Tình hình phát triển HTX ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của hợp tác xã đối với phát triển kinh tế hộ của các xã viên tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an” (Trang 25 - 33)

* Quá trình phát triển: Quá trình hình thành và phát triển của HTX ở

Việt Nam đã trải qua hơn 50 năm với nhiều bước thăng trầm trong lịch sử. Bước vào cơ chế thị trường, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc gia nhập WTO, phong trào HTX ở nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể tồn tại và phát triển. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế HTX.

- Từ 1959 đến 1986: Kinh tế kế hoạch - thời kỳ bao cấp

Trước đổi mới (từ khi HTX đầu tiên ra đời năm 1959 đến năm 1986), phong trào HTX đã cải thiện một bước đời sống của nhân dân, đổi mới bộ mặt của nông thôn, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất. HTX được thành lập không dựa trên nhu cầu hợp tác thực tế mà theo quyết định hành chính Nhà nước, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, đề cao gần như tuyệt đối sở hữu tập thể và sản xuất tập thể; sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và vai trò kinh tế hộ, kinh tế cá thể bị xem nhẹ.

- Từ năm 1986 đến nay

Từ sau năm 1986, phong trào HTX bắt đầu thoái trào trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường. HTX cũ bị tê liệt, tan rã hoặc tự phát chuyển đổi thích nghi với môi trường mới, nhất là HTX nông nghiệp. Vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình được khẳng định, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển và doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, cùng với sự ra đời của các văn bản pháp luật liên quan (Luật Kinh tế, Luật

Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp…). Trong khi đó, văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh khu vực kinh tế HTX mãi gần 10 năm sau mới được ban hành (Luật HTX năm 1996). Tuy nhiên, những quy định của Luật HTX năm 1996 vẫn còn nhiều điểm bất cập, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện : thủ tục đăng ký kinh doanh rườm rà,… Để khắc phục những hạn chế của Luật HTX năm 1996, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật HTX mới năm 2003, nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho sự thành lập và phát triển HTX. Mô hình HTX kiểu mới được hình thành trên cơ sở vận dụng các giá trị và nguyên tắc HTX quốc tế. Tuy nhiên, người dân chưa nhận thức được đúng và đầy đủ vài trò của HTX kiểu mới, tâm lý e ngại đối với mô hình HTX kiểu cũ vẫn còn tồn tại ; người dân chưa thực sự tự nguyện và nhận thức được lợi ích của HTX đối với hoạt động kinh tế riêng và đời sống của mình. Xử lý dứt điểm các HTX kiểu cũ, hoạt động hình thức có thể coi là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng về mặt kinh tế cũng như hình ảnh và nhận thức của người dân về HTX. Từ đó, nhằm hoàn thiện về luật HTX, Luật HTX năm 2012 đã ra đời và sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2013. Nhìn ra Thế giới, phong trào HTX đã hình thành và phát triển hơn 200 năm, ngay cả ở những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Canada…), lĩnh vực HTX vẫn luôn được coi trọng, không ngừng phát triển và góp phần không nhỏ vào sự ổn định kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng chung nhận thức đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của HTX và kinh tế tập thể đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi mà 70% dân số còn làm nông nghiệp.

Hợp tác xã kiểu mới: Giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp Việt Nam

Quy luật phát triển của kinh tế hợp tác: không phủ định, không thay thế kinh tế hộ mà làm cho kinh tế hộ có sức cạnh tranh tốt hơn và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế hợp tác của Việt Nam sau 60 năm phát triển: thành tựu to lớn và yếu kém kéo dài – cần đột phá về tư duy về mô hình và vai trò cơ chế hợp tác.

Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa II (tháng 08/1955) xác định chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, sau 3 năm đã thành lập được 45 HTX và 100 nghìn tổ đổi công. Kể từ khi những HTX nông nghiệp thí điểm đầu tiên được thành lập tính đến nay đã tròn 60 năm.

2.2.2.1 Tình hình phát triển HTX ở miền Bắc

Trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1975 và đến trước đổi mới 1986, HTX được xác định là 1 trong 2 hình thức kinh tế chính thức ở Việt Nam (bên cạnh doanh nghiệp nhà nước). HTX trở thành phổ biến, thay thế dần kinh tế cá thể và đội sản xuất. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc, khi hầu hết lực lượng thanh niên ra mặt trận, HTX nông nghiệp đã có vai trò vô cùng quan trọng duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo hậu phương ổn định và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Đến năm 1986, cả nước có 73.470 HTX, trong đó có 17.022 HTX nông nghiệp, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 24.414 HTX khác. TS. Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng “sự phát triển nhanh chóng về mặt số lượng của HTX trong giai đoạn 1955-1986 được giải thích bởi sự đề cao tuyệt đối của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, trong khi đó vai trò của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân lại bị phủ định”. Lưu Đức Khải, Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng nhận định “sở hữu tập thể và sản xuất tập thể được đề cao gần như tuyệt đối, trong khi đó vai trò kinh tế hộ, kinh tế cá thể ít được quan tâm”. Sự đề cao vai trò của

kinh tế hợp tác có thể xuất phát từ nguyên nhân chính về nhận thức là kinh tế hộ, kinh tế cá thể gắn với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là phương thức sản xuất lạc hậu về lịch sử vì là nguyên nhân dẫn tới bóc lột. Vì vậy, kinh tế hợp tác cần thay thế kinh tế hộ, kinh tế cá thể, xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất để xóa bỏ bóc lột. Xã viên ở một HTX nông nghiệp như vậy là người làm công trong HTX, được HTX điều động làm các công việc khác nhau, song không chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm cây, con nào cụ thể của HTX nông nghiệp, thực chất không làm chức năng đầy đủ của một người nông dân.

Tiêu biểu là HTX Hoa Hồng (Lào Cai)

Thành lập năm 2008, khởi đầu có 30 hộ dân tự nguyện thành lập HTX Hoa Hồng, vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng (trong đó vốn góp bằng đất 5ha, quy giá trị 500 triệu đồng), với hướng đi chuyên sản xuất các giống hoa mới có chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Theo đó, HTX đứng ra ký hợp đồng với Viện Di trueeynf Nông nghiệp để chuyển giao công nghệ trồng hoa trong nhà Plastic và ngoài đồng, đồng thời tập huấn cho cán bộ xã viên các kỹ thuật từ trồng và chăm sóc hoa, đến sơ chế, đóng gói và bảo quản hoa trước khi bán. HTX tiến hành trồng 3ha hoa hồng ngoài trời và 2ha trong nhà, (trong đó có 0,5ha hoa hồng, 1ha hoa lily, 0,5ha hoa thảm). Số lao động huy động 60 người, tổ chức thành công 4 nhóm công việc, như nhóm sản xuất hoa ngoài đồng, nhóm sản xuất hoa trong nhà plastic, nhóm sơ chế bảo quản hoa và nhóm tiêu thụ sản phẩm. Để lo đầu ra, HTX đã liên hệ mở 3 của hàng bán hoa lâu dài ở thị trấn Sa Pa, Tp.Lào Cai, chợ Quảng An (Hà Nội) và bước đầu tiếp cận thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh, kể cả thị trường Trung Quốc. HTX góp phần phát triển kinh tế hộ. So sánh kết quả hoạt động 3 năm gần nhất, từ năm 2009 – 2011, HTX Hoa Hồng tăng doanh thu từ 2,5 tỷ đồng lên 5,3 tỷ đồng; thu nhập tháng cho lao động tăng từ 2,5 triệu đồng/người lên 3,5 triệu đồng/người; tổng lợi nhuận phân

phối xã viên tăng từ 240 triệu đồng lên 440 triệu đồng; số lợi nhuận các hộ gia đình xã viên được hưởng từ 20 – 50 triệu đồng (chia theo tỷ lệ vốn góp); hàng năm đều tăng mức trích lập các quỹ phát triển sản xuất, dự phòng, khuyến học và quỹ thăm hỏi xã viên lúc đau ốm… Các hộ xã viên HTX phần lớn đều nghèo, tiền vốn góp chủ yếu bằng giá trị đất. Song, qua 4 năm hoạt động, HTX đã bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho 70 lao động trong các hộ xã viên, đóng góp đầy đủ BHXH và y tế cho 60 lao động. Ngoài ra, HTX trích quỹ khuyến học hỗ trợ học phí cho con em xã viên, tham gia kinh phí xây dựng nông thôn mới và xóa nhà tạm bợ của địa phương; tích cực ủng hộ các quỹ Vì người nghèo, quỹ Ủng hộ nạn nhân chất độc gia cam… Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các hộ xã viên có điều kiện xây dựng nhà cửa, HTX thành lập Qũy tín dụng nội bộ, cho vay lần lượt tất cả các hộ xã viên xây dựng nhà kiên cố. Theo đánh giá chung ở huyện và tỉnh, nhờ có HTX Hoa Hồng mà các hộ xã viên đã tiếp cận phương thức trồng hoa tiên tiến, cải thiện dần đời sống. Đáng mừng, ở địa bàn hoạt động của HTX đến nay không còn hộ đói nghèo và 100% hộ xã viên đã mua sắm được các đồ dùng thiết yếu trong gia đình như tivi, tủ lạnh, xe máy… Tới đây, HTX nhận thêm 20 hộ dân trong tổ dân phố, tiếp tục củng cố vị thế HTX và góp phần vào tiến trình xóa đói giảm nghèo bảo đảm an sinh xã hội trên vùng du lịch Sa Pa.

2.2.2.2 Tình hình phát triển HTX ở miền Trung

Kết hợp với thực tiễn hoạt động nghề cá ở miền Trung, tháng 7-2015 xây dựng hướng dẫn thành lập các HTX nghề cá. Trong đó, các HTX có tàu dịch vụ của HTX phục vụ các xã viên và hình thành liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp. Năm 2016, sơ kết hoạt động của các HTX nghề cá để tiếp tục hoàn thiện và thành lập thêm các HTX nghề cá mới….

Tiêu biểu là HTX Mã Châu (Quảng Nam)

Làng nghề dệt lụa Mã Châu (TT Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) có lịch sử hơn 500 năm. Thời cực thịnh của làng nghề, có sđến hơn

2.000 ha dâu tằm được trồng để cung cấp kén tơ tằm cho cả huyện sản xuất lụa. Hàng sản xuất ra được sử dụng trong cung đình, dành cho vua chúa và quan lại, hoặc xuất khẩu đi nước ngoài. Tuy nhiên, đó là hào quang quá khứ. Những năm 2006 – 2009 là giai đoạn khó khăn nhất đối với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của làng nghề Mã Châu lúc này, cả H.Duy Xuyên có chưa đến trăm hộ bám trụ với nghề, diện tích trồng dâu chưa đến chục héc-ta, đời sống của người dân theo nghề bấp bênh, nhiều hộ dân chuyển đổi nghề sang dệt vải sợi tổng hợp để kiếm sống, số khác chuyển sang trồng màu khiến diện tích dâu tằm ngày càng thu hẹp, có lúc tưởng chừng như nghề tơ lụa MMã Châu đi vào ngõ cụt.

Trước tình cảnh mai một của làng nghề, HTX tơ lụa Mã Châu tiến hành cải tổ với hy vọng cứu vãn nghề tơ lụa nức tiếng một thời. “Lúc này, mọi sự rất khó khăn, khó khăn nhất là nguồn vốn. Các xã viên phải nộp tiền để HTX trả nợ. Thậm chí, HTX còn phải bán máy móc để trả nợ”. Đến cuối năm 2010, HTX cai tổ theo hướng đi mới với 16 xã viên. Lúc này, HTX thiếu vốn hoạt động, xã viên phải cầm cố sổ đỏ cá nhân để góp vốn sản xuất. Với việc phát triển mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo tơ lụa 100%, nghề tơ lụa Mã Châu đã dần lấy lại chỗ đứng trên thị trường. Đến nay, HTX có hơn 400 mẫu hàng mới như tơ lục hoa văn, satin, tuyxoa, đũi, the, van, habutai… Không chỉ thế, giá cả lụa cũng hợp lý, với nhiều phân đoạn thị trường như hàng thông thường, hàng thời trang, hàng cao cấp.

Trong năm 2011, HTX sản xuất được hơn 40.oom lụa, doanh thu lên đến 4,2 tỷ đồng. HTX tạo việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động với mức thu nhập trung bình từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Đến nay, HTX tơ lụa Mã Châu đã đi vào hoạt động ổn định với mẫu mã sản phẩm đa dạng, đầu ra ổn định và dần khôi phục được nghề. HTX đã trồng được 10ha dâu tằm, và đang hướng tới nuôi tằm ươm tơ để tự chủ động được một phần nguyên liệu đầu vào. Với sự kiện này, HTX tơ lụa Mã Châu trở thành nơi duy nhất trong nước

sản xuất tơ lụa với quy trình khép kín, từ trồng dâu nuôi tằm ươm tơ cho đến dẹt lụa và phân phối đến tay người tiêu dùng.

Năm 2012, HTX phát triển hướng đi mới, kết hợp làng nghề với du lịch để đưa sản ơphaamr trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Trong tnags 5 và tháng 6-2012, HTX mở 4 khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, gồm: Khu gian hàng tại làng nghề ở Duy Xuyên, khu văn hóa lụa Mã Châu ở Hội An, 2 khu trưng bày và kinh doanh sản phẩm ở Mỹ Sơn và Tam Kỳ. Thời gian dài hơi, HTX hình thành tourdu lịch, trong đó du khách được tham quan tất cả các khâu của quy trình sản xuất tơ lụa, từ trồng dâu ươm tằm cho đến xe sợi, dệt lụa. Khách du lịch cũng có thể trực tiếp tham gia tất cả các khâu trên để hiểu thêm về văn hóa dệt lụa. Dự kiến, năm 2013, mô hình này sẽ bắt đầu triển khai hoạt động. Mong ước của các xã viên cũng như ban quản trị HTX là khôi phục làng nghề, với sự tham gia của mọi người trong huyện. Ước tính, để cung cấp đủ số lượng tơ nguyên liệu cho HTX sản xuất phải cần một diện tích trồng dâu tằm lên đến 300ha. Do đó, HTX tạo điều kiện hết sức để người dân quay lại nghề tơ tằm với việc cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá trần cố định, đồng thời hỗ trợ người dân diện tích đất để trồng dâu tằm.

2.2.2.3 Tình hình phát triển HTX ở miền Nam

Tiêu biểu là HTX Thới An (Cần Thơ)

Mô hình HTX là sự lựa chọn của những người dân nuôi cá tra nhỏ lẻ ở Thới An, vì hợp tác để tương trợ lẫn nhau, để phát huy sức mạnh tập thể. Dịch vụ hõ trợ của HTX Thới An rất đa dạng, bao gồm: tìm và cung cấp nguồn cá giống, cung cấp thức ăn cho các, hợp đồng bao tiêu sản phẩm; chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật nuôi, kỹ thuật thu hoạch bắt cá cho xã viên. Ngoài việc làm trung gian tổ chức tín dụng nội bộ trong xã viên, HTX đã tìm cách liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác dưới hình thức doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm nhưng phải cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cho xã viên thông qua sự hướng dẫn và điều phối của HTX. Trong số 36

xã viên chỉ có 20 người thực sự là nuôi cá tra. 16 xã viên còn lại chỉ là người góp vốn lấy Lợi nhuận, không hề nuôi cá và sử dụng dịch vụ của HTX. Tiêu chí chung của HTX đó là nếu cứng nhắc chỉ kết nạp người nuôi cá, không ai bỏ vốn thì HTX chẳng còn tồn tại được. Và người chịu thiệt chính là xã viên HTX đang nuôi cá tra.

Đây là mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, luôn mạnh dạn theo xu thế thị trường thì mới có được HTX Thới An như hiện nay. Tại đây, rất nhiều người, kể cả cán bộ công chức, sẵn sàng bỏ vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của hợp tác xã đối với phát triển kinh tế hộ của các xã viên tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an” (Trang 25 - 33)