Các điều kiện và phương án công nghệ xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã bắc kạn và đề xuất phương án xử lý phù hợp (Trang 35 - 36)

Hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm tổng hợp các phương pháp lý học, hóa học và sinh học. Việc áp dụng các phương pháp trên ngoài sự phụ thuộc vào tính chất nước thải (bảng 3.15), lưu lượng nước thải còn phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như: kinh phí, diện tích dành cho hệ thống xử lý, đặc điểm địa hình, hệ thống thoát nước, mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận,…

Bảng 1.10: Các phương pháp xử lý nước thải Chất bẩn Các phương pháp xử lý Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh hóa (BOD) - Phương pháp sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, lọc sinh học, hồổn định

Chất lơ lửng - Phương pháp sinh học trong điều kiện yếm khí (hồ yếm khí, bể metan) bơm xuống lòng đất UASB

Chất hữu cơ bền vững - Lắng, tuyển nổi và lưới lọc, song chắn Nitơ - Hấp phục bằng than, bơm xuống lòng đất Photpho - Hồ, sục khí, nitrat hóa, khử nitrat, trao đổi ion Kim loại nặng - Kết tủa bằng vôi, muối sắt, nhôm

Chất hữu cơ hòa tan

- Kết tủa kết hợp sinh học, trao đổi ion - Trao đổi ion, kết tủa hóa học

- Trao đổi ion, bán thấm, điện thấm

Hiện nay nước thải được xử lý 3 bậc: Bậc 1, bậc 2 và bậc 3

• Xử lý bậc 1 còn gọi là xử lý sơ bộ thông thường là các công trình xử lý lý học (cơ học) như: song chắn rác, bể lắng. Các công trình nhằm mục đích tách các chất không tan trong nước thải. Xử lý bậc 1 nhiều khi mang mục đích xử lý các chất ô nhiễm, tạo điều kiện phù hợp đểđưa tiếp vào hệ thống xử lý tiếp theo.

Bảng 1.11: Xử lý nước thải bậc 1 Chất bẩn Phương pháp xử lý Chất lơ lửng Dầu hoặc mỡ Kim loại nặng Kiềm và axit Sunphua Sự biến động về nồng độ chất bẩn (BOD) và lưu lượng Hồ lắng, tuyển nối Thu dầu mỡ, thu vớt bọt Kết tủa hoặc trao đổi ion Trung hòa Kết tủa hoặc sục khí Điều hòa nồng độ, lưu lượng (Nguồn [28])

• Xử lý bậc 2: thông thường xử lý bậc 2 là các công trình xử lý sinh học dùng để oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ còn lại dạng tan, keo và không tan nhưng không lắng được.

• Xử lý bậc 3 thường được thực hiện theo yêu cầu xử lý có chất lượng cao hơn. Đó là các trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp như triệt khuẩn, khử

tiếp các chất bẩn còn lại trong nước thải như nitrat, photphat, sunphat…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã bắc kạn và đề xuất phương án xử lý phù hợp (Trang 35 - 36)