Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Công nghệ phụ trợ cho ngành dệt may việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

II/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

1.Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Hiện nay, các ngành CNPT ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Từ khi bắt đầu có những quy định khắt khe về tỷ lệ nội địa hoá bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam đã bắt đàu làm quen với khái niệm “công nghiệp phụ trợ”. Những năm gàn đây, ở Việt Nam, CNPT đã được nói tới như một bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, có vai trò quyết định đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng: “Việt Nam hiện còn thiếu phát triển các ngành CNPT, là nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc thu hút FDI từ phía Nhật để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm công nghiệp và làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước chậm được cải thiện”24. Hầu hết các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước như sản xuất ô tô, đóng tàu, điện tử, dệt may đều phải nhập khẩu linh kiện, phụ kiện, máy móc, nguyên yật liệu. Điều này khiến các sản phẩm công nghiệp Việt Nam không chủ động được về nguồn cung ứng, giá cả tăng cao do các chi phí phụ trội trong quá trình nhập khẩu linh phụ kiện, nguyên yật liệu. “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” có đề 24 Trịnh Thi Thu Hương, “Khó khăn và hạn chế đối với phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á”, Trường Đại học Ngoại Thưong (2009), toang 209

xuất đến việc Chính phủ Việt Nam cần xây dựng quy hoạch phát triển các ngành CNPT để giải quyết vấn đề trên, coi đó như một hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của ngành CNPT đối với sự phát triển nền công nghiệp của quốc gia, Chính phủ Việt Nam cũng như các cấp, bộ, ngành trong nước đã và đang dành sự quan tâm thích đáng cho ngành này, với các chiến lược phát triển ngành CNPT được nhấn mạnh trong nhiều văn bản từ trung ương đến địa phương. Tiêu biểu trong số đó là Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN “Phê duyệt quy hoạch phát triển các ngành CNHT cho giai đoạn đến 2010, tầm nhìn 2020”. Quyết định đưa ra quan điểm phát triển CNPT cho toàn ngành công nghiệp cũng như các quan điểm, định hướng, mục tiêu, quy hoạch phát triển cho từng ngành chính bao gồm: dệt may, da giày, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Cuối cùng là các giải pháp và chính sách thực hiện kế hoạch. Kể từ đó, CNPT Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên xét cho đến thời điểm hiện nay, sự phát triển của ngành CNPT Việt Nam vẫn còn non yếu và kém sức cạnh tranh so với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Công nghệ phụ trợ cho ngành dệt may việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)