thân doanh. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ TD giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các ngân hàng phải chú ý giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất: DNV&N phải có giải pháp tạo vốn vay tự có
Hiện nay, cơ cấu vốn của nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả Nhà nước và ngoài quốc doanh nói chung còn cao. Điều đó dẫn đến: Doanh nghiệp bị quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, vay được vốn ngân hàng thì hoạt động được, không vay được vốn ngân hàng thì không hoặc khó hoặc khó hoạt động. Theo nguyên lý về cơ bản cơ cấu tài chính doanh nghiệp cũng như thực tế doanh nghiệp các nước có nền kinh tế thị trường đích thực, thì nguồn vốn ngân hàng trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp chỉ mang tính bổ sung nguồn vốn thiếu hụt. Thông thường chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể huy động tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu… Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn TD sẽ dễ dàng hơn.
Thứ hai: Các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh
có hiệu quả, có tính khả thi.
Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án
vì nhiều doanh nghiệp có cơ hôi tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
Thứ ba: Đối với thiết bị công nghệ
Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính nên đối với DNV&N vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp, công nghệ đa dụng xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để chọn lựa công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kĩ thuật, công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.
Thứ tư: Coi trọng phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của DNV&N kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp nhà nước… Nên họ còn bị hạn chế về chuyên môn, kĩ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần trên cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhân lực.
Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, cần thực hiện chính sánh xã hội hóa công tác dạy nghề có công, có tư. Nhà nước thống nhất quản lý tiêu chuẩn đào tạo, các DNV&N phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đồng thời doanh nghiệp cần sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với DNV&N là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ là cơ hội, vừa là thách thức đối với các DNV&N. Vì vậy các DNV&N cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng là doanh nghiệp phải tự đánh giá nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học thương mại, 2003, Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Cúc (2002), Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Ngô Xuân Thịnh (2005), Giải pháp về tín dụng của các Ngân hàng thương mại để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Mạnh (2007), Giải pháp về tín dụng của Ngân hàng Đông Á – chi nhánh ĐakLak đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh ĐakLak, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Kim Thị Dung (1999), Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Gia Lâm – Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
7. NHNo & PTNT Việt Nam, 2008, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009.
8. NHNo & PTNT Gia Lâm, 2006 đến 2009, Báo cáo thường niên.
9. NHNo & PTNT Gia Lâm, 2006 đến 2009, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
10.NHNo & PTNT Gia Lâm, 2006 đến 2009, mục tiêu kinh doanh và chính sách khách hàng năm 2007, 2008, 2009, 2010.
12.Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
13.Nghị định số 178/199/NĐ – CP ngày 29/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng.
14.Nghị định số 90/2001/ NĐ – CP ngày 23/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
15.Nghị định số 193/2001/ NĐ – CP ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
16.Ngô Đình Thái (1998), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 4/98.
17.Đỗ Thị Thủy (1998), “Bàn về cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 15.
18.Nguyễn Đình Tự (2004), “Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân”, Tạp chí ngân hàng, tháng 12, Hà Nội.
19.Phạm Minh Ngọc (1997), “Một số ý kiến về định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí kinh té và dự báo, Số 11.
Các trang website
* Http://www.gso.gov.vn. Trang web của Tổng cục thống kê. * Http://www.hvnh.edu.vn. Trang web của Học viện ngân hàng. * Http://www.sbv.gov.vn. Trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam * Http://www.agribank.com.vn. Trang web của NHNo & PTNT Việt Nam * Http://www.agribankhanoi.com.vn. trang web của NHNo & PTNT Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
PHẠM THỊ THẢO
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIEP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIEP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIA LÂM
Người thực hiện : PHẠM THỊ THẢO
Khoá : 51
Ngành : QTKD
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiên để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trước hết tôi xin cảm ơn sâu sắc Thạc sỹ Nguyễn Quốc Oánh – là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:
- Ban lãnh đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm, Phòng giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm.
- Các bạn bè đồng nghiệp xa gần.
Đã giúp tôi thu thập số liệu, đóng góp những ý kiến có ích cho sự thành công của khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên
MỤC LỤC
PHẦN I
MỞ ĐẦU...1
1.1. Đặt vấn đề...1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...2
1.2.1. Mục tiêu chung...2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...4
2.1 Tổng quan tài liệu...4
2.1.1. Cơ sở lý thuyết...4
2.1.1.1. Khái quát về tín dụng...4
2.1.1.2. Những vấn đề chung về doanh nghiệp...10
2.1.2. Cơ sở thực tiễn...12
2.1.2.1. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ...12
2.1.2.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...13
2.1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ...15
2.1. Phương pháp nghiên cứu...20
2.1.1. Thu thập số liệu...21
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu...21
2.1.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...21
2.1.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế...22
2.1.2.3. Phương pháp chuyên gia...22
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...23
3.1. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu...23
3.1.1. Đặc điểm chung...23
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...24
3.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam ...25
3.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Gia Lâm...27
3.1.4.1. Sự ra đời và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Gia Lâm...27
3.1.4.2 Hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT Gia Lâm...28
3.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Gia Lâm...31
3.1.4.4. Tình hình vốn và cơ sở vật chất của NHNo & PTNT Gia Lâm ...35
3.2. Kết quả nghiên cứu...47
3.2.1. Thực trạng tình hình hoạt động TD đối với DNV&N của NHNo & PTNT Gia Lâm...47
3.2.1.1. Tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm...47
3.2.1.2. Những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại về hoạt động TD đối với DNV&N tại NHNo & PTNT Gia Lâm...56
3.2.2. Một vài nét về các DNV&N có quan hệ TD với NHNo & PTNT Gia Lâm ...61
3.2.2.1. Hoạt động vay vốn...61
3.2.2.2. Những tồn tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ...62
3.3. Giải pháp đề xuất...68
3.3.1. Phương hướng hoạt động TD NH đối với DNV&N tại NHNo & PTNT...68
3.3.2. Một số giải pháp TD cho DNV&N tại NHNo & PTNT...68
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...76
4.1. Kết luận...76
4.2. Kiến nghị...77
4.2.1. Kiến nghị với Nhà nước...77
4.2.2. Kiến nghị với NHNo & PTNT...80
4.2.3. Kiến nghị với các DNV&N...80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động KD của NHNo & PTNT Gia Lâm...33
Bảng 3.2 Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Gia Lâm...38
Bảng 3.3 Tình hình sử dụng vốn của NHNO & PTNT Gia Lâm...41
Bảng 3.4. Tình hình dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Gia Lâm...45
Bảng 3.5 Tình hình vay vốn của các DNV&N tại NHNo & PTNT Gia Lâm...49
Bảng 3.6 Cơ cấu DNV&N có quan hệ TD với NHNo & PTNT Gia Lâm chia theo ngành kinh tế...52
Bảng 3.7. Cơ cấu DNV&N có quan hệ TD với NHNN & PTNT Gia Lâm chia theo loại hình doanh nghiệp...55
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT Gia Lâm...29 Biểu đồ 3.1. Tình hình vay vốn của các DNV&N tại NHNo & PTNT Gia Lâm...50 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu DNV&N có quan hệ TD với NHNo & PTNT Gia Lâm theo ngàng kinh tế năm 2009...53 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu DNV&N có quan hệ TD với NHNN & PTNT Gia Lâm chia theo loại hình doanh nghiệp năm 2009...56
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TD : Tín dụng
NH : Ngân hàng
HTX : Hợp tác xã
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
RAT : Rau an toàn
VNĐ : Việt Nam đồng
KD : Kinh doanh
WB : Ngân hàng thế giới
ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á