Tình hình huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012–năm 2014

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh hoa việt – PGD ngô quyền (Trang 53)

Bảng 2.3: Huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng HĐV từ tiền gửi 149.033 34.70% 186.465 39.21% 194.292 38.76%  HĐV từ TG có kỳ hạn 80.381 18.72% 101.419 21.33% 108.924 21.73%  HĐV từ TG không kỳ hạn 68.652 15.99% 85.046 17.89% 85.368 17.03% HĐV từ TGTK 280.438 65.30% 289.031 60.79% 307.018 61.24%  HĐV từ TGTK có kỳ hạn 171.328 39.89% 191.339 40.24% 220.401 43.97%  HĐV từ TGTK không kỳ hạn 109.110 25.41% 97.692 20.55% 86.617 17.28% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

41

Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Từ năm 2012 đến năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn ở Sacombank – PGD Ngô Quyền cũng tăng trưởng cùng với tiền gửi không kỳ hạn.Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn chỉ ở mức 80.381 triệu đồng, đến năm 2014, tăng lên 108.924 triệu đồng, chiếm 21.73% tổng vốn huy động. Do Sacombank có nhiều loại hình tiền gửi có kỳ hạn như tiền gửi góp ngày, tiền gửi tương lai, tiền gửi có kì hạn ngày, việc đa dạng sản phẩm tiền gửi giúp thu hút được nhiều khách hàng, bên cạnh đó, khi tham gia sản phẩm, ngân hàng còn miễn phí một số dịch vụ cho khách hàng như dịch vụ Alert và các dịch vụ khác tùy theo loại sản phẩm. Bên cạnh đó cho thấy được hiệu quả của chính sách lãi suất tiền gửi có kỳ hạn nhằm thu hút vốn huy động này.

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, cho nên lãi suất loại tiền gửi này không cao, mức lãi suất mà Sacombank áp dụng cho loại tiền gửi này chỉ ở mức 0.3%. Mục đích của khách hàng là nhằm hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không vì lãi suất. Qua bảng số liệu trên, ta thấy tiền gửi không kì hạn ở PGD Ngô Quyền từ năm 2012 đến 2014 đều tăng. Năm 2012, mức tiền gửi chỉ ở mức 68.652 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên đến 85.046 triệu đồng, tương đương với 17.89% tổng vốn huy

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 80381 101419 108924 68652 85046 85368 Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn

42

động. Sang đến năm 2014, mức tiền gửi chỉ tăng nhẹ, đến 85.368 triệu đồng, chiếm 17.03% tổng vốn huy động. Việc thu hút được khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là do ngân hàng tiến hành áp dụng cải tiến các dịch vụ của ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối như mạng ATM, dịch vụ Mobile Banking SMS, dịch vụ Internet Banking, phát huy được nhiều tính ưu việt cũng như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng khi giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng thực hiện lắp đặt nhiều trụ ATM nên khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào cũng được, không nhất thiết phải vào ngân hàng. Đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có một dịch vụ là Cardless – chuyển tiền qua thẻ, nhận bằng di động, dịch vụ này giúp cho người nhận tiền dù không có tài khoản tại Sacombank nhưng vẫn có thể ra ATM rút tiền được. Chính vì có những dịch vụ tiện lợi này nên thu hút được nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở Sacombank.

Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014 (Đơn vị tính: triệu đồng) (Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch) 0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 171328

191339 220401

109110 97692 86617 HĐV từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn HĐV từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

43

Trong các loại sản phẩm huy động vốn thì sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại PGD Ngô Quyền là thu hút được nhiều khách hàng nhất, huy động vốn nhiều nhất. Mục tiêu mà khách hàng lựa chọn hình thức tiền gửi này là có được lợi tức theo định kì gửi nên lãi suất đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2012, ngân hàng huy động được 171.328 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 191.339 triệu đồng và đến năm 2014 đã tăng lên đến mức 220.401 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43.97%. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng đã biết cách xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng như là gửi tiết kiệm để tham dự cào trúng thưởng, quay số. Bên cạnh đó, ngân hàng đưa ra nhiều kỳ hạn để khách hàng có thể lựa chọn. Khách hàng gửi tiền từ 500 triệu đồng trở lên được ngân hàng cộng thêm một biên độ lãi suất. Quy trình thực hiện mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn tại Sacombank nhanh gọn, không phức tạp nên cũng tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, Ngân hàng đưa các kỳ hạn gửi tiết kiệm ngắn hạn như một tuần, hai tuần, để khách hàng vừa được hưởng lãi suất có kỳ hạn vừa có thể rút tiền ra khi cần thiết. Chính vì sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại Sacombank có nhiều tính chất ưu đãi và đa dạng nên doanh số chiếm tỷ trọng khá cao.

Nhìn bảng số liệu, ta có thể thấy tiền gửi tiết kiệm không kì hạn so với tiền gửi thì thấp hơn, do người dân gửi tiền chủ yếu là muốn an toàn và tiện lợi chứ không vì lãi suất. Chính vì lãi suất của ngân hàng ở sản phẩm này không cao nên việc huy động từ sản phẩm từ năm 2012 đến năm 2014 giảm. Năm 2013, ngân hàng huy động được 97.692 triệu đồng, giảm 11.418 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, lượng tiền huy động được là 86.617 triệu đồng, giảm 11.075 triệu đồng so với năm 2013. Điều này cho thấy ngân hàng chưa có những biện pháp tích cực để phổ biến loại sản phẩm này đến người dân. Cũng như loại tiền gửi không kì hạn, lãi suất của tiết kiệm không kì hạn không cao, nhưng do nhiều tiện ích và có thể rút ra bất cứ lúc nào nên cũng thu hút được một phần khách hàng.

44

Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động vốn từ tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm nhiều hơn so với tiền gửi thanh toán. Do tiền gửi thanh toán có lãi suất thấp hơn, nhưng ở vị trí của khách hàng thì khách hàng gửi tiền hy vọng được hưởng lãi cao, nên các sản phẩm tiền gửi thanh toán của ngân hàng chưa đủ thu hút khách hàng. Tuy nhiên lượng vốn huy động được từ tiền gửi thanh toán cũng khá ổn định, do khách hàng có nhu cầu thực hiện các khoản thanh toán mua sắm, chuyển tiền.

Về tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng có các sản phẩm đa dạng dành cho các lứa tuổi, chẳng hạn như Tiết kiệm Phù đổng dành cho các bé thiếu nhi, Tiết kiệm Trung niên Phúc Lộc dành cho các khách hàng lớn tuổi, điều đó giúp thu hút thêm nhiều bộ phận khách hàng gửi tiết kiệm, làm cho lượng huy động vốn từ khoản này tăng đều mỗi năm.

2.3.3 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2012–năm 2014

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 149033 186465 194292 280438 289031 307018 Huy động vốn từ tiền gửi Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

45

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.7: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2012 – năm

2014 (Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Huy động vốn từ cá nhân 233.742 54.43% 297.548 62.58% 313.293 62.49% Huy động vốn từ doanh nghiệp 195.729 45.57% 177.948 37.42% 188.017 37.51% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.31 100% 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 233742 297548 313293 195729 177948 188017 Huy động vốn từ cá nhân Huy động vốn từ doanh nghiệp

46

Về phần huy động theo đối tượng khách hàng, tỷ trọng huy động từ doanh nghiệp thấp hơn so với khách hàng cá nhân. Năm 2012, khách hàng cá nhân thì huy động được 233.742 triệu đồng chiếm 54.43% tổng vốn huy động, năm 2013 huy động được 297.548 triệu đồng chiếm 62.58% tổng vốn. Từ 233.742 triệu năm 2012 mà đến 2014, huy động vốn từ cá nhân đã đạt được 313.293 triệu đồng chiếm 62.49% trên tổng vốn huy động, có thể thấy đây là nguồn vốn quan trọng của PGD Ngô Quyền, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và ngày càng phát triển thêm nữa. Do các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay đa phần tập trung vào khách hàng cá nhân, một khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng, nên việc huy động vốn từ cá nhân dễ dàng hơn.

Về huy động theo đối tượng là doanh nghiệp, tỷ trọng huy động vốn của doanh nghiệp qua các năm có sự biến đổi tăng giảm. Năm 2012, ngân hàng huy động được từ doanh nghiệp là 195.729 triệu đồng, chiếm 45.57% trên tổng vốn, năm 2013 là 177.948 triệu đồng chiếm 37.42% trên tổng vốn và năm 2014 huy động vốn tăng nhẹ lên 188.017 triệu đồng chiếm 37.51% trên tổng vốn. Tuy nguồn vốn này thấp hơn nguồn vốn huy động từ cá nhân, nhưng phần vốn huy động này chiếm vị trí cũng quan trọng không kém, vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2014, kinh tế Việt Nam có tiến triển tốt, nhiều doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, nên cũng giúp cho ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn từ doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu chỉ sử dụng dịch vụ chi lương của ngân hàng để thực hiện thanh toán lương hàng tháng cho công nhân viên và thực hiện thanh toán quốc tế cho các công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ về các sản phẩm dịch vụ dành cho mình nên ngân hàng cần quảng cáo, giới thiệu cho khách hàng để có thể thu hút thêm nguồn vốn từ doanh nghiệp.

47

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn nội tệ tăng dần qua các năm: năm 2012 là 282.349 triệu đồng chiếm 65.74% tổng vốn, năm 2013 là 304.340 triệu đồng chiếm 64.00% tổng vốn, năm 2014 là 352.184 triệu đồng chiếm 70.25% tổng vốn. Do khách hàng chủ yếu là người Việt Nam, họ chỉ có thói quen dùng tiền VNĐ, nên lượng vốn nội tệ

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng

Nội tệ

282.349 65.74% 304.340 64.00% 352.184 70.25%

Ngoại tệ (quy đổi ra

VNĐ) 147.122 34.26% 171.156 36.00% 149.126 29.75% Tổng cộng 429.471 100% 475.496 100% 501.310 100% 0 100000 200000 300000 400000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 282349 304340 352184 147122 171156 149126 Nội tệ

Ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ)

48

vào ngân hàng ngày càng tăng lên. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tập trung nhiều vào nội tệ, thanh toán bằng nội tệ nên nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động ngoại tệ có tăng giảm qua ba năm, nhưng chiếm tỷ trọng ít hơn so với nguồn vốn nội tệ. Vốn ngoại tệ huy động được qua ba năm lần lượt là 147.122 triệu đồng, 171.156 triệu đồng, 149.126 triệu đồng. Năm 2014, nguồn vốn ngoại tệ có phần giảm, chỉ chiếm 29.75% trên tổng vốn, do nguồn vốn nội tệ trong năm này chiếm tỷ trọng cao trên 70%. Các giao dịch ngoại tệ chủ yếu phát sinh từ các khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại hối, chuyển tiền kiều hối, thanh toán quốc tế. Ngân hàng đang ngày càng quan tâm hơn đến việc huy động vốn ngoại tệ như USD, EUR, CAD, trong đó huy động bằng USD nhiều hơn.

2.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Từ những chỉ tiêu đó, ngân hàng có thể biết được thực tế tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình huy động vốn nói riêng. Từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn đồng thời nâng cao vốn huy động của mình, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng.

2.3.5.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Để phân tích hiệu quả hoạt động vốn tại NHTMCP SGTT chi nhánh Hoa Việt PGD Ngô Quyền, ta căn cứ vào quy mô vốn huy động, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn.

49

Bảng 2.6: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đạt được 100% tức là ngân hàng đã hoàn thành công tác huy động theo kế hoạch. Từ số liệu ở trên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở PGD Ngô Quyền vẫn chưa hoàn thành theo kế hoạch. Năm 2012, ngân hàng hoàn thành được 89.47% so với kế hoạch đề ra, năm 2013 ngân hàng đạt được đến 95.10%, cho thấy ở năm này kế hoạch huy động vốn diễn ra khá tốt, năm 2014 PGD chỉ đạt được 83.55% so với kế hoạch.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kế hoạch 480.000 500.000 600.000 Thực hiện 429.471 475.496 501.310 Tỷ lệ 89.47% 95.10% 83.55% 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 480.000 500.000

600.000

429.471 475.496 501.310

Kế hoạch Thực hiện

50

Tuy ngân hàng đã không ngừng cố gắng thực hiện công tác huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, thu hút khách hàng bằng các hình thức, nhưng do biến động của thị trường cộng với sự cạnh tranh với các NHTM khác nên kết quả lượng vốn huy động luôn nhỏ hơn kế hoạch đề ra.

Với vai trò là một trung gian tài chính, cung cấp vốn cho nền kinh tế dưới hình thức cho vay và đầu tư, các ngân hàng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm nguồn vốn cho mình. PGD Ngô Quyền đã rất coi trọng việc huy động vốn và coi vốn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động được có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

2.3.5.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng sẽ thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này. Trong một đồng vốn của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Hiện nay cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM đang diễn ra mạnh mẽ, nên tình hình cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt.

Bảng 2.7: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vốn huy động 429.471 475.496 501.310

Tổng nguồn vốn 601.240 630.502 646.852

VHĐ/TNV 71.43% 75.42% 77.50%

51

Biểu đồ 2.10: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

(Nguồn: Bộ phận xử lý giao dịch)

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn từ năm 2012 đến năm 2014 có tăng nhưng tăng không nhiều. Nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm trên 70% so với tổng nguồn vốn cho thấy ngân hàng huy động được một lượng vốn khá lớn. Năm 2012, vốn huy động chiếm 71.43% trên tổng nguồn vốn, năm 2013 chiếm 75.42% trên tổng nguồn vốn và đến năm 2014 tăng lên 77.5%. Với mức vốn huy động như vậy, ngân hàng hoàn toàn có thể đáp ứng được

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh hoa việt – PGD ngô quyền (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)