CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại việt nam (Trang 41 - 42)

MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Phương hướng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới

- Trong khai thác thủy sản: Tiến hành quy hoạch và quản lý phát triển nghề khai thác hải sản theo ngư trường và địa phương một cách hợp lý trên cơ sở bền vững của nguồn lợi và hiệu quả kinh tế; sắp xếp lại nghề cá ven bờ, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản biển, phát triển nghề cá xa bờ một cách thận trọng, hợp lý trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề khai thác hải sản, Tăng cường sự hỗ trợ Nhà nước cho nghề các thương mại.

- Trong nuôi trồng thủy sản: lấy phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, trong đó đặc biệt là nuôi biển, nước lợ phục vụ xuất khẩu; mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho nuôi nước ngọt, ưu tiên các chọn lựa nuôi năng suất cao, dễ vận chuyển và có khả năng đa dạng chế biến; phát triển công nghệ sinh học nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt trong công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh.

- Đa dạng hóa các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lấy đa dạng mặt hàng chế biến, kích thích lại tính đa dạng của sản xuất nguyên liệu và tận dụng sản phẩm của khai thác, lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản. Tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ, tiếp thu và chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến.

- Mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giữ vững các thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và các thị trường có thu nhập cao khác, tạo thế cân bằng với thị trường truyền thống, coi trọng xuất khẩu tại chỗ và thị trường trong nước, từng bước vươn ra làm chủ một số thị trường thế giới về một số mặt hàng.

- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, không ngừng cải tiến và nâng cao các mặt hàng truyền thống, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao, chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu khô sang xuất khẩu các sản phẩm tươi sống, sản phẩm ăn liền và sản phẩm bán lẻ ở siêu thị.

- Đổi mới công nghệ kỹ thuật trong một hệ thống dồng bộ thống nhất các khâu của sản xuất thủy sản xuất khẩu, tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Nhanh chóng quy hoạch lại và đầu tư chiều sâu nhằm nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở chế biến thủy sản hiện có. Xây dựng các trung tâm chế biến với công nghệ hiện đại, có điều kiện sản xuất tiên tiến, gắn liền với đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu tập trung.

- Tăng cường đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản theo hướng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, nối liền và xuyên suốt các khâu bảo quản sau thu hoạch, trong quá trình tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Cần tập trung đầu tư hiện đại hóa công nghệ bảo quản sau thu hoạch; thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất thủy sản theo cách tiếp cận HACCP; áp dụng đồng bộ phương pháp GMP và xây dựng hệ thống tự kiểm tra chất lượng cho các cơ sở chế biến thủy sản, tăng cường khả năng của các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng thủy sản

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản tại việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w