Kiến nghị với bộ phận kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM TOÁN của NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 49 - 50)

Bộ phận chịu trách nhiệm KTNB tại chi nhánh phải đảm bảo giám sát việc thực hiện chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn ISO.

Việc KTNB cần diễn ra thường nhật, nắm bắt kịp thời tất cả những hoạt động tín dụng của chi nhánh. Dự đoán và phát hiện được những rủi ro để có báo cáo và tư vấn nhằm giải quyết kịp thời vấn đề.

KTNB tiếp tục là đầu mối liên kết, tiếp xúc làm việc với Ban KTNB khi có yêu cầu. Là bộ phận đắc lực giúp cho hoạt động KTNB của Ban kiểm tra được diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Bộ phận KTNB của chi nhánh cần phải có sự gắn kết hơn nữa với Ban KTNB vùng. Cần phải thường xuyên báo cáo trực tiếp tình hình hoạt động tín dụng của đơn vị mình phụ trách, có những phát hiện, dự đoán và đề xuất để kịp thời đánh giá tình hình và có những điều chỉnh nhanh chóng, hợp lý.

Các cán bộ làm công tác KTNB phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng cơ cấu tín dụng, quy trình cấp phát tín dụng. Để từ đó có những đánh giá đúng đắn về rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của đơn vị. Không chỉ dừng lại ở đó KTNB còn phải tiến hành kiểm toán giữa các bộ phận nghiệp vụ tín dụng có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Đây cũng là điều mà ngân hàng chưa thực hiện tốt được khi mà nhiệm vụ KTNB còn nằm trong phòng ban thực hiện công tác nghiệp vụ của mình.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực

kinh doanh nhạy cảm, là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế. Thực tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM phải tiếp tục đổi mới hoạt động, phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để phục vụ nền kinh tế tốt hơn, có hiệu quả hơn. Trên cơ sở nền tảng sẵn có, song song với việc tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, các ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống của mình để ngày càng phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Trước yêu cầu phát triển hội nhập của toàn ngành thì ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa đã nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ.KTNB không đơn thuần chỉ là phương tiện góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng mà nó còn là công cụ tư vấn hiệu quả cho ban lãnh đạo ngân hàng.

Kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có vai trò quan trọng, là cánh tay đắc lực của ban Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị có thể tin tưởng và giao phó, đồng thời cũng là nền tảng cho chi nhánh Ngân hàng học hỏi xây dựng cho mỗi chi nhánh một cách thức để kiểm tra các quy trình nghiệp vụ đang thực hiện.

Kết thúc bài báo cáo này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng tận tình của Ths. Ngô Thị Kiều Trang và sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa đã tạo điều kiện để em hoàn thành bài viết này.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM TOÁN của NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 49 - 50)