Các Nhân tố ảnh hưởng đến NSNN

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác QLNS tại huyện giao thủy nam định (Trang 30 - 33)

2.1.3.1. Chính trị xã hội

Hệ thống chính trị quốc gia ảnh hưởng lớn đến định mức thu và khoán chi trong hệ thống quản lý ngân sách nhà nước. Trong cơ chế thị trường đòi hỏi việc quản lý ngân sách nhà nước phải áp dụng theo hướng tinh giảm bộ máy quản lý nhằm hướng đến hiệu quả. Để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường ngân sách nước ta được áp dụng bao gồm bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần phải coi trọng những yếu tố cơ bản kinh tế, tránh sự tham gia của nhà nước trong hoạt động kinh tế làm bóp méo kinh tế, quy luật giá trị và quy luật cung - cầu. Nhà nước chỉ tham gia quản lý thực hiện, khắc phục khuyết điểm của nền kinh tế thị trường, phân hoá giàu nghèo. Luật thu ngân sách năm 1932 ở Mỹ đã tăng các loại thuế đặc biệt là thuế đánh vào người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, thể hiện sự quan tâm đến thâm hụt ngân sách và ủng hộ chính sách “giảm chi tiêu chính phủ ngay lập tức và mạnh mẽ”. Ngay trong lúc nạn thất nghiệp đạt mức cao nhất trong lịch sử, các nhà hoạch định chính sách lại đi tìm kiếm phương sách để tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ.

Biến động của nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của tổng cung và tổng cầu. Chính phủ thực hiện chính sách ổn định kinh tế nhằm giữ cho sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên thông qua việc cung ứng tiền tệ, thu chi ngân sách để điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định các hoạt động kinh tế. Một trong những ví dụ minh hoạ căn bản là tình huống Kennedy, Keynes và chính sách cắt giảm thuế năm 1964. Chính sách này đã được thực thi và dẫn đến việc cắt giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân và công ty vào những năm 1964. Mục tiêu của chính sách cắt giảm thuế là khuyến khích mọi người tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư , qua đó tạo ra mức thu nhập và việc làm cao hơn. Chính sách cắt giảm thuế đã tạo ra thời kỳ bùng nổ kinh tế trong những năm 1964 và 1965. Chính sách này góp phần đẩy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 5 phần trăm. Quá trình mở rộng liên tục của nền kinh tế Mỹ vào cuối những năm 1960 là sản phẩm phụ của việc chính phủ tăng cường chi tiêu cho cuộc chiến tranh Việt Nam.

2.1.3.2. Xu hướng vận động của nền kinh tế

Ngân sách nhà nước ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị, quan điểm của nhà lãnh đạo vì vậy mà mỗi sự thay đổi của môi trường bên ngoài đều ảnh hưỏng đến nó như xu hướng hội nhập quốc tế, tự do hoá thương mại, giảm thiểu doanh nghiệp nhà nước, mở rộng hình thức đầu tư quốc tế; xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu cùng với quan hệ song phương và đa phương mở rộng ngoại giao giữa các nước.

Hầu hết các nhà kinh tế phản đối qui tắc nghiêm ngặt đòi hỏi chính phủ phải cân bằng ngân sách của mình. Nguyên nhân làm họ tin rằng đôi khi thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách trở nên cần thiết:

-Thứ nhất, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách có thể góp phần ổn định nền kinh tế. Về cơ bản, qui tắc cân bằng ngân sách thủ tiêu năng lực ổn định của hệ thống thuế và các khoản chuyển giao thu nhập (trợ cấp của chính phủ). Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thuế tự động giảm xuống, các khoản chuyển giao tự động tăng lên. Trong khi các phản ứng tự động này góp phần ổn định nền kinh tế, chúng lại làm cho ngân sách bị thâm hụt. Chính sách nghiêm ngặt đòi hỏi chính phủ phải tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu vào thời kỳ suy thoái.

-Thứ hai, người ta có thể sử dụng thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách để giảm thiểu sự biến dạng của những tác động kích thích do hệ thống thuế tạo ra. Mức thuế cao gây ra tổn thất cho xã hội vì nó cản trở hoạt động kinh tế. Mức thuế càng cao, tổn thất xã hội của thuế càng lớn. Người ta có thể giảm đến mức tối thiểu tổng tổn thất xã hội do thuế gây ra bằng cách giữ cho mức thuế cao trong một số năm và thấp trong các năm khác. Các nhà kinh tế học gọi chính sách này là san bằng mức thuế. Để giữ cho mức thuế không thay đổi, người ta phải chấp nhận thâm hụt trong những năm thu nhập bất thường và chi tiêu cao bất thường.

-Thứ ba, người ta có thể sử dụng thâm hụt ngân sách để chuyển gánh nặng thuế của thế hệ hiện tại sang cho các thế hệ tương lai. Ví dụ, một số nhà kinh tế lập luận rằng, nếu thế hệ hiện tại phải phát động chiến tranh bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lược của nước ngoài và đảm bảo nền dân chủ, tự do cho đất nước, thì các thế hệ tương lai được lợi. Để buộc những nguời thụ hưởng tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể tài trợ cho chiến tranh bằng cách chấp nhận thâm hụt ngân sách. Chính phủ có thể trả lại số nợ vay trong chiến tranh bằng cách đánh thuế vào thế hệ tiếp theo.

Năm 2008, nước ta phải đối mặt với tình hình lạm phát diễn ra, giá cả leo thang. Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm chi tiêu. Tuy nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng lạm phát nhưng

đang rơi vào trạng thái khủng hoảng, hơn 80% doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, thất nghiệp ra tăng. Đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi,…

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác QLNS tại huyện giao thủy nam định (Trang 30 - 33)