Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012–năm 2014

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh hoa việt – PGD ngô quyền (Trang 59 - 77)

47

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn nội tệ tăng dần qua các năm: năm 2012 là 282.349 triệu đồng chiếm 65.74% tổng vốn, năm 2013 là 304.340 triệu đồng chiếm 64.00% tổng vốn, năm 2014 là 352.184 triệu đồng chiếm 70.25% tổng vốn. Do khách hàng chủ yếu là người Việt Nam, họ chỉ có thói quen dùng tiền VNĐ, nên lượng vốn nội tệ

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng

Nội tệ

282.349 65.74% 304.340 64.00% 352.184 70.25%

Ngoại tệ (quy đổi ra

VNĐ) 147.122 34.26% 171.156 36.00% 149.126 29.75% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% 0 100000 200000 300000 400000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 282349 304340 352184 147122 171156 149126 Nội tệ

Ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ)

48

vào ngân hàng ngày càng tăng lên. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tập trung nhiều vào nội tệ, thanh toán bằng nội tệ nên nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động ngoại tệ có tăng giảm qua ba năm, nhưng chiếm tỷ trọng ít hơn so với nguồn vốn nội tệ. Vốn ngoại tệ huy động được qua ba năm lần lượt là 147.122 triệu đồng, 171.156 triệu đồng, 149.126 triệu đồng. Năm 2014, nguồn vốn ngoại tệ có phần giảm, chỉ chiếm 29.75% trên tổng vốn, do nguồn vốn nội tệ trong năm này chiếm tỷ trọng cao trên 70%. Các giao dịch ngoại tệ chủ yếu phát sinh từ các khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại hối, chuyển tiền kiều hối, thanh toán quốc tế. Ngân hàng đang ngày càng quan tâm hơn đến việc huy động vốn ngoại tệ như USD, EUR, CAD, trong đó huy động bằng USD nhiều hơn.

2.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Từ những chỉ tiêu đó, ngân hàng có thể biết được thực tế tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình huy động vốn nói riêng. Từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn đồng thời nâng cao vốn huy động của mình, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng.

2.3.5.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Để phân tích hiệu quả hoạt động vốn tại NHTMCP SGTT chi nhánh Hoa Việt PGD Ngô Quyền, ta căn cứ vào quy mô vốn huy động, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn.

49

Bảng 2.6: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đạt được 100% tức là ngân hàng đã hoàn thành công tác huy động theo kế hoạch. Từ số liệu ở trên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở PGD Ngô Quyền vẫn chưa hoàn thành theo kế hoạch. Năm 2012, ngân hàng hoàn thành được 89.47% so với kế hoạch đề ra, năm 2013 ngân hàng đạt được đến 95.10%, cho thấy ở năm này kế hoạch huy động vốn diễn ra khá tốt, năm 2014 PGD chỉ đạt được 83.55% so với kế hoạch.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kế hoạch 480.000 500.000 600.000 Thực hiện 429.471 475.496 501.310 Tỷ lệ 89.47% 95.10% 83.55% 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 480.000 500.000

600.000

429.471 475.496 501.310

Kế hoạch Thực hiện

50

Tuy ngân hàng đã không ngừng cố gắng thực hiện công tác huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, thu hút khách hàng bằng các hình thức, nhưng do biến động của thị trường cộng với sự cạnh tranh với các NHTM khác nên kết quả lượng vốn huy động luôn nhỏ hơn kế hoạch đề ra.

Với vai trò là một trung gian tài chính, cung cấp vốn cho nền kinh tế dưới hình thức cho vay và đầu tư, các ngân hàng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm nguồn vốn cho mình. PGD Ngô Quyền đã rất coi trọng việc huy động vốn và coi vốn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

2.3.5.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng sẽ thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này. Trong một đồng vốn của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Hiện nay cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM đang diễn ra mạnh mẽ, nên tình hình cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt.

Bảng 2.7: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vốn huy động 429.471 475.496 501.310

Tổng nguồn vốn 601.240 630.502 646.852

VHĐ/TNV 71.43% 75.42% 77.50%

51

Biểu đồ 2.10: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn từ năm 2012 đến năm 2014 có tăng nhưng tăng không nhiều. Nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm trên 70% so với tổng nguồn vốn cho thấy ngân hàng huy động được một lượng vốn khá lớn. Năm 2012, vốn huy động chiếm 71.43% trên tổng nguồn vốn, năm 2013 chiếm 75.42% trên tổng nguồn vốn và đến năm 2014 tăng lên 77.5%. Với mức vốn huy động như vậy, ngân hàng hoàn toàn có thể đáp ứng được cho vay ra bên ngoài, chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh.

Chỉ tiêu này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao qua các năm, có thể thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển, ngân hàng đang phát triển theo đúng hướng và chiếm được lòng tin của khách hàng. Để tiếp tục duy trì và phát triển, ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để có thể đương đầu với những khó khăn, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM.

2.3.5.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn

68.00% 69.00% 70.00% 71.00% 72.00% 73.00% 74.00% 75.00% 76.00% 77.00% 78.00%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 71.43%

75.42%

77.50%

52

Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi phí HĐV 98.193 124.379 169.385

Tổng nguồn vốn 601.240 630.502 646.852

CPHĐV/TNV 16.33% 19.73% 26.19%

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn ngân hàng huy động được thì phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Năm 2012, chi phí ngân hàng bỏ ra so với tổng nguồn vốn là 16.33%, năm 2013 tỷ lệ này là 19.73% và đến năm 2014 là 26.19%. Ta thấy chi phí huy động vốn của PGD Ngô Quyền không quá cao. Do thời gian gần đây, các NHTM cạnh tranh nhau trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng cũng có những điều chỉnh lãi suất theo từng thời điểm, so với các NHTM khác, lãi suất huy động của Sacombank thấp hơn, chính vì thế mà khả năng cạnh tranh của ngân hàng gặp đôi chút khó khăn.

Ngoài việc phải chi trả lãi cho khách hàng, ngân hàng còn phải tốn chi phí cho các khoản khác như việc đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất, quảng cáo… nên việc chi phí tăng nhẹ qua mỗi năm là không tránh khỏi. Do lãi suất thấp hơn, nên ngân hàng phải đưa ra các biện pháp quảng cáo khuyến mãi để thu hút khách hàng, việc này làm cho ngân hàng cũng phải tốn một phần chi phí.

2.3.5.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn

53

Bảng 2.9: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

TG ngắn hạn 186.894 201.089 248.964 TG trung hạn 72.145 74.886 68.109 TG dài hạn 170.432 199.521 184.237 Tổng TG 429.471 475.496 501.310 TGNH/Tổng TG 43.52% 42.29% 49.66% TGTH/Tổng TG 16.80% 15.75% 13.59% TGDH/Tổng TG 39.68% 41.96% 36.75% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.11: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 43.52% 42.29% 49.66% 16.80% 15.75% 13.59% 39.68% 41.96% 36.75% TGDH/Tổng TG TGTH/Tổng TG TGNH/Tổng TG

54

Qua bảng trên ta thấy trong ba năm qua ngân hàng huy động nhiều nhất ở tiền gửi ngắn hạn. Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn ngân hàng huy động được so với tổng tiền gửi qua ba năm lần lượt là 43.52%, 42.29%, 49.66%. Tỷ lệ tiền gửi trung hạn ngân hàng huy động được so với tổng tiền gửi qua ba năm lần lượt là 16.80%, 15.75%, 13.59%. Tỷ lệ tiền gửi dài hạn ngân hàng huy động được so với tổng tiền gửi qua ba năm lần lượt là 39.68%, 41.96%, 36.75%.

Từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ tiền gửi dài hạn so với tổng tiền gửi thấp hơn so với tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn, việc này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn để cho vay trung dài hạn. Tuy nguồn vốn ngắn hạn có chi phí thấp nhưng vì tiền gửi ngắn hạn của khách hàng thường gửi trong thời gian ngắn, hết kì hạn họ sẽ rút ra, ngân hàng không thể dùng số vốn đó để hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn có thể phải đối mặt với những rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng.

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn trung dài hạn, để ngân hàng tích lũy được một lượng vốn ổn định, vừa có thể thực hiện được cho vay ngắn hạn lẫn cho vay trung hạn, tuy nhiên cần phải tính toán cân đối nguồn vốn sao cho việc sử dụng vốn có hiệu quả.

55

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN

3.1 Nhận xét

3.1.1 Ưu điểm

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền ngày càng phát triển và có kết quả đáng khích lệ. PGD đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng. Ngân hàng đã khai thác tốt mọi nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đáp ứng được nhu cầu vốn đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất. Mặc dù có sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn hoạt động nhưng thời gian qua công tác huy động vốn tại ngân hàng đạt được kết quả tốt.

Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các sản phẩm thẻ. Ngân hàng luôn đưa ra nhiều biện pháp thu hút vốn linh hoạt hấp dẫn, ngoài kỳ hạn gửi tiết kiệm theo năm, 1 tháng trở lên, còn có thêm các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, kèm theo việc đưa ra các sản phẩm với các chương trình khuyến mãi cùng nhiều quà tặng hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Ngân hàng đã thực hiện liên kết với các công ty Prudential, Holcim, Triump, công ty tài chính Home Credit, công ty điện thoại, công ty điện lực, công ty cấp nước, cho phép khách hàng có thể đóng tiền trực tiếp tại ngân hàng. Qua đó ngân hàng thu hút được một lượng vốn không nhỏ. Đồng thời ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ như thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua Internet Banking.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn có các dịch vụ như được phép cầm cố hay chuyển nhượng sổ tiết kiệm. Khách hàng khi cần vốn gấp thì có thể cầm cố sổ tiết kiệm, ngân hàng vừa thu được lãi cho vay vừa mang lại lợi ích cho khách hàng vì khách hàng không cần phải rút sổ tiết kiệm trước hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Về cơ cấu tổ chức, PGD Ngô Quyền có cơ cấu hợp lý, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thực hành nghiệp vụ tốt, có thái độ thân thiện hòa nhã với

56

khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, góp phần xây dựng uy tín và hình ảnh đẹp của PGD Ngô Quyền.

Do ngân hàng nắm bắt được nhu cầu gửi tiền của người dân sinh sống tại địa bàn hoạt động nên đã thực hiện công tác huy động vốn khá tốt, PGD Ngô Quyền hoạt động tại khu vực đông dân cư người Hoa nên PGD Ngô Quyền đã bố trí các nhân viên biết tiếng Hoa để thực hiện giao dịch tại đó, điều này đã tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái trong giao tiếp, có thể truyền đạt các sản phẩm cho khách hàng.

Việc ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ cho công tác thực hiện giao dịch tại ngân hàng tạo thuận lợi cho cả khách hàng và nhân viên giao dịch, khách hàng sẽ thấy được sự tiện ích của ngân hàng, qua đó khuyến khích người dân mở rộng giao dịch qua ngân hàng, làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

Đối với mảng sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đang dần trở thành thế mạnh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn mở rộng thêm các điểm thanh toán thẻ để tận dụng nguồn vốn của khách hàng trong việc thanh toán.

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hoa Việt PGD Ngô Quyền đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng còn tồn tại những mặt hạn chế.

Công tác Marketing tại ngân hàng chưa được quan tâm nhiều, ngân hàng vẫn chưa nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của dân cư, các thói quen về sử dụng tiền của người dân, thái độ phục vụ của nhân viên chưa khiến khách hàng hài lòng.

Việc huy động vốn từ tiền gửi chưa hiệu quả, còn thấp so với huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Về huy động theo đối tượng khách hàng, ngân hàng chủ yếu tập trung nhiều ở đối tượng cá nhân, còn doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chưa cao. Đây là một trong những bất lợi đối với PGD Ngô Quyền vì nguồn tiền gửi của doanh nghiệp là nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn. Do đó ngân

57

hàng nên đẩy mạnh công tác tiếp thị, công tác khách hàng để tăng khả năng huy động vốn từ doanh nghiệp.

PGD Ngô Quyền nằm ở trung tâm quận 10, tập trung nhiều dân cư, nhưng ngân hàng phải chịu một áp lực cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khách như HD Bank, ACB, Vietin Bank, Techcombank, nên việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mức lãi suất huy động của ngân hàng chưa hấp dẫn được người gửi tiền. Lãi suất giữa các kỳ hạn không chênh lệch nhiều tạo cho khách hàng cảm giác khó lựa chọn.

Sacombank mặc dù đã mở rộng các điểm thanh toán thẻ cũng như đa dạng các loại thẻ song nghiệp vụ thanh toán thẻ chưa phát huy được vai trò của mình, số lượng thẻ phát hành chưa đạt so với kế hoạch, số lượng giao dịch qua thẻ không nhiều và chưa thường xuyên nên chưa tận dụng được tối đa nguồn vốn trong thanh toán.

Hệ thống máy ATM thường gặp trục trặc, tạo khó khăn cho khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền, chưa có hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thẻ cho khách hàng.

Nguyên nhân

Lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có các hoạt động của NHTM. Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến tình hình huy động, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Lạm phát tăng cao đã phần nào làm suy giảm lòng tin của người dân vào ngân hàng, họ có xu hướng thích

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh hoa việt – PGD ngô quyền (Trang 59 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)