19 M.Phượng, Báo Vietnam.net, Những bóng hồng đại gia “dính” án vụ siêu lừa Huyền Như,
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng
phạm cho vay lãi nặng
Nhằm để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm CVLN cũng như đẩy lùi tệ nạn xã hội người viết đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật hạn chế, giảm thiểu tội phạm xảy ra.
Thứ nhất, Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định: “Công dân có quyền tố
cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Từ đó để người bị hại sớm đến
trình báo với cơ quan chức trách có thẩm quyền biết được các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng CVLN để giải quyết các vụ án. Để được những người bị hại dám đứng trước cơ quan pháp luật tố cáo những người có hành vi CVLN mà không phải sợ đến các thế lực bên ngoài, không sợ sự trả thù, trù dập, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người đi tố cáo. Cần có ban hành những quy định về việc bảo vệ những nạn nhân phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhất định, đồng thời cụ thể các quy định cần và đủ công khai, minh bạch để dễ dàng áp dụng, quy định rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tổ chức bảo vệ, và có những bồi thường thích đáng đối với những trường hợp bị đối tượng phạm tội xâm phạm khi các cơ quan không bảo vệ được họ. Quy định cụ thể về lực lượng bảo vệ cũng như trách nhiệm cung cấp chi phí để tiến hành bảo vệ, đối với những người có hành vi phạm tội CVLN trả thù, trù dập, đe dọa, uy hiếp tinh thần người bị hại thì cần có những chế tài xử lý nặng, nghiêm khắc.
Thứ hai, Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân thông qua các thông tin đại chúng, trường học, địa phương,… phổ biến các quy định pháp luật thông qua truyền miệng, các chương trình vấn đáp pháp luật, những tình huống tội phạm thường lợi dụng, mở các cơ quan trợ giúp pháp lý, tuyên truyền thông qua các phiên tòa xét xử lưu động, công khai, tăng cường các chi phí cho công tác tuyên truyền ý thức pháp luật cho người dân. Tăng cường hơn nữa quyền tham gia góp ý kiến của nhân dân, tạo điều kiện cho người dân tìm hiểu kiến thức pháp luật.
Thứ ba, Thường xuyên giáo dục trính trị, phẩm chất, đạo đức, ý thức kỷ cương, tác
phong trong công việc, cho đội ngũ cán bộ công chức, nhân dân,… Đẩy mạnh công tác thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát, đẩy mạnh công tác quản lý các đội ngũ cán bộ, lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luôn luôn rèn luyện, học tập các kỹ năng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với lực lượng công an, cảnh sát. Đưa những người có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao giữ các vị trí quan trọng trong quá trình điều tra xử lý.
Thứ tư, Thường xuyên kiểm tra, giám sát cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân
phát hiện xử lý nghiêm minh những người có hành vi câu kết với người phạm tội, triệt tiêu, kỷ luật những người kết bè, kết phái trong cơ quan, tổ chức,… thường xuyên mở các lớp học đào tạo phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính cho các cán bộ,… kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, xem xét sửa đổi những văn bản pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng cho phù hợp với tình hình thực tế góp phần loại bỏ tội phạm, loại bỏ những phần tử xấu trong bộ máy nhà nước.
Thứ năm, Cần có những chính sách phát triền mở rộng hoạt động Ngân hàng, tạo
điều kiện xây dựng thêm các Ngân hàng và quỷ tín dụng nhân dân đến tận mỗi địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kiến nghị với cơ quan chức năng có các chính sách hợp lý cho việc cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh,… không ngừng đổi mới các thủ tục cho vay, đơn giản hóa việc cho vay, các thủ tục cho vay được thực hiện nhanh, gọn không qua gồm rà thủ tục làm vướng bận, mở rộng chính sách tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp xúc với nguồn tín dụng từ Ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng tư vấn cung cấp thông tin tiền vay, lãi suất cho người dân, nghiêm khắc xử lý các hành vi CVLN.
Tóm lại, thời gian qua tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động CVLN diễn biến phức tạp, một số cá nhân, tổ chức không có chức năng làm tín dụng nhưng vẫn đi huy động vốn để cho vay hình thành nên các đường dây chuyên CVLN, các đường dây này được tổ chức chặt chẽ, tập hợp nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật để ép các nạn nhân phải trả số lãi suất cao mà các đối tượng này đưa ra, kéo theo làm hình thành thêm nhiều loại tội phạm mới liên quan ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe, danh dự của người đi vay, gây nguy hiểm cho xã hội, thiệt hại to lớn đến nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn
chưa xử lý được nhiều đối tượng. Nguyên nhân hình thành nhiều đường dây chuyên CVLN và chưa được xử lý chủ yếu xuất phát từ quy định của pháp luật hình sự còn nhiều thiếu xót, chưa rõ ràng làm cho cơ quan giải quyết khó áp dụng, không xử lý được. Đồng thời, sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, công tác điều tra thu thập chứng cứ phạm tội khó khăn. Để giải quyết được tình hình về tội phạm người viết đã đưa ra một số kiến nghị về sửa đổi quy định của pháp luật góp phần hoàn thiện pháp luật để cho các cơ quan dễ dàng áp dụng quy định pháp luật để xử lý các đối tượng CVLN.
KẾT LUẬN
Theo sự nghiên cứu của người viết về tội phạm CVLN đã tìm hiểu được thế nào là tội CVLN, nguyên nhân, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này gây ra và hậu quả của tội phạm này tác động đến tình hình đời sống xã hội của người dân. Tội phạm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là sự thiếu thống nhất, chưa rõ ràng của quy định pháp luật để phát hiện loại tội phạm này, bên cạnh đó nguyên nhân hình thành tội phạm này còn xuất phát từ ý chí của người cho vay, sự thiếu hiểu biết pháp luật của người đi vay và một phần từ các rào cản quy định của ngân hàng về hoạt động cho vay. Tội phạm này đã gây ra nhiều khó khăn cản trở sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, các hoạt động kinh doanh bình thường từ phía ngân hàng, các tổ chức tín dụng đặc biệt ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân, những người cần vay vốn tín dụng. Qua quá trình tìm hiểu về tội phạm thông qua những bất cập về quy định pháp luật hình sự người viết đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là sự sửa đổi về quy định của pháp luật về tội phạm CVLN cũng như giải thích rõ ràng, cụ thể quy định để các cơ quan điều tra, xét xử dễ dàng áp dụng xử lý tội phạm, đồng thời nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ vay vốn tiêu dùng cho người dân, đồng thời tạo điều kiện để người dân tiếp xúc được với nguồn tín dụng chính thức từ Ngân hàng.