Câu 13: Trái phiếu

Một phần của tài liệu 24 câu hỏi ôn tập thị trường chứng khoán (Trang 29 - 34)

Trái phiếu doanh nghiệp: là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của DN phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.

Phát hành trái phiêu: là việc bán trái phiếu lần đầu cho các đối tượng mua. Các phuơng thức phát hành trái phiếu: Có 2 phương thức phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.

- Phát hành riêng lẻ :Là việc công ty phát hành chào bán trái phiếu của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ

chức có ý định nắm giữ trái phiếu một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng.

- Phát hành trái phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó trái phiếu có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.

Phương thức phát hành cp ra công chúng:

+Chào bán sơ cấp: phát hành cổ phiếu bổ sung của cty cho rộng rãi ra công chúng.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nhà nước trong tg chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký từ 10 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá trị kế toán.

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành

- Không có nợ phải trả quá hạn trên 1 năm

- Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn và trả nợ đc đại hội cổ đông thông qua

- Có cam kết của tổ chức phát hành về thực hiện nghĩa vụ đối với nhà đầu tư Về phương thức phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương thức phát hành sau: Bảo lãnh trái phiếu, Đại lý phát hành trái phiếu và Đấu thầu trái phiếu.

Khi tiến hành phát hành trái phiếu, DN phải thực hiện công bố thông bố thông tin về việc phát hành trái phiếu ít nhất trên 3 số báo liên tiếp của 1 tờ bảo Trung ương hoặc 1 tờ báo địa phương nơi Dn đặt trụ sở chính. Đồng thời DN phải niêm yết công khai các thông tin về phát hành trái phiếu tại trụ sở của DN, tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, tổ chức đấu thầu và các địa điểm phân phối trái phiếu. Tùy vào đk cụ thể, Dn có thể sử dụng thêm các phương tiện khác để công bố thông tin như đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử,...Nội dung thông tin đc công bố gồm: Báo cáo tài chính năm trc phát hành đc kiểm toán, Phương án phát hành trp đã đc thông qua, Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với doanh nghiệp và loại trái phiếu phát hành (nếu có), quyền lợi của người mua trp và cam kết của doanh nghiệp.

Bình luận phát hành trái phiếu DN ở VN

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng thực hiện.

Không những vậy, đây còn được xem là một kênh huy động vốn hữu hiệu nhất khi cánh cửa của nền kinh tế thế giới đã mở toang trước mắt. Nhưng tại sao sau 15 năm (từ năm 1994) ra đời và tồn tại trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa có chỗ đứng?

Hiện tại, đối với doanh nghiệp, thường có 3 hình thức huy động vốn: phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng và phát hành trái phiếu. Với trái phiếu, trên thị trường chỉ có hai loại trái phiếu doanh nghiệp là: trái phiếu vay nợ thông thường và trái phiếu vay nợ được chuyển đổi thành cổ phiếu. So với vay vốn tín dụng thì huy động trái phiếu có nhiều ưu thế hơn. Nếu vay tín dụng, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, có dự án khả thi, phải trả lãi và vốn gốc định kỳ hằng tháng theo hướng dư nợ giảm dần còn phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì không.

Một số chuyên gia tài chính cũng nhận định, trái phiếu doanh nghiệp có những thế mạnh riêng biệt so với các loại hình huy động vốn cổ điển bởi chi phí vốn huy động trái phiếu luôn thấp hơn huy động cổ phiếu. Ngoài ra, với kênh huy động vốn bằng trái phiếu, doanh nghiệp không sợ bị chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp hay bị thao túng bởi các cổ đông bên ngoài như phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp cũng không phải chia sẻ lợi nhuận cho các cổ động bằng cổ tức cao khi doanh nghiệp kinh doanh tốt mà lợi tức chỉ chia sẻ trong phạm vi lãi suất được định khi phát hành. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn như hiện nay.

Đơn cử như, công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa phát hành trái phiếu kèm theo quyền mua sản phẩm căn hộ chung cư với tổng số vốn huy động là 100 tỷ đồng. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 500 triệu đồng, lãi suất 4,4% trong vòng 6 tháng. Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai mới đã phát hành trái phiếu đợt 2, giá trị lên đến 350 tỷ đồng (đợt 1 phát hành vào tháng 9/2008). Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp, có kỳ hạn 2 và 3 năm, ghi sổ, lãi suất thực hiện thả nổi, điều chỉnh 6 tháng một lần. Mới đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) cũng đã phát hành trái phiếu bằng Việt NamD năm 2009.

Cần có cơ chế thoáng

Dù đã linh động với sản phẩm mới này nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế và không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này thể hiện qua hơn 1 năm qua, chỉ có chưa đến 10 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công. Nguyên nhân do độ tin cậy của phần lớn các doanh nghiệp đối với nhà đầu tư chưa cao, các trái phiếu chưa được định hạn. Sau khi Nghị định 52/CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu bắt buộc minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng lại e ngại chuyện... minh bạch. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có đủ các điều kiện: Có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm; Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua...

Nhà đầu tư cho rằng trái phiếu doanh nghiệp không thực sự hấp dẫn, lãi suất trái phiếu cũng chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn. Một số quan điểm khác lại cho rằng, dù lãi suất trái phiếu doanh nghiệp có hấp dẫn đi chăng nữa thì các nhà đầu tư vẫn ngại nếu tính thanh khoản kém. Do vậy cũng cần phải hình thành các cơ cấu trung gian để tăng thanh khoản như lập các quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở, tạo các sản phẩm phái sinh trên trái phiếu..

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, thị trường trái phiếu sơ cấp đang có những dấu hiệu khả quan. Từ đầu năm 2009 đến nay, số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công là 13 so với 7 đợt trong cả năm 2008; đồng thời, quy mô phát hành lớn gấp gần 2 lần so với năm 2008, với tổng giá trị trên 12.000 tỷ đồng. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các trung gian tài chính khi đóng vai trò là tổ chức tư vấn và thu xếp phát hành.

Các trung gian tài chính thu xếp phát hành trái phiếu đang phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2006, 2007, trung gian tài chính tham gia thị trường trái phiếu chỉ là các ngân hàng thương mại thì giờ đây có thêm công ty tài chính, công ty chứng khoán. Quy mô thu xếp vốn (gồm cả thu xếp và bảo lãnh phát hành) cũng tăng lên.

Hoạt động thu xếp vốn bao gồm đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành. Các tổ chức tài chính trung gian thu xếp vốn tiêu biểu thuộc khối ngân hàng thương mại có HSBC, ANZ, Citi bank, BIDV; khối công ty chứng khoán có SSI, FPTS, BSC, HBBS; khối công ty tài chính có PVFC. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức trung gian thu xếp vốn vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ và gặp nhiều vướng mắc trong hoạt động. Có một số lý do dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, sau hơn 9 năm TTCK chính thức hoạt động, hiện thị trường vẫn thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động thu xếp vốn. Mặc dù nghiệp vụ này đã được các ngân hàng thương mại triển khai cách đây vài năm, nhưng đến nay việc cấp giấy phép hoạt động về lĩnh vực này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ chưa đầy đủ, ngoài Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động này đến nay vẫn chưa được ban hành.

Thứ hai, chưa hình thành thông lệ thị trường phát hành trái phiếu chuẩn. Một số đợt phát hành được thực hiện theo thông lệ phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng phần lớn quy trình và tài liệu phát hành trái phiếu mang tính tự phát, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của tổ chức tư vấn thu xếp nên chất lượng tư vấn thu xếp phát hành phần nào bị ảnh hưởng. Điều này, một phần là hệ quả của việc thiếu các văn bản pháp lý điều tiết.

Thứ ba, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên trái phiếu chào bán trên thị trường ở mức kiêm tốn và chất lượng trái phiếu chưa cao, tập trung chủ yếu ở trái phiếu ngân hàng và trái phiếu bất động sản.

Thứ tư, đối tượng nhà đầu tư hạn chế cả về số lượng và quy mô vốn. Hiện nay, đối tượng nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại. Các loại hình nhà đầu tư khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tham gia rất hạn chế và thiếu vắng sự tham gia của ngân hàng đầu tư, quỹ hưu trí hay quỹ tương hỗ. Hơn nữa, quy mô vốn dành cho đầu tư trái phiếu trung - dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của các định chế tài chính và việc đầu tư trung - dài hạn này chịu sự điều tiết của các quy định pháp luật liên quan đến an toàn hoạt động nên phần nào hạn chế khả năng tham gia của nhà đầu tư trên thị trường, dẫn đến tính thanh khoản của thị trường trái phiếu không cao.

Để nâng cao và phát huy vai trò của các trung gian thu xếp vốn trên thị trường trái phiếu sơ cấp giúp thị trường trái phiếu DN phát triển, cần có những giải pháp đồng bộ giải quyết vấn đề từ chính sách, cơ chế điều tiết hoạt động của thị trường,

phát triển cơ sở hạ tầng đến chuẩn hoá hoạt động của bản thân các trung gian tài chính.

Bình luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở VN trong giai đoạn hiện nay?

Hoạt động phát hành TPCP qua hệ thống KBNN đã được thực hiện từ năm 1991. Hiện nay phát hành TPCP thông qua 2 phương thức: phương thức đấu thầu qua TTCK và bảo lãnh phát hành. TPCP được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành hàng năm với khối lượng chủ yếu thông qua các kênh bảo lãnh phát hành và đấu thầu qua TTCK. TPCP niêm yết tại các TTGDCK chiếm khoảng 82% thị trường trái phiếu Việt Nam.

Giai đoạn 2000 - 2005 được xem là giai đoạn hình thành và khởi động TTCK Việt Nam. Do thị trường mới đi vào hoạt động nên việc tham gia đấu thầu còn mang tính thăm dò. Tổng giá trị gọi thầu thành công đang còn thấp. Năm 2006 cùng với sự bùng nổ của TTCK và thực hiện quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của bộ tài chính về tập trung đấu thầu TPCP tại trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giá trị TPCP trúng thầu năm 2006 khoảng 7.885 tỷ gấp 3.3 lần so với năm 2005. Ðầu năm 2007, KBNN đã phát hành thành công TPCP theo lô lớn đầu tiên có tổng khối lượng tính theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng, được phát hành thành ba đợt vào các ngày 19/03/2007, 27/04/2007 và 17/05/2007, có cùng ngày đến hạn thanh toán là 19/03/2012, lãi suất thanh toán hằng năm (7,8%/năm). Tuy nhiên đến cuối năm 2007 thì khối lượng TPCP phát hành thành công giảm một cách đáng kể. Việc đấu thầu không thành công đã làm cho các đợt phát hành TPCP không phát hành được.

Cùng với việc triển khai phương thức đấu thấu TPCP qua TTGDCK, BTC đã thực hiện việc phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành kể từ tháng 09/2000.

Có thể thấy trong giai đoạn đầu từ năm 2000-2002 hoạt động giao dịch của trái phiếu nói chung và TPCP nói riêng diễn ra rất manh mún, thưa thớt. Từ năm 2003 đến nay, giá trị giao dịch TPCP tăng mạnh. Do số lượng TPCP được niêm yết tăng lên đáng kể.Hoạt động đấu thầu TPCP:Từ năm 2007 đến nay xảy ra một nghịch lý là số lượng thành viên tham gia đấu thầu ngày một tăng, khối lượng đăng ký đấu thầu cũng vượt quá khối lượng gọi thầu, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu, điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào TTTP ngày một tăng nhưng khối lượng trúng thầu ngày một giảm. Việc đấu thầu không thành công đã làm cho các đợt phát hành TPCP không phát hành được.

Khối lượng từng TPCP niêm yết có quy mô nhỏ,giao dịch trái phiếu có kì hạn ngắn chiếm chủ đạo.

Công tác kế hoạch hóa phát hành TPCP thực hiện chưa tốt,thiếu tính dự báo dài hạn làm cho hoạt động mang tính bị động và trùng lặp dẫn đến lãng phí và đạt hiệu quả không cao.

Giải pháp:

Đa dạng hóa hình thức TPCP, đa dạng hoá không chỉ là việc phát hành nhiều loại TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng hóa về lãi suất, loại hình và phương thức thanh toán vốn gốc và lãi TPCP, hoàn thiện phương thức phát hành TPCP. Đẩy mạnh phương thức phát hành qua đấu thầu và đấu giá qua

trung tâm giao dịch chứng khoán vì đây là phương thức tiên tiến và tạo khả năng tạo thị trường giao dịch sôi động và phát triển các nhà tạo lập thị trường TPCP, đồng thời đây cũng là phương thức phát hành mà lãi suất trái phiếu được xác định theo cơ chế thị trường.

Câu 14: Ý nghĩa xác định độ co giãn giá trái phiếu theo lãi suất?

Một phần của tài liệu 24 câu hỏi ôn tập thị trường chứng khoán (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w