2.1.2.1.Về công tác thu ngân sách
Thu ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế; phí và lệ phí; Thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước, tiền thu từ bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; Thu từ hoạt động đầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc ngấn sách Tỉnh; Viện trợ quốc tế không hoàn lại; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, thuê mặt trước; các khoản thu khác theo quy định của pháp luât; phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách; thu kết dư ngân sách; bổ sung ngân sách.
Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc mà nhà nước quy định thành luật để mọi tỏ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế bao gồm nhiều loại gồm thuế trực thu và thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
Lệ phí là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN như lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thu.
Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có tính chất bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được
sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp. Nó cso tính hoàn trả trực tiếp và do cơ quan hành pháp ban hành như phí giao thông, viện phí, thuỷ lợi phí,…
Thu ngân sách nhà nước tại Huyện bao gồm:
-Thu quốc doanh
-Thu thuế CTN ngoài quốc doanh -Thu thuế trước bạ
-Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp -Thu thuế nhà đất
-Thu phí, lệ phí
-Thu chuyển quyền sử dụng đất -Thu cấp quyền sử dụng đất -Thu tiền cho thuê đất -Thu cố định tại xã -Thu khác
Thu ngân sách huyện bao gồm: -Thu điều tiết
-Tỉnh cấp bổ sung cân đối -Tỉnh bổ sung trợ cấp khác -Thu chuyển nguồn
-Tồn quỹ năm trước
2.1.2.2. Về phân bổ dự toán chi ngân sách huyện
Chi ngân sách Nhà Nước bao gồm những khoản chi sau đây:
*> Chi thường xuyên là những khoản chi có thờì hạn tác động ngắn, bao gồm chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả tiền lãi vay trong và ngoài nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí…gồm:
- Chi sự nghiệp kinh tế (Nông nghiệp, thuỷ lợi, chống lụt bão, sự nghiệp giao thông, chi kiến thiết thị chính, ban bồi thường giải phóng mặt bằng, trạm khuyến nông)
- Chi sự nghiệp môi trường
- Chi sự nghiệp văn xã (sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đào tạo, văn hoá thông tin thể dục thể thao, công tác xã hội)
- Quản lý hành chính (hội đồng nhân dân và các cơ quan hành chính, các cơ quan đoàn thể, cơ quan đảng)
- Chi khác
- Chi quân sự - an ninh (công an, quân sự)
*> Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao gồm: chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chi viện trợ, đầu tư cho nước ngoài…
Chi trả khác bao gồm: chi cho vay (cho vay các tổ chức nhà nước, cho vay nước ngoài…) và trả nợ gốc (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước).
Chi hỗ trợ ngân sách (chi lương kế toán xã, chi lương y tế xã, chi trợ cấp cân đối, chi trợ cấp cân đối khác).
*> Chi ngân sách huyện gồm những khoản chi sau đây:
- Chi đầu tư phát triển - Chi thường xuyên -Chi chuyển nguồn - Dự bị phí
- Chi nguồn làm lương mới
2.1.2.3. Trình tự lập, xét duyệt và quyết toán ngân sách huyện
Lập dự toán ngân sách nhà nước là giai đoạn mở đầu xác định các mục tiêu và nhiệm vụ động viên, phân phối tối ưu các nguồn vốn. Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính bền vững và chính xác của ngân sách, do đó mà tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, phát huy tác động chủ đạo của NSNN với các khâu chủ đạo khác. Lập dự toán ngân sách huyện là quá trình phân tích đánh giá tổng hợp dự toán nhằm xác lập tính toán
các khoản chi theo kế hoạch và có các biện pháp chủ yếu về kinh tế, tài chính hợp lý.
Căn cứ lập dự toán bao gồm:
• Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
• Những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương.
• Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm báo cáo và năm trước đó để thống kê và phát hiện những hiện tượng trong quá trình quản lý thu chi ngân sách huyện.
- Trình tự lập dự toán ngân sách huyện. Cơ quan hành chính cấp trên giao lập dự toán ngân sách. Cơ quan cấp dưới tiến hành tiếp nhận văn bản hướng dẫn và số kiểm tra
• Lập dự toán thu ngân sách huyện • Lập dự toán chi ngân sách huyện
• Chấp hành kế hoạch chi ngân sách huyện.
Chấp hành thu ngân sách huyện là quá trình tổ chức thu và quản lý nguồn thu của NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, các khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương hoàn trả khoản thu chấp hành các khoản chi ngân sách như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.Quyết toán ngân sách huyện phải được thực hiện qua các văn bản pháp luật quy theo luật ngân sách nhà nước bao gồm quyết toán chi, thu ngân sách huyện.