Khái niệm đấu trộn

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo tại công ty cổ phần docimexco – docifood 1 (Trang 46)

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy và có hiệu quả nhất, dùng phối trộn tấm với gạo hoặc gạo với gạo để cho ra gạo thành phẩm đạt yêu cầu hợp đồng.

Quy trình phối trộn được thực hiện theo các bước sau:

Sau khi kiểm tra chất lượng các lô hàng và so sánh với các chỉ tiêu trong hợp đồng, ta đưa ra tỷ lệ đấu trộn phù hợp rồi tiến hành phối trộn.

Trước khi cho nguyên liệu vào thùng phải khởi động đồng loạt: băng tải, bồ đài, sàng hoạt động. Cho nguyên liệu vào thùng chứa theo đúng tỷ lệ đã tính, khi dây chuyền đã chạy ổn định ta mới bắt đầu thực hiện phối trộn.

Thùng chứa nguyên liệu Băng tải Bồ đài Sàng rung Thùng chứa thành phẩm

Hình 5.1: Sơ đồ dây chuyền đấu trộn

(Nguồn: Nhà máy lương thực DOCIMEXCO – DOCIFOOD 1)

Gạo sau khi được đổ vào thùng chứa, sẽ được bồ đài chuyển lên sàng, để loại bỏ tạp chất như: dây rác, bụi bặm, sâu mọt,… Tiếp tục gạo được xuống thùng đấu trộn. Khi đấu trộn xong gạo thành phẩm sẽ được chuyển xuống thùng chứa để cân tịnh và xuất đi theo hợp đồng.

Thường đấu trộn để điều chỉnh các chỉ tiêu: tấm, hạt vàng, độ đồng nhất… Để có được tỷ lệ gạo đấu trộn ta cần phân tích tấm trong gạo và áp dụng công thức:

A /B – C/ C  B A = B C A C   B /A – C/ 5.3.2 Công nghệ đấu trộn

5.3.2.1 Dây truyền đấu trộn

5.3.2.2 Thuyết minh quy trình

 Thùng chứa nguyên liệu: gồm có ba hộc, thường thì gạo có tỷ lệ gần đạt với yêu cầu sẽ được đổ vào hai hộc đầu còn gạo được thêm vào khi đấu trộn được cho vào hộc còn lại. Tùy theo tỷ lệ đấu trộn mà ta điều chỉnh lượng gạo ở 3 hộc xuống băng tải một cách thích hợp.

 Băng tải: được bố trí ở phía dưới thùng chứa. Gạo từ thùng chứa được cho xuống băng tải một cách liên tục rồi đưa đến bồ đài.

 Sàng run: được bố trí trên cao. Gạo từ bồ đài được chuyển lên bề mặt sàng run. Mục đích chủ yếu của sàng là trộn đều hỗn hợp gạo lại với nhau để đạt tỷ lệ yêu cầu.  Thùng chứa thành phẩm: gạo sau khi được trộn lẫn vào nhau sẽ đổ xuống thùng chứa thành phẩm. Từ thùng chứa này gạo sẽ được trực tiếp cân tịnh vào bao, may miệng và xuất kho.

* Chú thích 1. Các thùng chứa gạo 2. Van điều chỉnh 3. Băng chuyền 4. Gàu tải 5. Sàng 6.Thùng chứa thành phẩm

Hình 5.2: Dây chuyền đấu trộn gạo

(Nguồn: www.google.com.vn) 1 5 6 3 4 2

CHƯƠNG 6 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

6.1 NHẬN XÉT 6.1.1 Thuận lợi

- Nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long nên nguồn nguyên liệu cung cấp phong phú và thường xuyên

- Vị trí xí nghiệp thuận lợi cho việc thu mua, xuất khẩu đường thủy lẫn đường bộ - Dây chuyền sản xuất khá lớn, có hai dàn máy sản xuất, năng suất và chất lượng cao - Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả nội địa và nước ngoài

- Công tác bảo quản, chế biến, kiểm nghiệm luôn thực hiện nghiêm túc, phối hợp chặt chẽ.

6.1.2 Khó khăn

- Nguyên liệu còn phụ thuộc vào tính mùa vụ và chất lượng không đồng đều gây nhiều khó khăn cho việc thu mua, sản xuất

- Việc nhập - xuất còn phụ thuộc vào thời tiết do chưa có mái che - Lực lượng công nhân bóc vác làm việc không ổn định

- Một số trang - thiết bị đã cũ nên thường bị trục trặc - Chưa có nhà xe ổn định.

6.1.3 Kiến nghị

- Trang bị thêm một số thiết bị và cơ sở vật chất đã cũ - Lắp đặt thêm mái che ở bến

- Bố trí thêm nhà xe cho công nhân và nhân viên - Thường xuyên xử lý hóa chất trong kho bảo quản.

6.2 KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần DOCIMEXCO – DOCIFOOD 1 giúp em có được nhiều kiến thức mới từ thực tiễn bổ sung đầy đủ hơn kiến thức lý thuyết được học tại trường như: cách thu mua gạo nguyên liệu, cách kiểm nghiệm, phân tích gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm, quy trình chế biến cũng như quy trình đấu trộn gạo, biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách vận hành các thiết bị sản xuất… Góp thêm nhiều kiến thức quý báu cho hành trang làm việc trong tương lai sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bùi Đức Hợi (2006). Kỹ thuật chế biến lương thực. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

2. Nhan Minh Trí và Vũ Trường Sơn (2003). Bài giảng chế biến lương thực. Đại Học Cần Thơ.

3. Vũ Quốc Trung và Lê Thế Ngọc (1997). Sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

4. http://www.buivanngo.com.vn

5. http://www.google.com.vn

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình lau bóng gạo tại công ty cổ phần docimexco – docifood 1 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)