Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác QLNS tại huyện giao thủy nam định (Trang 49 - 52)

9. 887,50 20.786,17 28 200 3Thu thuế trước bạ 1 597,75 4 410,42 6 167,

3.1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Huyện Giao Thủy

Để thực hiện tốt công cuộc xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập được với xu thế toàn cầu cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Trong quá trình phát triển cần phải nhấn mạnh:

- Xây dựng cơ cấu kinh tế huyện gắn bó chặt chẽ với cơ cấu kinh tế toàn tỉnh và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Sử dụng lợi thế so sánh, khai thác những thế mạnh tiềm năng, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vẫn mang bản sắc riêng. Đầu tư cho các ngành mũi nhọn, đào tạo nguồn nhân lực, trí thức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt cần chú ý đến phát triển bền vững, phải quan tâm đúng mức đến môi trường.

- Phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao mức sống người dân, giảm chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giảm khoảng cách giàu nghèo.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá, phát triển dịch vụ.

Tóm lại, xây dựng kinh tế gắn liền với mục tiêu phát triền bền vững trên địa bàn huyện.

- Do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và mức dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 6,5%, huyện cần đề ra mục tiêu đạt 6,5% vào năm 2016 và đặt chỉ tiêu năm sau cao hơn

- Phát triển mô hình vườn, ao chuồng, duy trì những làng nghề truyền thống xen kẽ với gieo trồng hoa màu, cây ăn quả với năng suất, chất lượng cao.

- Tăng cường đầu tư vào những ngành mũi nhọn, phát triển công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nâng cấp trạm y tế xã, cơ sở hạ tầng đồng thời tăng cường mở thêm hệ thống các trường tư thục, bán công, dạy nghề trên địa bàn nhằm phục vụ cho các khu chế xuất và các khu công nghiệp.

*> Về vấn đề xã hội

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 2%, giảm số hộ gia đình sinh con thứ ba, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng hộ gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá.

- Chăm lo sức khoẻ tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

- Đảm bảo tốt công tác an ninh, quân sự địa phương, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ về trình độ, kĩ năng quản lý.

*> Công nghiệp xây dựng: Thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức để công cuộc giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng. Xây dựng đường xá, cầu cống thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, trao đổi của người dân. Tiến hành xây dựng một số cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo được đầu ra ổn định cho người dân.

*> Nông nghiệp thuỷ sản: Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới tạo sự đa dạng.

*> Vận tải: Đầu tư hệ thống phương tiện vận tải, hành khách hiện đại phục vụ nhu cầu buôn bán, trao đổi, đi lại thuận tiện cho người dân

*> Hệ thống tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tư vấn: Hoàn thiện hệ thống tài chính ngân hàng phục vụ cho việc thu ngân sách. Đổi mới hệ thống quản lý tài chính ngân hàng

*> Thực hiện nghiêm luật NSNN và các luật thuế theo qui định của nhà nước. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tăng chi NSNN cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống.

- Nhu cầu hoạt động cho đầu tư phát triển sự nghiệp cần đảm bảo cho đủ, cho đúng, chống thất thoát lãng phí trên cơ sở luật NSNN. Các hình thức huy động vốn, tăng số tiền vay cho các xã khó khăn, các gia đình nghèo với mức lãi suất hợp lý, bình ổn tái sản xuất mở rộng.

*> Giao thông bưu điện: Hệ thống giao thông cần được tiến hành nâng cấp, xây dựng hoàn thiện các tuyến đường từ xã đến các tuyến đường chính trên địa bàn huyện.

- Xây dựng hệ thống đường thuỷ, khai thác mở rộng bến bãi.

- Phát triển hệ thống viễn thông, liên lạc, internet với trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu thông tin, truyền thông cho đại bộ phận người dân, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ kiến thức cho nhân dân.

*> Cấp thoát nước: Xây dựng nhiều nhà máy lọc nước, xử lý nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững ở địa phương. Xây dựng hệ thống tưới tiêu phục vụ cho canh tác nông nghiệp của bà con.

*> Về y tế giáo dục:

- Mua sắm trang thiết bị hiện đại, cử nhân viên đi đào tạo tập huấn để có thể sử dụng thành thạo được những trang thiết bị này.

- Tăng mức lương tối thiểu, bồi dưỡng xứng đáng cho nhân viên y tế, y bác sỹ. *> Về văn hoá thông tin: Xây dựng nhà văn hoá, đầu tư thiết bị phát thanh tuyên truyền đến hộ dân

- Xây dựng tấm gương, gia đình văn hoá, làng văn hoá, khôi phục các làng nghề truyền thống, phong tục tốt đẹp.

- Có những chính sách hợp lý, giúp đỡ gia đình nghèo, trẻ em mồ côi, người già cô đơn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh… Những dịp kỷ niệm có quà tặng gia đình thương binh, thăm hỏi động viên, tổ chức các chương trình kỷ niệm.

- Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng đó không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là sự nghiệp cần sự ủng hộ của toàn dân. Việc xã hội hoá, đa dạng các hình thức đầu tư và huy động sự tự nguyện đóng góp của nhân dân, của cả cộng đồng, của các nhà hảo tâm cho sự nghiệp đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp nhằm huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực hiện có của xã hội cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước các cấp chính quyền địa phương cần có cách làm phù hợp, minh bạch và đúng pháp luật. Có những cách làm cũ nhưng nay đã không còn phù hợp, nhất thiết cần bãi bỏ ngay; có những việc làm mới tuy khó nhưng phù hợp, đúng luật cũng nên cố gắng thực hiện.

- Nguồn thu ngân sách của địa phương có thể bị ảnh hưởng trong một số trường hợp nhưng cũng có thể được bù đắp lại ở những nguồn thu, lợi ích khác về đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội; không vì lợi ích trước mắt của địa phương mà quên đi lợi ích lâu dài, không chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và đánh mất cái được lớn nhất đó là lòng tin của nhân dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp.

-Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, hệ thống chỉ tiêu của các địa phương hiện nay là "bản sao" chỉ tiêu của T.Ư, chẳng hạn, như các chỉ tiêu về giải quyết nước sạch, giải quyết việc làm, phấn đấu phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Đặt ra chỉ tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở chỉ làm cho cuộc đấu tranh chống bệnh "thành tích" trong ngành giáo dục khó thực hiện. Hoặc như việc đánh giá tổng thu ngân sách ở các địa phương để làm căn cứ phân bổ ngân sách sẽ không bảo đảm công bằng, hợp lý. Do đó, hệ thống chỉ tiêu cần được thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác QLNS tại huyện giao thủy nam định (Trang 49 - 52)