Buồng chì được cải tiến bằng cách lấp khoảng trống phía dưới detector và buồng chì bằng khối chì siêu sạch hình trụ. Khối chì hình trụ này có hai công dụng, thứ nhất là lấp khoảng trống ngăn không cho không khí bên ngoài tràn vào tạo phông nền lớn, công dụng thứ hai là dùng khối chì này để hấp thụ các tia gamma phát ra từ các đồng vị phóng xạ trong môi trường bên ngoài buồng chì. Tuy nhiên, chì che chắn mới đưa vào có chứa một hàm lượng 210
Pb nhất định. 210
Pb là hạt nhân không bền, phân rã thành hạt nhân con 210Bi. Phóng xạ β− từ 210 Bi có năng lượng cực đại 1160 keV, có thể tạo ra các ra các bức xạ hãm và các đặc trưng tia X của chì [13] (Pbkα1 = 75keV, Pbkα2 = 72,8 keV, Pbkβ1 = 85keV,Pbkβ2 = 87 keV [9]). Điều này có thể được khắc phục bằng cách lót thêm lớp đồng (Cu) lên khối chì (Pb) vừa mới được đưa vào để hấp thụ các tia X này vì đồng ( Cu) là vật liệu nhẹ mà lớp vật liệu nhẹ sẽ hấp thụ các tia X phát ra từ lớp che chắn chính là chì (Pb), đồng thời chỉ tạo ra các tia X năng lượng thấp dễ dàng bị hấp thụ, hoặc tạo ra các đỉnh phổ trong miền năng lượng rất thấp do đó không ảnh hưởng đến các đỉnh phổ quan tâm. Lớp đồng lót thêm lên khối chì hình trụ có dạng hình chữ nhật, chiều dài 15 cm, chiều rộng 2cm, bề dày 5 mm. Lớp đồng có 1 lỗ tròn ở giữa, đường kính 8 cm. Quan sát hình (2.6) là hình ảnh buồng chì sau khi đã được cải tiến.
Hình 2.6 Buồng chì được cải tiến bằng cách lót thêm khối chì siêu sạch hình trụ và lớp đồng hấp thụ tia X [13]