I/ TỔNG QUAN VẺ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1 Giói thiệu về ngành dệt may Việt Nam
3. Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may Viêt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ và những thành tựu đáng kể. Sự phát triển của ngành dệt may kéo theo nhu cầu về nguyên phụ liệu dệt may cũng như máy móc thiết bị ngành may tăng cao. Một nước có ngành may mặc phát triển mạnh mà các ngành sản xuất hỗ trợ cho nó trong nước không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may sẽ dẫn đến làm giảm giá trị gia tăng của
ngành may, giảm hiệu quả sản xuất của ngành may. Quan hệ theo chiều dọc của ngành CNPT dệt may với ngành may có thể biểu diễn như sau:
Hình 2.4: Quan hệ theo chiểu dọc của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may và ngành may
Phát triển CNPT dệt may sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam giảm chi phí trung gian. Theo đánh giá của Hiệp hội dệt may Việt Nam, sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam đắt hơn sản phẩm cùng loại trong khu vực từ 10% đến 15% do trong nước chưa chủ động được nguyên phụ liệu, hoặc nguyên phụ liệu sản xuất trong nước có nhưng giá thành cao.
Mặt khác, liên kết được sản xuất nguyên phụ liệu - may mặc góp phần nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu cho ngành may do ngành nguyên phụ liệu có thể bám sát hơn với nhu cầu của ngành may. Với ngành dệt may Việt Nam hiện nay, giá trị sản lượng của ngành vẫn chủ yếu là may xuất khẩu với yêu cầu chất lượng cao về vải và phụ liệu, các doanh nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất sản phẩm may xuất khẩu.
Nếu CNPT cho ngành dệt may phát triển tương xứng thì nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị giảm, từ đó tăng giá trị gia tăng cho ngành may, mặt khác giúp ngành dệt may trong nước có được nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định, chủ