi (2002), và công thức chuẩn hóa như sau:

PTt,t+j = Pt,t+j/Nt,t+j

Trong đó:

Pt,t+j: sự thay đổi tích lũy của các chỉ số giá trong giai đoạn j do tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái

Nt,t+j : sự thay đổi tích lũy của tỷ giá do tác động của cú sốc từ chính nó trong giai đoạn j .00 .04 .08 .12 1 2 3 4 5 6 7 8

Accumulated Response of DLNNEER to DLNNEER

-.04 .00 .04 .08 .12 .16 .20 1 2 3 4 5 6 7 8

Accumulated Response of DLNIMP to DLNNEER

-.04 .00 .04 .08 .12 1 2 3 4 5 6 7 8

Accumulated Response of DLNPPI to DLNNEER

-.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8

Accumulated Response of DLNCPI to DLNNEER

Bảng 4.1: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER Kỳ (quý) 1 2 3 4 5 6 7 8 IMP 0.136 0.494 0.757 0.978 1.386 1.456 1.428 1.830 PPI 0.516 0.657 0.837 0.919 1.208 1.097 0.888 0.832 CPI 0.186 0.148 0.299 0.344 0.492 0.470 0.508 0.595

Nguồn: tính toán của tác giả

Hình 4.2: Tổng hợp phản ứng của ba chỉ số giá với cú sốc 1% của NEER

Như vậy, khi so sánh độ lớn của các mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá; kết quả mô hình định lượng cho thấy mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất; mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất cũng rất lớn; thấp nhất là độ lớn của mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng. Tất cả các mức truyền dẫn này đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

Trong 8 quý kể từ khi xảy ra cú sốc tỷ giá hối đoái, mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu lớn nhất ở quý thứ 8, mức truyền dẫn đến chỉ số giá sản lớn nhất ở quý thứ 5 và mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng là lớn nhất ở quý 8. Đáng chú ý, mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn kể từ quý thứ 5 trở đi và mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất là hoàn toàn trong thời gian từ quý thứ 5 đến quý thứ 6.

Khi so sánh với các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) tại

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 1 2 3 4 5 6 7 8 DLNIMP DLNPPI DLNCPI

Bảng 4.2, Bạch Thị Phương Thảo (2011) Bảng 4.3 có thể thấy độ lớn của mức truyền dẫn này đang có xu hướng tăng nhanh.

Bảng 4.2: Độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu của Võ Văn Minh (T1.2001 – T2.2007)

Nguồn: Võ Văn Minh (2009)

Bảng 4.3: Độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu của Bạch Thị Phương Thảo (Q1.2001 – Q2.2011)

Kỳ (quý) 1 2 3 4 5 6 7 8

IMP 0.0204 0.3109 0.2235 0.2059 0.7723 0.3841 0.5241 0.3605 PPI 0.1218 0.3027 0.2466 0.3078 0.7366 0.5096 0.4611 0.3074 CPI 0.0002 0.0911 0.1254 0.1673 0.3964 0.3281 0.3208 0.2459

Nguồn: Bạch Thị Phương Thảo (2011)

Khi so sánh với kết quả từ một số nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái của các nước châu Á (Bảng 4.4) có thể thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá của Việt Nam hầu như đều cao hơn so với một số nước châu Á. Điều này cho thấy các chỉ số giá cả tại Việt Nam rất nhạy cảm với sự biến động tỷ giá hối đoái so

với nhiều nước châu Á.

Bảng 4.4: Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái của một số quốc gia châu Á

Nguồn: Ito và Sato (2006)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SƠ THẢO VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)