Câu 16: Cổ Phiếu
Bình luận về vấn đề phát hành cổ phiếu ở Việt Nam
cho các nhà đầu tư và sau đó cổ phiếu được phép giao dịch trên thị trường. Để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, nhiều quốc gia trên thế giới đều quy định chặt chẽ về điều kiện để một doanh nghiệp thực hiện IPO. Mặc dù trình độ phát triển và thực trạng từng nền kinh tế khác nhau, nhưng nhìn chung một doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, đều phải tuân thủ những điều kiện bắt buộc về số vốn điều lệ tối thiểu như: Tính chất đại chúng thể hiện ở tỷ lệ số lượng cổ đông nắm giữa cổ phiếu; Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tính khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được từ đợt chào bán ra công chúng và cuối cùng là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và trình độ.
Ở Việt Nam, văn bản hiện hành về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng quy định cụ thể những điều kiện nêu trên. Do đó, về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế, doanh nghiệp muốn thực hiện IPO, doanh nghiệp phải có tiềm lực về vốn, phải thể hiện tính chất đại chúng và sẵn sàng trở thành đại chúng. Như vậy, hiểu thế nào là một đợt IPO thành công/hiệu quả?
Một số ý kiến cho rằng thành công của đợt IPO phụ thuộc vào 5 nhân tố: Tiềm lực doanh nghiệp; Thực trạng TTCK; Khối lượng phát hành; Quy mô đăng ký; Giá khởi điểm. Trong điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay, một vài doanh nghiệp đã tiến hành IPO vừa qua, giá trúng thầu rất cao, bán hết số lượng cổ phần dự kiến phát hành. Nếu xét ở góc độ doanh nghiệp – nhà phát hành, như vậy là hiệu quả. Nhưng xem xét ở góc độ nhà đầu tư, thì mua được lượng chứng khoán lớn chưa hẳn đã được coi là hiệu quả. Về mặt lý thuyết, giá trúng thầu rất quan trọng của một đợt đấu giá, giá này phản ánh giá trị của doanh nghiệp và có tác động tới các nhà đầu tư trong việc đưa ra giá mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế vì nhiều lý do, trong đó có yếu tố kinh doanh theo “ bầy đàn”, nên giá trúng thầu chưa hẳn nói nên sự thật về tiềm lực của doanh nghiệp hiện tại và triển vọng trong tương lai. Đã có nhà đầu tư đặt giá rất cao, thậm chí gấp hàng trăm lần mệnh giá của cổ phiếu, nhưng lại không có ý định đầu tư, vì thế giá trúng thầu chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu về cổ phiếu cổ phiếu của doanh nghiệp. Nên trong một số trường hợp giá trúng thầu cao nhất lại không phải là giá mà nhà đầu tư quan tâm, mà giá trúng thầu bình quân/hoặc thấp nhất lại được số đông các nhà đầu tư chú ý. Trong trường hợp này, bán được giá cao cũng chưa hẳn là đợt IPO hiệu quả. Mặt khác, CPH DNNN, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng không phải là bán được giá càng cao càng tốt để Nhà nước rút được nhiều vốn, mà mục tiêu lớn nhất của CPH là tạo ra động lực giúp doanh nghiệp phát triển, quản trị tốt hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn; đồng thời CPH DNNN hoặc Nhà nước rút bớt phần vốn của mình ra khỏi doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu khác, nhằm mục đích giảm bớt can thiệp của Nhà nước vào
doanh nghiệp, hoặc bằng cách giữ nguyên phần vốn của Nhà nước, nhưng thu hút thêm vốn của các cổ đông bên ngoài, các nhà đầu tư chiến lược để cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp. Còn các yếu tố thị trường, cũng như khối lượng phát hành có tác động không nhỏ đến việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Nhưng không vì thế mà việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sẽ không thành công khi thị trường đang có những biến động thất thường, bởi nhà đầu tư vẫn quan tâm đến cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có nhiều triển vọng trong tương lai. Như vậy, yếu tố thị trường có tác động đến cung cầu trên TTCK nói chung, IPO nói riêng, nhưng một số trường hợp không hẳn quyết định sự thành công của IPO. Vì vậy, 5 yếu tố kể trên nên coi nó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến IPO. Vậy, thành công của IPO được hiểu như thế nào? Theo chúng tôi, phát hành lần đầu ra công chúng được coi là hiệu quả khi số lượng dự kiến vốn huy động được thể hiện bằng các cổ phiếu phát hành bán hết với giá cả hợp lý.
Trước hết, về khối lượng phát hành. Khối lượng phát hành nói lên mức cung của đợt IPO, khối lượng này phải phù hợp với khối lượng vốn dự kiến huy động và tính đến hiệu quả của việc sử dụng số vốn huy động được sau đợt IPO. Còn giá bán được coi là hợp lý đối với cả ba nhà: nhà phát hành - doanh nghiệp, Nhà nước và nhà đầu tư. Đối với nhà phát hành, giá này phản ánh được hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Sau IPO, doanh nghiệp tăng được năng lực tài chính, góp phần cải thiện vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp, cũng như không bị sức ép từ phía nhà đầu tư do sự kỳ vọng quá thái, đôi khi vượt quá tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, tiền bỏ ra mua cổ phiếu của doanh nghiệp, không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc không nhỏ vào những thông tin “đồn thổi”. Nhưng với chi phí bỏ ra ngày hôm nay, nhà đầu tư lại kỳ vọng trong tương lai, giá cổ phiếu sẽ tăng do doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thu nhập không chỉ có từ cổ tức, mà còn thu nhập từ giá trị gia tăng do chính doanh nghiệp tạo ra. Đối với Nhà nước, qua mỗi đợt IPO không hẳn là vấn đề tối đa hóa việc thu hút thặng dư vốn, mà vấn đề quan trọng hơn là không để mất vốn của Nhà nước, và việc thu hút các cổ đông trong và ngoài nước như thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng nếu thỏa mãn được hai vấn đề nêu trên, thì được coi là đợt IPO hiệu quả.
Trong thời gian vừa qua, việc chậm trễ IPO của một số doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), theo chúng tôi không phải vì lý do thị trường? cũng không phải vì sợ cung quá lớn trong khi nhu cầu của nhà đầu tư lại có hạn nên phải dãn tiến độ, và chắc chắn cũng không vì chưa xác định được giá khởi điểm của ngân hàng này. Bởi một khi đã chấp thuận đấu giá công khai trên thị trường, thì việc bán với giá nào không còn là vấn đề phức tạp, điều quan trọng là trong tương lai doanh nghiệp có tạo ra được giá trị gia tăng như nhà đầu tư kỳ vọng hay không? Việc chậm trễ này, dù lý do nào đi chăng nữa, nó đã dẫn đến chậm tiến độ CPH các DNNN, chậm nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, số vốn đem đấu giá công khai của một số DNNN chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (Ví dụ: Vietcombank là 6,5% khoảng gần 1.000 tỷ đồng) so với giá trị vốn hóa của cả TTCK, nhưng lại là không nhỏ so với một doanh nghiệp đã niêm
yết, vì thế sự chậm trễ này không chỉ làm nản lòng một số nhà đầu tư, mà còn ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý chung của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả IPO trong thời gian tới, cần phải xử lý đồng bộ nhiều vấn đề. Đặc biệt, một trong những vấn đề then chốt nhất là cần tiếp tục đổi mới tư duy, trong đó có vấn đề định giá doanh nghiệp.
Bình luận quan điểm của 1 số nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu mới niêm yết đều tăng.