Một số thành tựu và triển vọng của ngành chọn giống đột biến

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tia gamma (co60) đến một số đặc điểm nông – sinh học của một số giống lúa nếp (Trang 35 - 39)

Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm ngày càng trở thành một trong những phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất và vì thế nó gắn liền với những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và chọn giống trên thế giới. Chọn giống bằng phương pháp đột biến đã tạo ra những giống lúa mới mang những đặc điểm hình thái và một số tính trạng nông học quý đồng thời làm đa hình di truyền của lúa trồng.

1.8.1. Trên thế giới

Trên thế giới, Nhật Bản là nước đi đầu trong việc sử dụng phương pháp chọn tạo giống cây trồng nhờ gây đột biến bằng tác nhân phóng xạ.

Theo thống kê của tổ chức FAO/IAEA (Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp thế giới/Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế): Năm 1960: 7 giống lúa trồng đột biến mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm. Năm 1965: 30 giống. Năm 1969: 77 giống. Năm 1991: 1330 giống. Năm 1995: 1790 giống. Năm 1997:1874 giống, các loài ngũ cốc chiếm 1357 giống (trong đó có 333 giống lúa). Những giống được công nhận trực tiếp từ những thể đột biến chiếm 67%, số còn lại do kết hợp với phương pháp lai tạo.

Đến năm 2009, trên 3100 giống cây trồng đã được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm trên phạm vi 62 nước (FAO/IAEA Mutant Varieties Database). Việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để cải tiến cây trồng đã mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn về mặt kinh tế, ước tính các nước đã thu được hàng tỉ đô la từ hàng triệu ha gieo trồng những giống cây được tạo ra từ đột biến.

Nhiều giống có đặc điểm nông học quý rất được ưa chuộng nên được gieo trồng trên diện tích rộng. Ví dụ, giống lúa lùn Reimei (Nhật Bản) năm 1997 có diện tích gieo trồng là 120000 ha, giống lúa lùn Nanjing No 34 (Trung Quốc) có diện tích gieo trồng là 220000 ha. Năm 1982, giống lúa lùn Dongling No 3 (Trung Quốc) 120000 ha, giống lúa chín sớm Yufanengzao (Trung Quốc) 1000000 ha. Năm 1986, giống lúa năng suất cao Quinghuaai (Trung Quốc)

240000 ha. [dẫn theo 20 – tr.32]

1.8.2. Ở Việt Nam

Chọn giống cây trồng bằng đột biến thực nghiệm ở Việt Nam tuy mới trải qua hơn hai mươi thập kỷ nhưng đã bắt kịp được những tiến bộ của thế giới, đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao sản lượng lương thực, đặc biệt là sản lượng lúa. [dẫn theo 20 – tr.32]

Ở Việt Nam, đã có khoảng 50 giống đột biến (lúa, đậu tương, hoa) được tạo ra và đưa vào sản xuất, trong số 28 giống lúa đột biến có 17 giống được gây tạo từ việc chiếu xạ bằng tia gamma. Thống kê một số giống lúa mới được tạo ra trong khoảng 10 năm trở lại đây do các Viện nghiên cứu ở nước ta và một số cơ quan nghiên cứu phối hợp (các trường Đại học, các Trạm, Trại thuộc Trung ương và địa phương) có thể thấy, các giống lúa được tạo ra trực tiếp bằng đột biến thực nghiệm có số lượng lớn nhất, tiếp đó là phối hợp giữa lai hữu tính và gây tạo các dạng hoặc dùng các giống và dòng đột biến đó để lai với nhau hoặc với giống khác.

Từ 1990 – 1998, Viện cây lương thực và thực phẩm đã tạo ra những giống lúa mới cấp quốc gia và những giống khu vực hóa bằng phương pháp đột biến thực nghiệm hoặc bằng phối hợp giữa gây đột biến và lai tạo: Xuân số 4, Xuân số 5, Xuân số 6 (1991); Xuân số 10 (1996); Xuân số 11 và N29 (1998).

Từ năm 1989 – 2002, Viện di truyền nông nghiệp đã công bố 6 giống quốc

gia: DT10, DT11, DT13, DT33, DT16, DT17,DT122, nếp thơm DT21 và DT22.

[dẫn theo 20 – tr.32, 33]

Phương pháp chọn tạo giống nhờ gây đột biến đã đóng góp đáng kể cho công tác sản xuất lương thực xuất khẩu ở các tỉnh phía Nam như THDB – 100,

VNDD5 – 20, THDB; ở các tỉnh phía Bắc có những giống đặc sản cải tiến cho

năng suất cao như Tám xoan đột biến [17]. Gần đây, giống OM 2416 tạo ra từ đột biến được công nhận là giống Quốc gia với đặc điểm chịu mặn, năng suất cao, thơm đem lại sự gia tăng về lợi nhuận ước tính khoảng 6 tỉ đồng/năm. [32]

Việt Nam là nước thứ 7 trên thế giới về nghiên cứu đột biến thực nghiệm và sử dụng vào tạo giống cây trồng. [dẫn theo 20 – tr.33]

Việt Nam cũng đứng thứ 9 trên thế giới về thành tựu chọn giống đột biến với 42 giống cây trồng lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, cây cảnh,… Trong đó có 25 giống lúa và 2 giống ngô được trồng 1 triệu ha ở miền Bắc và miền Nam.

Nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua đã có những bước phát triển khá vững chắc. Hàng năm tổng sản lượng lương thực quy ra thóc tăng 1 triệu tấn.

Nếu như năm 1987 tổng sản lượng lương thực là 17,3 triệu tấn thì đến năm 1999 đã đạt 34,5 triệu tấn. Đến năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Sở dĩ đạt được những thành tựu to lớn đó là nhờ ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó kỹ thuật hạt nhân đã có những đóng góp đáng kể. [28]

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tia gamma (co60) đến một số đặc điểm nông – sinh học của một số giống lúa nếp (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)