8. Cấu trúc luận văn
1.6. Thiết kế phương án dạy học [14]
1.6.1. Tiến trình dạy học một kiến thức vật lý
Để giúp HS tư tái tạo, chiếm lĩnh kiến thức vật lý tốt hơn hết là GV nên phỏng theo PPTN của các nhà khoa học mà tổ chức cho HS hoạt động theo các giai đoạn của PPTN:
- Trước hết, tạo ra cho HS tình huống khởi đầu. Tình huống này đặt ra vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết. Tác dụng của tình huống này là tập cho HS hành động phát hiện vấn đề tạo động cơ nhận thức, kích thích HS tích cực tư duy. Trong tình huống này, kiến thức đóng vai trò công cụ để giải quyết một vấn đề thực tiễn hoặc lý luận. Một số trường hợp có thể bỏ qua bước này.
Tình huống khởi đầu
Tình huống vấn đề cơ bản
Bài toán cơ bản
Tình huống kiểm tra
Bài toán thiết kế phương án kiểm tra và tiến hành thí
nghiệm
Yêu cầu diễn đạt kiến thức
Vận dụng Vấn đề mở đầu Vấn đề cơ bản Mô hình giả thuyết Các hệ quả của giả thuyết Kết luận
Vận dụng đào sâu kiến thức, các ứng dụng, tìm giới hạn
áp dụng Kết quả kiểm tra
- Tiếp theo là tạo ra tình huống vật lý cơ bản. Tình huống này có tác dụng chỉ ra mục tiêu của hành động, làm cho HS tự xây dựng kiến thức mới. Đó là hành động sáng tạo cần rèn luyện nhất cho HS.
- Bài toán cơ bản bổ sung dữ kiện còn thiếu cho vấn đề cơ bản trên. Với sự nỗ lực của cá nhân, sự sáng tạo trong phạm vi nhất định, qua bài toán cơ bản HS cần đưa ra được một mô hình giả thiết, tức là đưa ra câu trả lời sơ bộ cho vấn đề nhận thức.
- Để kiểm tra được tính đúng đắn của giả thiết, cần xây dựng tình huống kiểm tra, tình huống này HS phải suy ra được các hệ quả của giả thiết. Những hệ quả này có thể sử dụng thí nghiệm kiểm tra được.
- Tình huống để HS thiết kế phương án kiểm tra thể hiện dưới dạng “bài toán phương án kiểm tra”. HS phải vẽ ra sơ đồ thí nghiệm, nêu lên được những dụng cụ thí nghiệm cần thiết, chọn phương án thí nghiệm để phù hợp với thí nghiệm đó. Sau đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra đối chiếu kết quả thí nghiệm với mô hình giả thiết. Nếu đúng thì đi đến kết luận kiến thức.
- Cung cấp các bài tập vận dụng kiến thức đã được hợp thức hóa.
1.6.2. Phương pháp soạn thảo tiến trình dạy học một kiến thức vật lý cụ thể 1.6.2.1. Xác định một mục tiêu dạy học của một kiến thức vật lý
a. Mục tiêu về kiến thức
- Mục tiêu trong khi học - Mục tiêu sau khi học
b. Mục tiêu về kỹ năng
- Kỹ năng trong khi học - Kỹ năng sau khi học
c. Mục tiêu về tình cảm thái độ
1.6.2.2. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức vật lý cụ thể
Để thiết kế phương án dạy học một kiến thức vật lý cụ thể thí trước hết phải phân tích cấu trúc nội dung, tìm hiểu xem có thể chia nội dung kiến thức của bài
học thành những đơn vị kiến thức nào? Mỗi đơn vị kiến thức sẽ được tiến trình nhận thức như thế nào? Lập sơ đồ tiến trình xây dựng mỗi đơn vị kiến thức.
Sơ đồ phải thể hiện được lời giải đáp cho bốn vấn đề cơ bản:
- Kiến thức cần xây dựng là gì? Được diễn đạt như thế nào? Nó là câu trả lời được rút ra từ việc giải bài toán cụ thể?
- Lựa chọn giải pháp nào cho bài toán?
- Chứng tỏ tính hợp thức khoa học của câu trả lời đó như thế nào? Có những vấn đề vận dụng cụ thể nào?
- Trình tự logic của các kiến thức đó như thế nào cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học?
1.6.2.3. Xác định các phương tiện dạy học
Để dạy học theo tiến trình nhận thức khoa học thì vai trò của thiết bị dạy học vô cùng quan trọng. Các thiết bị dạy học chủ yếu là các thiết bị thí nghiệm. Trong tiến trình xây dựng kiến thức cần những dụng cụ thí nghiệm gì, mỗi dụng cụ cần bao nhiêu bộ. Những dụng cụ và phương án thí nghiệm có gì giống và khác so với SGK?
Một số trường hợp dụng cụ và phương án thí nghiệm khó có điều kiện thực hiện thì cần sự hỗ trợ của các trang thiết bị khác như tranh vẽ, phần mềm mô phỏng, máy vi tính…
1.6.2.4. Những chuẩn bị phương tiện dạy học của giáo viên và học sinh
a. Sự chuẩn bị của giáo viên
Sau khi đã xác định những phương tiện dạy học cần thiết. GV cần chuẩn bị những bộ dụng cụ đó đảm bảo yêu cầu
GV có thể huy động sự giúp đỡ của HS bằng cách hướng dẫn các em tìm kiếm trước những dụng cụ dễ kiếm trong gia đình. Ngoài những dụng cụ thí nghiệm GV còn cần chuẩn bị đầy đủ phiếu học tập cho HS (nếu cần)
b. Sự chuẩn bị của học sinh
HS phải tích cực cố gắng chuẩn bị những dụng cụ theo yêu cầu của GV (nếu có). Các em cần ôn tập lại những kiến thức cũ có liên quan đến vấn đề sắp học.
1.6.2.5. Xây dựng các câu hỏi đề xuất vấn đề và kết luận tương ứng
- Xuất phát từ kiến thức cần dạy GV phải xây dựng các câu hỏi để đề xuất các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn, nêu và giải quyết vấn đề.
- GV dự đoán những câu trả lời hoặc câu hỏi của HS có thể có, từ đó đưa ra những câu hỏi mang tính hướng dẫn tiếp theo.
- GV phải soạn sẵn những kết luận tương ứng cho mỗi vấn đề đã đưa ra.
1.6.2.6. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
Đây chính là việc soạn thảo một giáo án chi tiết dựa trên sơ đồ tiến trình dạy học từng đơn vị kiến thức đã lặp. Giáo án chi tiết này phải thể hiện được ý định của GV trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của HS một cách chi tiết, từng bước cụ thể.
Tiến trình này là một bảng hướng dẫn GV hành động, nhưng nó mang tính linh động và tuỳ theo diễn biến của tiết học mà GV có thể thay đổi các khâu cho phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện môi trường cụ thể… Vì vậy, việc dạy học cũng là một phần nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo của mỗi GV.