Do xác suất tương tác phụ thuộc vào năng lượng của photon tới nên hiệu suất đỉnh và tỉ số đỉnh – toàn phần sẽ phụ thuộc theo năng lượng. Do đó khi hiệu chuẩn hiệu suất cần khảo sát sự phụ thuộc theo năng lượng.
Trong luận văn này, tôi sử dụng hai nguồn chuẩn khác nhau để chuẩn hai đường cong hiệu suất, thứ nhất là các nguồn điểm 133
Ba, 57Co, 60Co, 22Na có thông số hoạt độ của nhà sản xuất là 1mCi (37MBq), sai số hoạt độ được lấy là 2%, khối lượng được tính theo một đơn vị khối lượng do nguồn điểm rất nhỏ và nguồn chuẩn thứ hai là nguồn chuẩn RGU có dạng hình trụ, khối lượng 0,167 kg, hoạt độ phóng xạ 4940 Bq/ kg, sai số 30 Bq/ kg, mật độ 1,3 g/cm3. Mẫu RGU được đo trong thời gian 1 ngày, được nhốt trong thời gian 40 ngày để đạt được cân bằng phóng xạ giữa hạt nhân 226Ra và 222 Rn.
Sự đo đạc các hiệu suất chuẩn với các nguồn chuẩn đơn năng cung cấp cho chúng ta một bộ các giá trị hiệu suất tại các năng lượng xác định. Bước tiếp theo là sử dụng bộ các điểm này để xây dựng một đường cong chuẩn hay một hàm cho phép tính hiệu suất ở bất kì năng lượng nào nằm trong khoảng năng lượng được tính toán. Ở đây, dùng phần mềm Genie – 2000 để thiết lập đường cong hiệu suất chuẩn.
Trong chương trình Genie- 2000, thường sử dụng dạng đường cong hiệu suất kép vì tồn tại hai đường cong – một cho vùng năng lượng thấp và một cho vùng năng lượng cao.
N
i i i=0
lnε = a (lnE)∑ (2.26) Với ai, E, ɛ lần lượt là hệ số có được từ việc làm khớp, năng lượng đỉnh, hiệu suất đỉnh ở năng lượng E tương ứng.