Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã bắc kạn và đề xuất phương án xử lý phù hợp (Trang 46 - 54)

a, Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kạn nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 22003’55’’ ÷ 22012’50” vĩ độ Bắc và từ 105046’30” ÷ 105056’20” kinh độĐông. Địa giới hành chính gồm:

Phía Bắc giáp huyện Bạch Thông. Phía Nam giáp huyện Chợ Mới. Phía Đông giáp huyện Bạch Thông. Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

Thị xã Bắc Kạn cách thủđô Hà Nội 170 km, cách thành phố Thái Nguyên 80 km về phía Bắc, cách thị xã Cao Bằng 150 km về phía Nam theo Quốc lộ số 3. Lợi thế lớn nhất của thị xã Bắc Kạn là có Quốc lộ 3 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước [35].

b, Địa hình

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo, nằm dọc theo hai bờ sông Cầu, xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ

150 m đến 200 m. Đỉnh núi cao nhất là Nặm Dắt (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m. Địa hình thị xã được chia thành 3 loại chính:

- Địa hình núi đá vôi tập trung ở xã Xuất Hóa, địa hình cheo leo, đỉnh núi lởm chởm, sắc nhọn, hiểm trở.

- Địa hình vùng núi đất: là nơi phân bố hầu hết các xã, phường, có độ cao từ

150 m đến 160 m so với mực nước biển. Dưới các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài đã

được nhân dân khai thác trồng trọt.

- Địa hình thung lũng: có địa hình tương đối bằng phẳng, là khu vực phân bố

c, Khí hậu, thủy văn

Thủy văn

Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau. Ngoài sông Cầu, trong địa bàn khu vực nghiên cứu còn có 5 phụ

lưu khác là các nhánh sông, suối chảy vào sông Cầu: sông Nậm Cắt, suối Nông Thượng, suối Thị Xã, suối Pá Danh [35].

Khí hậu

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Thị xã Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400-1900 mm, cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 11, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 9 chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độẩm không khí trung bình 82-85%. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), nóng ẩm mưa nhiều [35].

- Nhiệt độ trung bình năm 21,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất 27,60C, nhiệt

độ trung bình thấp nhất 14,70C.

- Lượng mưa trung bình năm 1.436 mm và tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1.

- Tổng số giờ nắng trung bình 1.540 - 1750 giờ/năm

- Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất 89% vào tháng 3 và tháng 4, thấp nhất 80% vào tháng 11 và tháng 12.

- Hướng gió cũng thay đổi theo mùa rõ rệt và phù hợp với sự thay đổi của hoàn lưu gió mùa, nhưng do vướng núi nên tốc độ gió nhỏ hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Nhìn chung thời tiết của thị xã với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Bảng 3.1: Diễn biến khí hậu thị xã Bắc Kạn năm 2012 Tháng Nhiệt độ trung bình tháng (0C) Độẩm không khí trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm) Tốc độ gió trung bình (m/s) Số giờ nắng trung bình (giờ) 1 17,2 80 68,1 2,8 61 2 19,8 78 1,7 2,8 136 3 21 78 14,9 2,7 80 4 22,7 85 89 3,2 67 5 27,4 83 88,4 2,9 121 6 28,3 84 237,9 2,5 131 7 28,4 85 242 2,3 185 8 27,2 87 186,2 2,1 168 9 27,1 87 97,5 2,4 174 10 23,6 78 3,1 2,2 143 11 19,2 79 0,5 2,3 130 12 17,2 81 54,7 2,5 87 (Nguồn [30]) d, Tài nguyên đất Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.688,00 ha chiếm 2,82% diện tích tự

nhiên của tỉnh. Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, đất của thị xã được chia thành các loại chính sau:

+ Đất phù sa sông: Có khoảng 249,40 ha, phân bố nhiều ở phường Nguyễn Thị Minh Khai, Sông Cầu. Loại đất này nằm ởđịa hình thấp thường được tiếp nhận sản phẩm xói mòn từ đất đồi núi đổ xuống theo dòng chảy của sông ngòi. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng. Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.

+ Đất phù sa ngòi suối: Có diện tích 541,72 ha, là sản phẩm của quá trình xói mòn từ đồi núi đưa xuống theo dòng chảy, độ che phủ càng thấp thì độ xói mòn càng mạnh. Thành phần cơ giới nhẹ, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng

nặng song tùy thuộc vào đá mẹ nên tính chất cũng khác nhau. Về thành phần hóa học, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này có nhiều ở

khu vực ven sông Cầu và các khe suối.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: Có diện tích 15,52 ha, là sản phẩm xói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy được tích tụ ở chân sườn dốc hay các thung lũng lòng chảo, đã được khai phá thành ruộng trồng lúa nước. Loại đất này có địa hình rất phức tạp, phân bố xen kẽ, rải rác ở khắp các đồi núi. Thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình, đất có phản ứng chua, thiếu lân, ở các địa hình cao khả năng rửa trôi càng nhanh, làm cho đất càng nghèo dinh dưỡng.

+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Có diện tích 152,59 ha, đây là loại đất do san đất đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Do thường xuyên bị ngập nước nên đã có hiện tượng gley ở các lớp dưới tầng canh tác, mùn sét và các chất khác bị

rửa trôi nhiều. Đất có tầng canh tác dày 50 cm, các chất đạm, mùn tổng số so với

đất trồng lúa vào loại khá, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu vào loại nghèo, đất rất chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu giảm. Hiện nay đang được khai thác vào trồng lúa hoặc một vụ lúa một vụ màu, nhưng bị

hạn hán do không chủđộng nước nên thường xuyên bỏ hóa vụđông xuân.

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Có diện tích 174,42 ha, phân bố rải rác ven sông suối. Đất có địa hình bằng thoải, độ dốc nhỏ hơn 120, được sử

dụng vào sản xuất nông nghiệp.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên Granit: Có diện tích khoảng 4.780,51 ha, phân bốở hầu hết các xã, phường. Thành phần cơ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống thấp cát càng giảm, tỷ lệ sét tăng dần, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng nhưng có nhiều đá lộ đầu. Hàm lượng mùn cao, độ phân giải các chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tính, ít chua.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất: Có diện tích 6.070,47 ha. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn, đạm tổng số

tương đối cao.

+ Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi: Có diện tích 1.703,37 ha, đất có tầng canh tác mỏng dưới 40 cm, có tỷ lệ sét cao nhưng thoát nước nhanh, tỷ lệ mùn

trong đất khác cao, đạm tổng số cao. Đất có phản ứng ít chua, thích hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày cũng như cây ăn quả [34].

e, Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thị xã gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thị xã. Mực nước Sông Cầu dao động từ 8000 - 30.000 m3/ngày đêm và thường bị nhiễm bẩn sau mỗi đợt mưa lũ, có thể khai thác, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò ở khu vực thị xã và vùng phụ cận cho thấy nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 - 8,1, nhìn chung chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu [34].

f, Tài nguyên rừng

Năm 2010, thị xã có 8.655,75 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 3.208,28 ha rừng trồng nguyên liệu giấy với một số loại cây chủ yếu như: keo tai tượng, keo lá chàm, lát… phân bố nhiều ở các xã ngoại thị. Do thực hiện tốt chương trình 327 (chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc) nên thảm thực vật ở các vùng dự án ngày càng đa dạng, diện tích rừng trồng được củng cố và phát triển. [34]

g, Tài nguyên khoáng sản

Đến nay trên địa bàn thị xã chưa phát hiện được loại tài nguyên khoáng sản quan trọng nào ngoài cát, sỏi, đá vôi … với trữ lượng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thị xã nghèo cả về chủng loại và số lượng [34].

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi th xã Bc Kn

a, Dân số và lao động

Thị xã Bắc Kạn có diện tính 136,880 km2, chiếm 2,8% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 8 đơn vị xã phường. Dân số của thị xã Bắc Kạn năm 2011 là 38.012 người, chiếm 12,7% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 0,93%. Dân cư phân bố chủ yếu ở dọc 2 bên bờ sông Cầu và các dòng sông, suối khác trong lưu vực nơi có địa hình bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp, phát triển KT-XH.

Sự gia tăng dân số sẽ dẫn tới sự gia tăng khai thác Tài nguyên - Môi trường và

đồng nghĩa với việc làm cạn kiệt dần tài nguyên, làm cho các vấn đề môi trường ngày càng trở lên bức xúc và khó giải quyết. Sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị và sự chênh lệnh về tốc độ phát triển dân số giữa các vùng dẫn đến sựđói nghèo ở các vùng nông thôn và sự tiêu phí dư thừa ở các vùng đô thị tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận. Bảng 3.2: Diện tích và dân số thị xã Bắc Kạn năm 2012 TT Đơn vị hành chính Số tổ, thôn Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ (Người/km2) 1 Phường Sông Cầu 21 3,579 8394 2346 2 Phường Đức Xuân 20 5,492 7603 1384 3 Phường Chí Kiên 13 3,440 1320 1320 4 Phường Minh Khai 17 1,175 4561 3.882 5 Xã Dương Quang 10 25,937 2661 103 6 Xã Huyền Tụng 20 27,357 4181 153 7 Xã Xuất Hóa 10 48,049 3030 63 8 Xã Nông Thượng 15 21,852 3041 139 Tổng 126 136,880 38012 278 (Nguồn [36]) b, Tăng trưởng kinh tế

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của Bắc Kạn duy trì tốc độ tăng trưởng đạt mức khá, các chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.

+ Năm 2012 GDP tăng 13% so với năm 2011 (kế hoạch 13,5%), trong đó: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%). Khu vực công nghiệp - XDCB tăng 2,64% (kế hoạch 23%): công nghiệp giảm 14,7% và xây dựng cơ bản tăng 21,4%. Khu vực dịch vụ tăng 20,29% (kế hoạch 14%).

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2011. Sự tăng trưởng về kinh tế trên đã có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh. Một mặt, giúp đời sống vật chất và tinh thần được

cải thiện và ngày một nâng cao, các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, trên cơ sởđó có điều kiện đầu tư trở lại để bảo vệ môi trường.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thị xã Bắc Kạn năm 2012 là 503.391 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của thị xã Bắc Kạn chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong đó về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,22% trong khi công nghiệp và xây dựng chiếm 38,47% và dịch vụ chiếm 50,31% [34].

Hình 3.1: Cơ cu kinh tế th xã Bc Kn năm 2012 [36]

Thương mại, dịch vụ, du lịch:

Hiện nay trên địa bàn có hơn 2.600 hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và trên 400 doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn. Nhìn chung thị trường kinh doanh phát triển ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ và tiêu dùng xã hội đạt 968.465 triệu đồng [36].

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Các cơ sở công nghiệp duy trì và phát triển ổn định nhưng vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 96.147 triệu đồng, bằng 151,77% so với cùng kỳ; một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đạt khá như: khai thác cát, sản phẩm may mặc, gạch nung, giường, tủ, xen hoa cửa sắt…

Nông - Lâm nghiệp:

Cơ cấu ngành nông nghiệp giảm dần nhưng GDP của ngành nông nghiệp vẫn tăng qua các năm. 5 0 ,3 1 1 1 ,2 2 3 8 ,4 7 N ô n g - L â m - T h u y s a n C ô n g n g h i ê p - X â y dưn g D i c h v u

+ Nông nghiệp:

Trồng trọt: Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học, hoạt động trồng trọt đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 4.688 tấn/4.100 tấn đạt 114 % kế hoạch. Một số loại cây trồng khác như: cây sắn, cây khoai lang, cây rau… đều đạt và vượt kế hoạch đề ra [9].

44,04 34,3 43,75 73,6 0 20 40 60 80 Cây lương thực

Lúa Ngô Khoai lang Sắn

Hình 3.2: Năng sut mt s loi cây trng trên địa bàn th xã Bc Kn năm 2012 [11]

Chăn nuôi: Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh, nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành chăn nuôi đã đi vào ổn định, nhiều chỉ

tiêu vượt kế hoạch đề ra: trâu là 2.002/2.500 con đạt 80% kế hoạch, bò là 392/190 con đạt 206% kế hoạch, lợn là 15.123/15.000 con đạt 100,8% kế hoạch, gia cầm là 119.060/76.000 con đạt 156,6% kế hoạch [34].

+ Lâm nghiệp:

Công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tốt, trồng rừng được 700,84 ha/700 ha đạt 100% KH (Trong đó: trồng theo dự án 147 là 673,84 ha, các hộ dân tự bỏ

vốn trồng 27 ha). Thường xuyên thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng và cấp phép khai thác khai thác gỗ, lâm sản theo đúng trình tự thủ tục [34].

+ Thuỷ sản:

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 40 ha/35 ha đạt 115% KH, đối tượng nuôi chủ

yếu là các loài cá như: Cá trôi, cá mè, cá trắm, cá chép...sản lượng ước đạt 80 tấn [39]

c, Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội

+ Hệ thống điện:

Bắc Kạn là tỉnh có hệ thống lưới điện đang trên đà phát triển gắn với hệ

thống lưới điện toàn quốc. Lưới điện hạ thế trong LVS Cầu phát triển rộng khắp

9,13 13,94 15,44 17,19 0 5 10 15 20

Cây công nghiệp hàng năm

trên các địa bàn các xã. Các đường dây trung và cao thế về cơ bản đủ điều kiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã bắc kạn và đề xuất phương án xử lý phù hợp (Trang 46 - 54)