Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại việt nam (Trang 42 - 44)

thời gian tới

 Thứ nhất: nâng cao chất lượng của nguồn nguyên liệu thủy sản. Có thể nói chất lượng nguyên liệu thủy sản cần đảm bảo ngay từ khi nuôi trồng. Trước hết đòi hỏi phải có giống tốt, có khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Kế tiếp, khâu nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo quy định, tránh dịch bệnh, tránh sử dụng những loại thuốc không được phép sử dụng, không thu hoạch thuỷ sản đã được sử dụng kháng sinh trước thời hạn cho phép.

 Thứ hai: tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm. Bộ Thuỷ sản và các cơ quan chức năng có liên quan như Tổng cụ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng và biện pháp kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản dựa trên tiêu chuẩn HACCCP. Đồng thời hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận về vệ sinh thủy sản (hiện nay là Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam).

 Thứ ba: Bộ Thuỷ sản cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu hàng hóa trước khi xuấ khẩu thủy sản sang thị trường EU và Mỹ. Đa dạng hóa sản phẩm, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

 Thứ tư: có chiến lược phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, quy hoạch cụ thể các vùng nuôi trồng và khai thác. Phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng và khai thác đặc biệt là phải phát triển thủy lợi thích hợp cho nuôi trồng đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái.

 Thứ năm: đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và công tác xúc tiến thương mại. Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị trường của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng nước để có sự am hiểu tường tận về thị trường thông qua việc nghiên cứu bằng các tư liệu và trên thực địa, mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc tham gia các hội chợ triển lãm. Mặt khác, các doanh

nghiệp cần tích cực quảng cáo về hàng xuất khẩu thủy sản của mình trên các trang web.

 Thứ sáu: đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.

 Thứ bảy: làm tốt công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản: hiện nay trình độ nghiệp vụ kinh doanh và phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn ở trình độ thấp, có khoảng cách khá xa so với trình độ thế giới. Vì vậy, cần phải đào tạo và đà tạo lại nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế.

 Thứ tám: nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức liên kết của các doanh nghiệp (như Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp...) để giải quyết các tranh chấp thương mại và đàm phán để khắc phục các hàng rào phi thuế quan cản trở các hoạt động thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu khảo sát thị trường tìm kiếm bạn hàng, tham gia hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại việt nam (Trang 42 - 44)