Giới thiệu chung về HTX Nghĩa Khánh

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của hợp tác xã đối với phát triển kinh tế hộ của các xã viên tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an” (Trang 52 - 57)

II. Chỉ tiêu bình quân

3.1.3Giới thiệu chung về HTX Nghĩa Khánh

3.1.3.1 Lịch sử phát triển của HTX

Nghĩa Khánh là một xã nông nghiệp có nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Để nền nông nghiệp phát triển một cách hiệu quả hơn, xã Nghĩa Khánh đã thành lập nên HTX mà chủ yếu trong đó là HTXNN.

HTX ra đời và phát triển gắn với quá trình phát triển của đời sống nhân dân, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Hoạt động dịch vụ của HTX phát triển

viên không thể làm hoặc làm nhưng không có hiệu quả. Đó là những hộ xã viên nhỏ lẻ, tài chính yếu, không đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

HTX Nghĩa Khánh đã được thành lập, xây dựng hoàn chỉnh Điều lệ HTX, phương hướng sản xuất kinh doanh, xác định xã viên và kiện toàn được bộ máy quản lý HTX theo đúng Luật HTX (2003).

HTXNN là một tổ chức kinh tế tập thể do hộ nông dân tự nguyện góp tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động để cùng hợp tác lao động, cùng chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và cùng nhau chia sẻ lợi ích. Phát triển HTXNN là rất quan trọng và cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế nông hộ, hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh ngành nghề ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

HTX Nghĩa Khánh có quy mô toàn xã bao gồm 17 xóm, hiện tại vẫn đang hoạt động theo Luật HTX năm 2003. Xã viên của HTX Nghĩa Khánh là đại diện hộ với tổng số 1.675 xã viên với vốn góp khi chuyển đổi là 30.000VND/xã viên (hộ), từ đó đến nay chưa có bổ sung thêm. Điều này chứng tỏ hoạt động của HTX đã thu hút được toàn bộ nhân dân trong xã tham gia.

Tổng số lao động của HTX là 30 người, trong đó có 6 lao động làm cán bộ quản lý và 24 lao động trực tiếp làm dịch vụ.

3.1.3.2 Bộ máy tổ chức của HTX

Bộ máy tổ chức của HTX được thành lập dựa trên Luật về HTX năm 2003 cùng với đó là các văn bản, Nghị định hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, Bộ NN &PTNT cũng như những quy định mà tại đại hội xã viên đề ra.

Chú thích Quan hệ lãnh đạo

Quan hệ chỉ đạo, chỉ huy

Quan hệ kiểm soát Quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ

HTX Nghĩa Khánh thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành với Đại hội xã viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy quản lý của HTX. Đại hội xã viên được tổ chức thường xuyên mỗi năm một lần. Khi có công việc bất thường, Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát sẽ triệu tập Đại hội xã viên bất thường. Tại Đại hội, các báo cáo được thông qua như báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, phương hướng sản xuất, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo về công tác kiểm soát, giám sát hoạt động thực hiện Luật HTX, điều lệ HTX,… Đại hội xã viên bầu ra ban quản trị, ban kiểm soát, chủ nhiệm phó chủ nhiệm trong nhiệm kỳ mới.

Trên cơ sở nguyện vọng của bà con xã viên HTX Nghĩa Khánh tín nhiệm, đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX bao gồm 6 cán bộ trong đó ban quản trị có 2 người, ban kiểm soát 3 người và 1 kế toán trưởng. Ngoài ra, các bộ phận chuyên, môn nghiệp vụ của HTX bao gồm 7 người.

Đại hội xã viên Ban kiểm soát HTX

Ban quản trịHTX

Tổ DV nông nghiệp Cán bộ chuyên Ban quản lý sản xuất môn

Ban quản trị HTX Nghĩa Khánh là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, bao gồm 1 chủ nhiệm và 1 phó chủ nhiệm. Ban quản trị tổ chức thực hiện điều hành các hoạt động dịch vụ theo Luật, Điều lệ HTX, nội quy và Nghị quyết của HTX.

Chủ nhiệm HTX Nghĩa Khánh là người đại diện theo pháp luật của HTX. Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành công việc hàng ngày của HTX, tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị,… đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về các nhiệm vụ và công việc của mình; chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của HTX.

Phó chủ nhiệm HTX là người phụ trách toàn bộ các khâu dịch vụ phục vụ cho các hộ xã viên. Thường trực giải quyết các công việc khi chủ nhiệm đi vắng.

Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giảm sát hoạt động của ban quản trị và các tổ dịch vụ dựa vào Luật HTX, điều lệ và nội quy của HTX, tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại của xã viên.

Bộ phận chuyên môn là các bộ phận thực hiện các công việc chuyên môn như kế toán, thủ quỹ, bộ phận kỹ thuật,… Bộ phận này có nhiệm vụ giúp ban quản trị nắm bắt các thông tin kinh tế, tài chính kịp thời để ban quản trị ra quyết định đúng đắn và chỉ đạo điều hành các hoạt động diễn ra được tốt hơn. Đồng thời, các bộ phận này còn có nhiệm vụ hoàn thiện và nộp báo cáo tài chính thường niên và cuối năm cho các cán bộ phụ trách trên phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Với bộ máy tổ chức như vậy cũng đã phần nào đáp ứng được các công việc của HTX. Do hoạt động với quy mô toàn xã nên số lượng xã viên rất đông, vì thế yêu cầu đặt ra là cần có sự phối hợp đoàn kết giữa các cán bộ để thực hiện tốt được các công việc của HTX.

3.1.3.3 Nhiệm vụ và chức năng của HTX Nghĩa Khánh * Nhiệm vụ:

- Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;

- Tập hợp ý kiến, nguvện vọng của các thành viên để phản ánh, kiến nghị và đề xuất với Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quvền về chính sách, pháp luật có liên quan; phốì hợp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên;

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các HTX điển hình tiên tiến, tổ chức các phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh;

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học - công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường và các lĩnh vực khác;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống Liên minh; cán bộ quản lý, xã viên và người lao động trong các HTX và các thành viên khác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ trì hoặc tham gia triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động dịch vụ công có mục tiêu phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;

- Tổ chức các hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển Liên minh và hỗ trợ thành viên;

- Tham gia và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức ở trong và ngoài nước; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, các khoản viện trợ để phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;

* Chức năng:

- Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; - Tuyên tuyền, vận động phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; - Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thành viên;

-Tham mưu với Đảng, nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp ỉuật về phát triển kinh tế tập thể;

- Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của hợp tác xã đối với phát triển kinh tế hộ của các xã viên tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an” (Trang 52 - 57)