8. Cấu trúc luận văn
3.3. Phương pháp TNSP
Thực nghiệm sư phạm mới chỉ dừng lại ở mục đích thăm dò, đánh giá, phân tích tính hiệu quả và khả thi của đề tài là chủ yếu. Với giới hạn của đề tài, chúng tôi chưa có điều kiện để tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích thực nghiệm kiểm tra đầy đủ giả thuyết, song về mặt định tính chúng tôi cũng đã xét đến khía cạnh đảm bảo tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đưa ra. Chúng tôi TNSP theo
phương pháp sau:
+ Chọn lớp thực nghiệm (TN), lớp đối chứng (ĐC) và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác TNSP: giáo án, soạn thảo tiến trình giảng dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, các phương án.
- Lớp TN được dạy theo tiến trình đã soạn thảo
- Lớp ĐC được dạy bình thường, không tổ chức cho HS hoạt động theo các giai đoạn của PPTN.
+ Xử lí, phân tích kết quả và đánh giá các tiêu chí; từ đó nhận xét và rút ra kết luận về tính hiệu quả của phương án dạy học đã xây dựng.
+ Dựa trên thông tin thu thập được, chúng tôi phân tích, đánh giá tính khả thi của tiến trình giảng dạy, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, đồng thời sửa đổi bổ sung những điều cần thiết.
+ Cuối đợt TNSP, chúng tôi cho HS một bài kiểm tra viết để đánh giá hiệu quả, tính phù hợp của việc tổ chức hoạt động theo các giai đoạn của PPTN và tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới PPGD, phát huy tính tích cực chủ động, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS sau khi học phần này. Chúng tôi cho các lớp đối chứng và thực nghiệm cùng làm một đề kiểm tra và xử lý điểm theo PP thống kê toán học.