Tổ chức kiểm toán hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM TOÁN của NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 40 - 45)

Ngoài việc thực hiện các bước cơ bản trong quy trình kiểm toán chung của BIDV Thanh Hóa thì tổ chức KTNB hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Hóa được tiến hành theo các nội dung cụ thể như sau:

a, Kiểm tra dữ liệu trên hệ thống SIBS về phân hệ tín dụng và bảo lãnh - Kiểm tra, phân tích số liệu thông qua chương trình Dataware house

- Kiểm tra các số liệu, tham số tín dụng, phát hiện khách hàng có số liệu bất thường sai sót và vi phạm. Khách hàng vay có số tiền hoặc thời gian vay vượt mức ủy quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh, có mức lãi suất cho vay không bình thường, vượt trần hoặc sàn lãi suất Hội sở chính quy định, thời hạn cho vay không phù hợp với loại vay, không chuyển nợ quá hạn.

- Phát hiện tiềm ẩn rủi ro đối với khách hàng : khách hàng có dư nợ quá hạn hoặc tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ lớn, một thời gian dài không phát sinh trả nợ gốc, lãi, khách hàng chuyển nợ quá hạn nhưng có giá trị tài sản bảo đảm thấp hoặc không có tài sản bảo đảm.

- Hạch toán sai mã sản phẩm tiền vay của khách hàng - Số liệu giá trị tài sản bảo đảm có sự bất hợp lý - Phân loại nợ không chính xác

- Xác định mã truy cập giao dịch viên và kiểm soát viên đã thực hiện giao dịch bị sai sót.

b, Kiểm tra hồ sơ vay vốn:

Trên thực tế chỉ là những thiếu sót nhỏ như thiếu một số giấy tờ, vì vậy rủi ro ở khâu này là rất nhỏ. Trong quy định về cấp tín dụng đã nêu rõ các giấy tờ cần thiết phải có trong bộ hồ sơ vay vốn. Mỗi cán bộ phòng Quan hệ khách hàng tại BIDV Thanh Hóa làm nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ tín dụng đầy đủ đúng theo quy cách. Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ tín dụng, trưởng phòng Quan hệ khách hàng như là 1 KTV làm công việc kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ trước khi trình lên giám đốc ký duyệt cho vay.

Tuy nhiên theo như các báo cáo công tác hoạt động của bộ phận chuyên trách nhiệm vụ KTNB thì trong khi thực hiện việc kiểm tra các bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng là cá nhân thì các giấy tờ thường thiếu như là bản sao chứng minh nhân dân của

bộ làm công tác kiểm toán.Và công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo còn chưa được thực hiện tốt do hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật. Còn lại các hồ sơ hầu hết đều được lập đầy đủ , rõ ràng. Các cán bộ phòng Quan hệ khách hàng đã thực hiện tốt công tác hướng dẫn khách hàng trong vấn đề thành lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Vì vậy mà giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện bước đầu kiểm tra hồ sơ vay vốn chỉ là việc cán bộ làm công tác kiểm tra đưa ra kiến nghị phải bổ sung tài liệu còn thiếu vào hồ sơ tín dụng. Cập nhật thông tin về giá trị tài sản thế chấp, hay mua bảo hiểm đổi với tài sản dùng làm thế chấp.

c. Kiểm tra việc thẩm định tín dụng:

Các cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, sau đó làm công việc thẩm định hồ sơ rồi mới trình lên cấp có thẩm quyền để ra quyết định cấp tín dụng.Việc thẩm định nhằm xác định lại các thông tin đã có trong hồ sơ vay vốn, đồng thời xem xét các thông tin đã có liên quan đến khách hàng để từ đó đánh giá về khả năng tài chính của khách hàng, cũng như tính khả thi trong dự án của khách hàng nêu ra.

Bộ phận thực hiện công tác KTNB sẽ kiểm tra tính tuân thủ theo các quy định về bảo đảm tiền vay của NHNN, quy chế cho vay của BIDV cũng như những chính sách riêng của BIDV Thanh Hóa ban hành. Quy chế làm cơ sở kiểm tra như Quyết định 203/QĐ-HĐQT của BIDV, hay Quyết định 4275/QĐ-VP ngày 25/8/2008 về quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Hay những quyết định như 5885/ QĐ-PC ngày 10/8/2007 về giao dịch bảo đảm và Quyết định 5115/ QĐ-HĐH ngày 27/7/2004 về nghiệp vụ thanh toán quốc tế…

Thông qua các quyết định đó và hoạt động đánh giá của cán bộ tín dụng về bộ hồ sơ vay vốn, bộ phận KTNB sẽ nắm được mức độ phù hợp của hợp đồng. Đồng thời cũng kiểm tra đánh giá được mức độ phù hợp trong đánh giá giá trị tài sản bảo đảm, việc thực hiện chế độ bảo đảm tiền vay của các nhân viên tín dụng.

Qua kiểm tra đánh giá thường nhật của bộ phận phụ trách công tác KTNB và đoàn kiểm tra của Hội sở cho thấy công tác thẩm định cho vay của các cán bộ tín dụng nhìn chung khá tốt. Vì hoạt động đánh giá thẩm định được theo dõi giám sát thường xuyên nên kết quả của công tác này khá khả quan. Các quy định, yêu cầu về nội dung và thẩm quyền xét duyệt đối với cán bộ tín dụng được tuân thủ nghiêm chỉnh.

là 1.12 tỷ đồng, chiếm 0.7%. Sở dĩ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ nhỏ như vậy do đặc thù khách hàng của BIDV Thanh Hóa đa số là khách hàng doanh nghiệp lớn. Theo như đánh giá và xếp hạng tín dụng của BIDV Thanh Hóa thì các khách hàng này được hưởng chính sách ưu đãi về việc phải có tài sản đảm bảo. Cũng chính vì đặc điểm quản lý các khách hàng lớn và có quan hệ tương đối lâu từ khi chưa chuyển đổi mô hình hoạt động. Dẫn đến các cán bộ tín dụng chưa chú trọng đến công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm, đánh giá thiếu chặt chẽ nhất là đối với khả năng tài chính của khách hàng.

d. Kiểm tra quyết định cho vay và cam kết giải ngân

Trước hết các cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, có những đánh giá đưa ra tờ trình đề nghị cho vay hay không cho vay, nếu không cho vay thì nêu rõ lý do. Cho nên điều đầu tiên dẫn đến quyết định cho vay hay không đối với khách hàng phụ thuộc vào chính cán bộ tín dụng phụ trách đó.

Quyết định tín dụng đó, điều đầu tiên phụ thuộc vào chính khả năng nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, vào trình độ và kỹ nghệ đánh giá của riêng cán bộ đó cũng như sự nhạy cảm nghề nghiệp. Điều đó thể hiện qua khả năng độc lập của cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định tín dụng.

Hiện tại BIDV đã đưa ra những quy trình nghiệp vụ chuẩn, điều đó đóng góp trong việc hạn chế rủi ro và vi phạm quy chế tín dụng. Ngay cả trong quyết định 0574/QĐ- KTNB4 ngày 19/02/2008 về quy trình kiểm tra nghiệp vụ tín dụng. Theo đó ban hành kèm cả các quy trình kiểm tra về hoạt động tín dụng, bảo lãnh, giao dịch một cửa… đây cũng trở thành căn cứ để cho các cán bộ tham khảo và căn cứ để thực hiện tốt hơn công tác tín dụng của mình.

Mỗi một hợp đồng tín dụng được ký kết có mẫu chung của ngân hàng, được đưa ra trong cẩm nang tín dụng BIDV. Tuy nhiên đối với đối tượng khách hàng khác nhau lại có các điều khoản riêng, có thỏa thuận nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và cả phía ngân hàng. Các điều khoản này sẽ được cán bộ tín dụng rà soát và được trưởng phòng Quan hệ khách hàng kiểm tra kỹ lưỡng.

Như vậy việc KTNB đối với quyết định tín dụng tập trung vào việc kiểm tra, rà soát xem hợp đồng tín dụng đã theo đúng chuẩn mực của BIDV hay chưa, việc ký kết với khách hàng có đúng theo phân quyền tín dụng hay chưa. Kiểm tra chữ ký, cam kết

Nhìn chung các quyết định tín dụng của BIDV Thanh Hóa đều đáp ứng tốt yêu cầu, chính sách đề ra. Theo đúng quy định trong phân cấp, phân quyền tín dụng. Với những quyết định vượt thẩm quyền của Trưởng phòng Quan hệ khách hàng được xem xét đưa ra Hội đồng tín dụng để xét duyệt nhằm đảm bảo nguyên tắc tối thiểu hóa rủi ro.

Trong đó, Phòng quản lý rủi ro tín dụng là thành viên thường trực của Hội đồng tín dụng, các quyết định tín dụng vượt cấp được phòng tham gia biểu quyết, có ý kiến. Đồng thời phòng Quản lý rủi ro tín dụng cũng làm công tác kiểm tra nội bộ đối với hoạt động tín dụng làm công tác kiểm tra rà soát quy trình. Như vậy xét về mặt tích cực thì giúp cho quy trình tín dụng được trơn tru, thống nhất, thuận lợi. Nhưng xét về tính khách quan thì có thể nói là vừa đá bóng lại vừa thổi còi.

e, Kiểm tra đối với quá trình giám sát tín dụng

Tại BIDV Thanh Hóa, các khoản vay thường là lớn, vì các khách hàng doanh nghiệp là lớn. Cho nên đối với các khoản giải ngân cũng thường là lớn. Theo tâm lý chung thì khi hợp đồng tín dụng được ký kết tức là đã thực hiện xong khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng cho nên công tác giải ngân thường không được chú trọng đánh giá kiểm tra bởi chính cán bộ tín dụng phụ trách. Sau khi có quyết định tín dụng, hồ sơ giải ngân sẽ được chuyển sang Phòng Quản trị tín dụng, tại đây cán bộ phòng sẽ thực hiện công việc giám sát giải ngân. Điều đó cũng thể hiện sự cố gắng chuyên môn hóa trong công tác tín dụng của ngân hàng. Bộ phận KTNB là người sẽ phát hiện ra các rủi ro và có định hướng cho cán bộ tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại mà ngân hàng có thể gặp phải.

Trong quá trình kiểm tra đối với quá trình giám sát khoản vay, bộ phận KTNB đã có những nhận định như sau:

Bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm soát đã làm tốt chức năng và thực hiện đúng quy trình. Các cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cũng thường xuyên theo dõi và thông báo, nhắc nhở về việc hoàn trả đúng kỳ hạn.

Tuy nhiên, dựa trên hồ sơ giải ngân hay các hợp đồng thanh toán gốc, lãi của khách hàng đối với ngân hàng cho thấy có lúc bỏ sót giấy tờ xác nhận khi giải ngân. Nguyên nhân chính xuất phát từ tình hình công tác thực tế cho nên đôi khi cán bộ tín dụng cũng bỏ sót hay bổ sung giấy tờ xác nhận sau.

nên việc giám sát tình hình sử dụng tiền vay của khách hàng không được sâu sát, đây cũng là tình hình chung của toàn ngành chứ không riêng gì BIDV Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Kiểm tra quá trình thu nợ và lãi:

Cũng như đối với tất cả các chi nhánh hay NHTM khác, quá trình thu hồi nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ đủ và đúng hạn là việc hết sức quan trọng. Công việc này trong quá trình tín dụng cũng được ngân hàng rất quan tâm và chú đến một cách thường xuyên.

Theo như báo cáo kết quả hoạt động tín dụng trong vòng 2 năm 2010 và 2011, tháng 1/2012 thì BIDV Thanh Hóa không có nợ xấu, không có nợ quá hạn. Trong đó chỉ có 1 khách hàng bị chuyển sang nhóm 2 do cơ cấu lại thời hạn nợ.

BIDV Thanh Hóa luôn chú trọng đến công tác đôn đốc và thu nợ. Không có các khoản nợ khó đòi cho nên yêu cầu kiểm tra đối với nghiệp vụ này của bộ phận KTNB hầu như là không có.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo BIDV cũng như BGĐ BIDV Thanh Hóa, phòng Quan hệ khách hàng của BIDV Thanh Hóa đã không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với khoản vốn cho vay. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO. Từ đó xứng đáng với vị thế dẫn đầu toàn hệ thống của BIDV Thanh Hóa.

Với hoạt động của bộ phận phụ trách KTNB và đoàn kiểm tra của Hội sở chính đã đem lại hiệu quả tốt. Góp phần đưa ra báo cáo kiểm toán trung thực, hợp lý được chấp nhận và thống nhất.

Nói chung trong năm vừa rồi theo các báo cáo về hoạt động KTNB bao gồm các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn ISO. Tại BIDV Thanh Hóa không có một vụ việc nào là sai phạm nghiêm trọng, mà chỉ có một vài thiếu sót nhỏ song đã được kiến nghị giải quyết kịp thời. Công tác kiểm tra nội bộ của SGD III diễn ra thường xuyên, gắn với công việc tham mưu giám sát hàng ngày. Hệ thống các quy trình được ban hành đảm bảo tính thống nhất trong công việc, làm căn cứ để kiểm tra và rà soát các công đoạn trong các hoạt động tín dụng. Vì thế tạo thuận lợi cho công việc giám sát của cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra nội bộ tại BIDV Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH tổ CHỨC KIỂM TOÁN của NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 40 - 45)