Quy trình kiểm toán tổng quát tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM TOÁN của NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 28 - 35)

và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán Giai đoạn 3: Lập báo cáo KTNB

Giai đoạn 4: Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị

 Thứ nhất : Lập kế hoạch kiểm toán * Đối với kế hoạch kiểm toán hàng năm:

+ Yêu cầu của kế hoạch kiểm toán hàng năm: Kế hoạch kiểm toán hàng năm đảm bảo phân bổ một cách hiệu quả, tiết kiệm các yếu tố nguồn lực và xây dựng tần suất kiểm toán phù hợp. Kế hoạch kiểm toán hàng năm cần dự phòng quỹ thời gian để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.

+ Thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hàng năm: Kế hoạch kiểm toán hàng năm được lập trên cơ sỏ thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn sau:

- Kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ tiến hành

- Kết quả kiểm toán do cơ quan kiểm toán bên ngoài tiến hành như: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra do cơ quan hữu quan như : Thanh tra Ngân hàng nhà nước , thanh tra chính phủ..

- Văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Báo cáo hoạt động kinh doanh của ban điều hành.

- Báo cáo kiểm tra nội bộ

- Báo cáo hoạt động kinh doanh của các phòng, ban hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, các công ty trực thuộc.

- Các thông tin khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

+ Nội dung kế hoạch kế hoạch kiểm toán hàng năm: Kế hoạch kiểm toán hàng năm được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro và tình hình phân bổ nhân lực.

- Đánh giá rủi ro: Mục tiêu đánh giá ro là xác định mức độ rủi ro của từng đối tượng kiểm toán trước khi quyết định về nguồn lực, thời gian thực hiện kiểm toán.

- Kế hoạch phân bổ nhân lực: Trưởng phòng kiểm toán nội bộ khu vực lập kế hoạch phân bổ nhân lực, kế hoạch thời gian làm việc của khu vực và trình trưởng kiểm toán nội bộ thông qua.

+ Phê duyệt kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán các khu vực do trưởng phòng kiểm toán nội bộ khu vực xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro của các phòng, ban, chi nhánh thuộc khu vực. Kế hoạch kiểm toán năm tại các khu vực do trưởng kiểm toán nội bộ khu vực thông qua và tập hợp vào kế hoạch kiểm toán năm đối với từng hệ thống.

* Đối với kế hoạch từng cuộc kiểm toán nội bộ.

Trên cơ sở kiểm toán hàng năm đã được phê duyệt hoặc kế hoạch kiểm toán đã được điều chỉnh phòng kiểm toán nội bộ phải

- Lập kế hoạch

- Thông báo cho đối tượng được kiểm toán: Nội dung kiểm toán, giai đoạn kiểm toán, thời gian kiểm toán, thành phần đoàn kiểm toán, công tác chuẩn bị tài liệu.

 Thứ hai : Thực hiện kiểm toán gồm:

+ Chuẩn bị kiểm toán:

- Tổ chức cuộc họp phân công công việc - Thu thập tài liệu

- Lập lưu đồ hoạt động của đối tượng kiểm toán - Kiểm thực quy trình

- Lập chương trình kiểm toán + Thực hiện kiểm toán

- Tổ chức cuộc họp phân công công việc:

Thành phần tham gia gồm các thành viên trong đoàn kiểm toán, do trưởng đoàn kiểm toán chủ trì.

Nội dung cuộc họp: thông báo tới các thành viên trong đoàn kiểm toán về nội dung kiểm toán, giai đoạn kiểm toán, thời gian tiến hành kiểm toán và sự phân công công việc cụ thể của trưởng đoàn kiểm toán cho các thành viên.

Nội dung cuộc họp được ghi lại thành biên bản do trưởng đoàn kiểm toán thông qua.

- Thu thập tài liệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ nội dung, mục tiêu và phạm vi kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán tổ chức thực hiện thu thập các thông tin như :báo cáo, hướng dẫn về chính sách…

- Soát xét phân tích

- Lập lưu đồ hoạt động của đối tượng kiểm toán - Kiểm thực quy trình

- Lập chương trình kiểm toán: chương trình kiểm toán gôm các nội dung sau Xác định rủi ro cụ thể

Chi tiết các mục tiêu của cuộc kiểm toán và các bước thực hiện kiểm toán + Thực hiện kiểm toán

- Họp khởi động: Thành phần cuộc họp gồm tất cả các thành viên của đoàn kiểm toán và ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Cuộc họp khởi động được tổ chưc tại đơn vị được kiểm toán để đoàn kiểm toán và ban lãnh đạo được kiểm toán thống nhất một số điểm sau: phương pháp kiểm toán, mục tiêu kiểm toán, các mốc thời gian quan trọng liên quan đến cuộc kiểm toán và thảo luận nội dung cuộc kiểm toán.

- Thực hiện phỏng vấn: trưởng đoàn kiểm toán tổ chức phỏng vấn ban lãnh đạo của đối tượng kiểm toán, câu hỏi phỏng vấn liên quan đến môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát trong các nghiệp vụ cụ thể.

- Tiến hành chọn mẫu: Cán bộ kiểm toán căn cứ vào mục tiêu và nội dung của cuộ kiểm toán để tiến hành chọn mẫu.

- Thực hiện kiểm toán chi tiết: Cán bộ kiểm toán áp dụng các phương pháp kỹ thuật, nghiệp vụ kiểm toán vào việc kiểm tra thực tế để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp và từ đó rút ra những kết luận hợp lý, làm cơ sỏ vững chắc để đưa ra các nhận xét, đánh giá về đối tượng kiểm toán.

- Đánh giá lại rủi ro: sau khi thực hiện kiểm toán chi tiết, trưởng đoàn kiểm toán thực hiện đánh giá lại rủi ro liên quan đến hoạt động của đối tượng kiểm toán để xem xét việc điều chỉnh chương trình kiểm toán nếu thấy cần thiết.

- Điều chỉnh chương trình kiểm toán: là việc thay đổi mục tiêu và phạm vi của cuộc kiểm toán.

- Lập và kiểm tra các giấy tờ làm việc

 Ví dụ: Kiểm toán nội bộ hoạt động huy động vốn

Mục tiêu kiểm toán hoạt động huy động vốn nhằm đánh giá đúng thực trạng , chất lượng hoạt động huy động vốn, phát hiện những sơ hở, những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Nội dung của KTNB hoạt động huy động vốn chủ yếu là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng trong hoạt động huy động vốn tại đơn vị được kiếm toán thông qua

Nhân viên KTNB xem xét các chỉ tiêu về huy động vốn được BIDV giao cho đơn vị kiểm toán như tăng trưởng huy động vốn bình quân, số dư huy động vốn cuối kỳ, tỷ trọng huy động vốn nhằm đánh giá kết quả huy động vốn của chi nhánh.

Trong quá trình kiếm toán, kiểm toán viên xem xét các giao dịch viên có thực hiện đúng các bước, trình tự trong quy trình hay không bằng cách kiểm tra đột xuất, quan sát độc lập việc thực hiện quy trình huy động vốn của cán bộ nghiệp vụ với một số khách hàng trong khoảng thời gian nhất định. Phỏng vấn một số cán bộ làm công tác huy động vốn về trách nhiệm của họ trong quy trình. Đánh giá việc lưu giữ hồ sơ giấy tờ giao dịch tại từng bộ phận trong một khoảng thời gian nhất định

Khi thực hiện kiểm toán tính tuân thủ trong hoạt động huy động vốn cần tập trung đánh giá vào những nội dung sau:

- Kiểm tra việc bố trí nhân sự làm công tác huy động vốn, việc luân chuyển cán bộ làm công tác huy động vốn theo quy định hiện hành. Tìm hiểu lý do thay đổi cán bộ… - Kiểm tra việc đăng ký chữ ký mẫu của các chức danh trong nghiệp vụ huy động vốn theo quy định. Các biên bản bàn giao ấn chỉ quan trọng, ấn chỉ thường

 Số dư tối thiểu:

- Đối với các loại giấy tờ có giá: Căn cứ kiểm tra là các quy định cụ thể theo từng đợt phát hành giấy tờ có giá của Hội sở chính hay của Chi nhánh theo uỷ quyền của Hội sở chính.

- Đối với các tài khoản CA, SA, Tiền gửi khách hàng có kỳ hạn: Kiểm tra theo loại tiền gửi là VND, USD, EUR... được Hội sở chính quy định cụ thể cho đối tượng gửi tiền là tổ chức, cá nhân theo từng thời kỳ.

 Kiểm tra việc thanh toán lãi:

- Kiểm tra việc tính lãi theo nguyên tắc: Lãi được tính thống nhất theo cơ sở lãi suất nhân (x) số ngày thực tế chia cho (:) 360 ngày (Lãi suất năm) hoặc 30 ngày (lãi

- Kiểm tra việc tính toán và trả lãi đối với từng loại sản phẩm kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm... phù hợp với những hình thức tính trả lãi như lãi đơn, lãi kép, lãi trả trước, lãi phạt...

- Lãi suất thanh toán cho các sản phẩm huy động vốn tại Chi nhánh khi rút trước hạn: Được kiểm tra thông qua mã phạt do Hội sở chính quy định một cách thống nhất, tương ứng cho từng sản phẩm. Chú ý phát hiện lãi suất thanh toán trước hạn do Chi nhánh tự ý quy định nằm ngoài hướng dẫn của Hội sở chính.

- Kiểm tra việc khai báo tỷ giá làm căn cứ hạch toán.

 Kiểm tra việc chấp hành việc bố trí, phân công, phân nhiệm cán bộ tại bộ phận huy động vốn:

- Kiểm tra về tiêu chuẩn trình độ giao dịch viên: Cán bộ được bố trí làm giao dịch viên phải có trình độ Đại học khối kinh tế, nếu trình độ Cao đẳng, Trung cấp thì phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán, huy động vốn.

- Kiểm tra việc ban hành và thực hiện các quy định của Chi nhánh đối với giao dịch tiền gửi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra xem có văn bản phê duyệt danh sách cán bộ tham gia vào quy trình tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn hay không.

+ Kiểm tra xem có văn bản phân quyền và xác định hạn mức giao dịch, hạn mức tồn quỹ, hạn mức phê duyệt đối với từng giao dịch viên, kiểm soát viên theo từng loại giao dịch hay không. Trong văn bản được kiểm tra có quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân trong việc thực hiện các quy trình, quy định hay không.

+ Đối chiếu việc thực hiện thực tế về cán bộ tham gia giao dịch, về hạn mức giao dịch của từng giao dịch viên, với văn bản ban hành xem đơn vị có chấp hành đúng quy định không.

 Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt của cán bộ làm công tác huy động vốn: - Các báo cáo quỹ sử dụng trong kiểm tra, đối chiếu:

+ Báo cáo quỹ chính 309 (Bảng kê chi tiết quỹ tiền mặt – Vault Inquiry) + Báo cáo quỹ của từng giao dịch viên 311 (Nhật ký quỹ - Cash Diary)

 Thứ ba : Lập báo cáo kiểm toán nội bộ

Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, đoàn kiểm toán trao đổi với đơn vị được kiểm toán những vấn đề phát hiện được, những kiến nghị của đoàn, lập báo cáo kiểm toán có ý kiến thủ trưởng đơn vị được kiểm toán.

 Thứ tư : Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán

Sau khi đưa ra những kiến nghị của mình, đoàn kiểm toán phải kiểm tra xem đơn vị có thực hiện những kiến nghị mà đoàn đã đưa ra không.

Sơ đồ 2.3 – Quy trình kiểm toán nội bộ tại BIDV Thanh Hóa

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM TOÁN của NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 28 - 35)