19 M.Phượng, Báo Vietnam.net, Những bóng hồng đại gia “dính” án vụ siêu lừa Huyền Như,
3.3.1. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Qua thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho ta thấy việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến tội phạm CVLN trong thời gian qua thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp chưa được xử lý đúng người, đúng tội còn xảy ra nhiều oan sai, bỏ sót tội phạm với tình hình tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp và tăng nhanh, gây tác động to lớn đối với nền kinh tế, tác động sâu sắc đến trật tự an toàn xã hội vì vậy cần có giải pháp để hoàn thiện hơn về quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Hiện nay, quy định của pháp luật hình sự tại điều 163 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội CVLN như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật
quy định từ mười lần trở lên và có tính chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Qua phân tích các vụ án CVLN và các vụ án phát sinh từ hành vi CVLN cho thấy, đặc điểm cơ bản của tội phạm CVLN này là cho vay với lãi suất rất cao, với mức lãi suất không cố định và bất thành văn đã thu hút nhiều đối tượng thực hiện tội phạm này gây tác hại lớn về kinh tế, làm ảnh hưởng đến quan hệ anh, em, hàng xóm, bạn bè,… làm phát sinh thêm nhiều tội phạm khác gây bất ổn trong xã hội. Với tác hại to lớn đó mà TNHS lại quá nhẹ, quy định chưa phù hợp nên người viết đưa ra một số kiến nghị sửa đổi về cấu thành tội phạm cơ bản ở khoản 1 điều 163 BLHS và tăng mức hình phạt để đảm bảo tính răng đe như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật
quy định từ mười lần trở lên hoặc cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định mà đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi và bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Với kiến nghị sửa đổi khoản 1 như trên sẽ không bỏ sót tội phạm CVLN đồng thời cũng không bỏ sót những hành vi CVLN mà chưa phải là tội phạm, với thực tế như hiện nay thì hành vi cho vay luôn lúc nào cũng vượt mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định, có khi chỉ vượt mức năm đến sáu lần, có khi cao hơn hàng chục lần lãi suất pháp luật cho phép, với mức quy định đó sẽ góp phần hạn chế nhiều người tham gia hoạt động cho vay với lãi suất cao, với cách quy định như trên còn hạn chế được tình trạng tái phạm tội của các đối tượng cho vay lãi suất cao hơn quy định của pháp luật cho phép. Đồng
thời với cách sửa đổi đó làm tăng mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm thể hiện sự tương xứng giữa tính chất, mức độ và tác hại mà hành vi phạm tội gây ra, khi hình phạt tại khung cơ bản tăng lên với mức cao nhất là ba năm tù, sẽ góp phần răn đe tội phạm nhiều hơn, góp phần hạn chế đi tình trạng CVLN của các đối tượng thay vì với tính chất nguy hại đến xã hội rất lớn mà chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Còn đối với khoản 2 điều 163 người viết xin kiến nghị sửa đổi, bổ sung các trường hợp thuộc khoản 2 điều này và tăng mức hình phạt lên như sau:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến
năm năm tù:
a) Đối với nhiều người; b) Có tổ chức;
c) Thu lợi bất chính từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; d) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.”
Đối với khoản 2 điều này sửa đổi như trên là phù hợp với mức độ nguy hiểm của tội phạm này gây ra, đồng thời làm tương quan giữa tội CVLN với một số tội phạm khác của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Thứ nhất, về khung hình phạt, về mức độ thiệt hại của tội phạm này gây ra có thể
làm cho nhiều người tan nhà, nát cửa, có khi bán hết tài sản gây thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của người dân, đồng thời gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, với tính chất nguy hại của tội phạm gây ra luôn cao, tính chất nguy hiểm của tội CLVN tương đương với tính chất nguy hiểm của một số tội phạm khác trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, thậm chí còn có thể gây thiệt hại đối với tình hình kinh tế cao hơn các tội phạm khác gây ra, thiệt hại có khi hàng nghìn tỷ đồng, vì vậy khung hình phạt từ hai năm đến năm năm tù là phù hợp với tính chất, mức độ tội phạm gây ra.
Thứ hai, về phần các tình tiết tăng nặng, khi một hành vi phạm tội được thực hiện
thông thường sẽ rơi vào khung cơ bản của tội phạm đó, khi thuộc khung cơ bản thì người phạm tội CVLN chỉ có mức độ nguy hiểm thấp, có thể do nhiều yếu tố tác động nhất thời mà người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, khi hành vi đó được thực hiện với nhiều người, có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng, đã thể hiện được ý thức về mức độ nguy hiểm cho xã hội của những đối tượng CVLN, mặc dù biết được tính chất nguy hiểm đó nhưng người phạm tội vẫn cố ý thực hiện, với mong muốn hậu quả xảy ra, sự cố ý đó thể hiện thông qua thực hiện tội phạm kéo dài, tổ chức chặt chẽ trốn tránh pháp luật, bất chấp pháp luật mà vẫn vi phạm, với mong muốn lấy được nguồn lợi bất chính rất lớn đó đem lại.
Ngoài ra, đối với tội phạm này người viết nhận thấy tính chất của tội phạm này không chỉ dừng lại ở tội phạm ít nghiêm trọng vì hành vi của tội phạm gây ra hậu quả rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế, trật tự xã hội gây hoang mang trong người dân nên người viết xin kiến nghị bổ sung thêm khoản 3 điều 163 như sau:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm tù:
a) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Thu lợi bất chính từ năm trăm triệu đồng trở lên;”
Với kiến nghị bổ sung thêm khoản 3 điều này với mức hình phạt cao nhất lên đến mười năm tù, bởi vì như đã biết hậu quả của tội phạm này có thể gây thiệt hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, ngân hàng và cả lợi ích của nhà nước, vì tội phạm CLVN này được thực hiện với lỗi cố ý, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nguồn tín dụng nhà nước, đồng thời tội phạm này khi xảy ra thường với quy mô rộng lớn, lôi kéo nhiều người khác có thể sa lầy vào các tội phạm khác liên quan, xuất phát từ tội CVLN, làm ảnh hưởng đến đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước không thể khắc phục một sớm, một chiều là xong phải cần có thời gian lâu dài mới khắc phục vì vậy khung hình phạt mười năm tù là hoàn toàn phù hợp với tình hình tội phạm hiện nay, phù hợp với số tiền thu lợi bất chính rất cao đó.
Đối với hình phạt bổ sung tại khoản 3 điều 163 BLHS hiện hành thì người viết không có kiến nghị gì mới bổ sung nên chuyển sang khoản 4 điều 163 BLHS.