Cơ sở lý luận:
Chất lượng NVL đầu vào giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình sản xuất. Nếu không kịp phát hiện NVL ngay khi đưa NVL về nhà máy sẽ phát sinh những nguồn lực lãng phí. Trước tiên là chi phí lưu kho, tiếp theo là chi phí đưa vào sản xuất gồm lao động, các NVL khác đi kèm, .. có thể dẫn đến thiếu NVL sản xuất. Nếu sản phẩm bị lỗi đưa ra thị trường còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Nếu NVL được phát hiện sớm có thể trao trả lại cho nhà cung cấp để khắc phục. Do đó, cần phải xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng cũng như số lượng NVL đầu vào để hạn chế nguồn lực lãng phí.
Cơ sở thực tiễn:
Hiện tại, phòng QC sử dụng phương pháp kiểm kê mẫu nhưng không thường xuyên. Trong khi đó tỷ lệ lỗi của các linh kiện điện tử nhập về nhà máy lại khá cao (xấp xỉ 5%). Linh kiện điện tử thường là các bộ phận quan trọng của mỗi sản phẩm, nếu lỗi không phát hiện ra thì sản phẩm sản xuất coi như là phải làm lại từ đầu. Các sản phẩm lỗi sẽ được đưa về quá trình sản xuất coi như bắt đầu một sản phẩm mới. Như vậy, cần tổ chức lại quy trình kiểm tra chất lượng của NVL đầu vào để kịp thời phát hiện NVL lỗi.
Nội dung:
Tổ chức kiểm tra NVL định kỳ đối với NVL đầu vào. Đối với những NVL thường xuyên được sử dụng thì có thể thực hiện kiểm tra khi đưa vào sản xuất. Đối với NVL có thời gian dự trữ lâu thì nên tiến hành kiểm tra định kỳ một tháng một lần để kịp thời phát hiện những NVL lỗi từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Bộ phận
QC nên tiến hành tổng kết hoạt động kiểm tra từng qúy một để tìm hiểu những nguyên nhân thường xuyên gây ra NVL lỗi. Sau khi tìm được những nguyên nhân chủ yếu cần đưa ra giải pháp phòng chống hiện tượng lỗi ngay khi đưa NVL vào nhập kho.
Khi thực hiện kiểm tra cần tiến hành theo đúng quy trình đã định. Các tiêu chuẩn kiểm tra cần rõ ràng để tránh tình trạng bế tắc quá trình kiểm tra.
Hiệu quả:
Kiểm tra NVL đầu vào nhằm mục đích phát hiện sớm những sai sót của NVL. Từ đó tránh được chi phí do sản xuất ra những sản phẩm lỗi xuất phát từ NVL.