19 M.Phượng, Báo Vietnam.net, Những bóng hồng đại gia “dính” án vụ siêu lừa Huyền Như,
3.2.1. Bất cập trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cho vay lãi nặng
Từ những thực trạng của tội phạm CVLN cho ta thấy tội phạm này đã và đang xảy ra gây thiệt hại đến to lớn đến nền kinh tế và trật tự xã hội, tội phạm diễn ra với xu hướng ngày càng tăng lên về tính chất, số lượng, lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra, do nhiều nguyên nhân về mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng.
3.2.1. Bất cập trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cho vay lãi nặng nặng
Nhà nước ban hành pháp luật nhằm để điều chỉnh hành vi của con người, bất kỳ chủ thể nào đều phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Riêng đối với việc giải quyết các vụ án, nhất là các vụ án hình sự thì tuân thủ pháp luật phải nghiêm túc và chính xác các quy định của pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng mang ý nghĩa hết sức nghiêm trọng. Bởi vì kết quả của quá trình này không những ảnh hưởng đến những người tham gia tố tụng mà còn ảnh hưởng đến một số phận của một con người. Bởi vậy, pháp luật đã quy định rất nghiêm khắc đối với mọi thủ tục các bước trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm bảo đảm cho việc truy cứu TNHS được chính xác để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi chủ thể. Không để oan sai đối với người dân, đồng thời không để bỏ lọt tội phạm nhởn nhơ ngoài pháp luật gây ảnh hưởng đến người dân, gây hoan mang trong xã hội. Đều này gây hậu quả xấu mà còn tác động tiêu cực nhất là làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, đối với pháp luật.
Từ những phân tích trên về tình hình tội phạm CVLN chúng ta có thể thấy được một số nguyên nhân chủ yếu gây nên các khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đã và đang xảy ra trong xã hội.
Quy định của pháp luật hình sự về tội phạm CVLN tại điều 163 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện về mặt quy định của pháp luật cũng như kỹ thuật lập pháp.
Thứ nhất, theo khoản 1 điều 163 cho ta thấy cấu thành cơ bản của tội này gồm hai
tình tiết: “Cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định
từ mười lần trở lên và có tính chất chuyên bóc lột”. Quy định như BLHS hiện hành là
chưa phù hợp với yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm này. Việc cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên đã thể hiện tính chất chuyên bóc lột, nên việc quy định thêm cấu thành cơ bản có tính chất chuyên bóc lột là quá thừa, theo quy định tại điều 476 BLDS năm 2005 thì “Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do
Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” để cấu thành tội phạm này
việc lãi suất cho vay vượt mức lãi suất mà pháp luật quy định thì đã thể hiện tính chất chuyên bóc lột, vì BLDS đã quy định không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước nghĩa là đang khống chế tính chất bóc lột của hành vi cho vay xảy ra, còn đối với việc chứng minh được hành vi nào là có tính chuyên bóc lột là rất khó khăn hầu như là không được bởi chưa có quy định pháp luật nào giải thích như thế nào là có tính chất chuyên bóc lột, đồng thời việc xác định mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định cũng không hề dễ dàng vì lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố còn phụ thuộc theo từng thời kỳ, từng thời kỳ Ngân hàng Nhà nước có những mức lãi suất cơ bản khác nhau làm cho các cơ quan không biết phải áp dụng mức lãi suất cơ bản nào mới đúng với quy định pháp luật, để tiến hành điều tra vụ án đồng thời phải chứng minh hành vi cho vay đó phải có tính chất chuyên bóc lột hay không mới cấu thành tội phạm này được, ngày nay với tình hình tội phạm luôn diễn biến phức tạp với các hành vi tinh vi lẫn tránh pháp luật, với các hoạt động ngầm lại càng thêm khó khăn cho việc xác định tính chất chuyên bóc lột.
Thứ hai, theo khoản 2 điều 163 BLHS cho ta thấy tình tiết tăng nặng là “phạm tội
thu lãi bất chính lớn” để xác định được nguồn lợi bất chính lớn để nhầm xác định tội
phạm có tình tiết tăng nặng hay không, cũng là một điều rất khó khăn đối với các cơ quan chức năng, bởi vì đến hiện tại vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về tội phạm này cũng như hướng dẫn thu lợi bất chính lớn của tội phạm này bao nhiêu mới cho là lớn, nên việc xác định tình tiết tăng nặng cho tội phạm này là không khả thi, làm cho người phạm tội khó thuộc vào tình tiết tăng nặng này.
Thứ ba, Luật các tổ chức tín dụng nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ
chức tín dụng thực hiện hoạt động Ngân hàng, tức là hoạt động vay vốn và cho vay. Nhưng không có ranh giới nào để phân biệt hoạt động nào là tín dụng đen và hoạt động cho vay dân sự thông thường nên không phân biệt được hoạt động vay vốn hợp pháp và bất hợp pháp ở ngoài ngân hàng, trong khi nhu cầu vay dân sự của người dân là nhu cầu chính đáng, trên thực tế không phải hoạt động cho vay dân sự nào cũng là bất hợp pháp. Ngoài ra, quy định của BLDS tại điều 476 về lãi suất dân sự không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước nếu dẫn theo thực tế thì hầu như tất cả các lãi suất cho vay dân sự đều quy phạm quy định của pháp luật. Đối với hoạt động CVLN khó khi xảy ra thì khó có thể kiểm tra, xử lý một cách triệt để vì nó diễn ra ngầm giữa các cá nhân, không qua thủ tục vay mượn chính thức nào, đồng thời cả người vay và người cho vay đều có lỗi nên họ cũng phải chịu hậu quả về hành vi đó. Hiện nay các hành vi CVLN chưa đủ các điều kiện để cấu thành tội CVLN theo điều 163 thì người thực hiện hành vi có thể bị xử lý hành chính bị phạt tiền từ năm triệu đến mười lăm triệu đồng theo điểm d khoản 3 điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức xử lý này là quá nhẹ với người thực hiện hành vi tội phạm vì có khi khoản lợi mà họ thu được vượt quá mức lãi suất
pháp luật quy định có khi hàng trăm triệu đồng nên mức xử phạt đó chưa đủ sức răng đe hành vi cho vay vượt lãi suất quy định.
Thứ tư, về TNHS đối với tội phạm này là quá thấp chưa đủ tính chất răn đe phòng,
chống tội phạm. Đối với TNHS theo khoản 1 điều 163 BLHS thì “bị phạt tiền từ một lần
đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm” Nếu như cấu
thành tội phạm cơ bản của tội CVLN có mức trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi cao nhất cũng chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, tội phạm này gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm cho những người đi vay có khi phải bán hết tài sản, đất đai để trả nợ, tác động rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của người đi vay, nó còn ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế, trật tự quản lý của nhà nước, gây hư hao thiệt hại đến lợi ích của các tổ chức, Ngân hàng, khi hậu quả của hành vi CVLN gây ra đối với xã hội rất lớn, làm rối loạn trật tự quản lý tiền tệ, kinh tế nhà nước, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Với mức xử lý trách nhiệm quá thấp như điều luật làm không tương xứng giữa tính chất, mức độ, hậu quả của tội phạm này gây ra nên làm cho tội phạm có xu hướng ngày càng tăng, lợi ích từ hành vi cho vay này rất lớn đổi lại cao nhất cũng phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, nên người phạm tội nào cũng bất chấp phấp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật đó, còn đối với TNHS tại khoản 2 điều 163 BLHS “bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” thông thường thì khi các đối tượng bị xử lý hình sự theo khoản 2 điều này thì có khi số lợi bất chính mà họ thu được hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, với các hành vi liên quan đến CVLN mà không phải tội phạm khác đã gây nguy hiểm rất lớn cho người đi vay, cho xã hội mà mức xử phạt cao nhất cũng chỉ có ba năm tù, với lợi ích quá lớn mà hành vi cho vay đó đem lại thì những người phạm tội không ngần ngại mà sẵn sàng vi phạm pháp luật.