Thực tiễn dạy học chương “Chất khí” ở một số trường THPT thành

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” vật lý 10 nâng cao theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 53 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

1.7. Thực tiễn dạy học chương “Chất khí” ở một số trường THPT thành

phố Hồ Chí Minh

1.7.1. Mục đích điều tra

Những khó khăn của HS và GV trong quá trình dạy và học là một trong những cơ sở để soạn thảo tiến trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thu thập một số thông tin về thực tế dạy học chương “Chất khí” ở một số trường THPT.

- Những khó khăn chủ yếu, sai lầm phổ biến của HS khi học phần này. - Tình hình tổ chức hoạt động nhận thứ cho HS khi dạy học phần này.

- Cuộc điều tra cũng quan tâm đến việc soạn thảo một số giáo án của một số GV, phân tích những ưu, nhược điểm của những giáo án đó và những khó khăn GV gặp phải khi dạy các kiến thức chương “Chất khí”. Từ đó, bước đầu phân tích nguyên nhân, thu thập kinh nghiệm làm cơ sở soạn thảo tiến trình dạy học chương

“Chất khí” với mong muốn phát huy được tính tích cực, chủ động, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS.

1.7.2. Phương pháp điều tra

Để đạt được mục đích nêu trên, chúng tôi đã tiến hành:

- Điều tra GV: dùng phiếu điều tra, trò chuyện, tham khảo giáo án. - Điều tra HS: tham khảo các bài kiểm tra, trò chuyện, dự giờ.

1.7.3. Kết quả điều tra

Qua bước đầu thăm dò ý kiến, tìm hiểu thực tiễn dạy học chương “Chất khí” ở một số trường THPT Bùi Thị Xuân, Trần Phú, Lý Thường Kiệt tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy:

1.7.3.1. Về phương tiện dạy học (ở đây chủ yếu đề cập đến thiết bị thí nghiệm)

Một trường không có bộ thí nghiệm nào để khảo sát. Hai trường chỉ có 2-3 bộ thí nghiệm cho định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt nhưng không được bảo quản kĩ.

1.7.3.2. Về phương pháp và quan điểm dạy học của giáo viên

- Còn nhiều GV thờ ơ với việc cần bồi dưỡng phương pháp nhận thức khoa học cho HS, trong đó có PPTN.

- GV thành phố Hồ Chí Minh đã được học bồi dưỡng thường xuyên về các chuyên đề: “Tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học”; “Bồi dưỡng PPTN cho giáo viên phổ thông”. Tuy nhiên, sự vận dụng của GV vào thực tiễn dạy học còn rất hạn chế. Lí do:

+ Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực sẽ tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị. Mặt khác, thời gian phân phối chương trình cho mỗi bài học hiện nay không dễ để tổ chức hoạt động cho HS. Một lý do quan trọng nữa là nếu tổ chức hoạt động cho HS thì họ sẽ có rất ít thời gian luyện giải bài tập. Trong khi quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học hiện nay vẫn mang nặng việc kiểm tra khả năng

giải bài tập của HS. Hiện vẫn chưa có một quá trình nào kiểm tra, đánh giá tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS.

+ Chương “Chất khí” nếu không kể phần thí nghiệm thì khá dễ và ngắn gọn nên đa số các GV chọn giải pháp giới thiệu thí nghiệm và tiến trình bằng lí thuyết, dạy học bằng phương pháp thông báo là chính. Sau đó rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS để đáp ứng yêu cầu của các kì kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Nhiều GV còn ngại mang bộ thí nghiệm lên lớp. Trong khi phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ở các trường THPT chỉ có từ một đến hai phòng và chia sẻ cho nhiều môn học khác. Phòng thí nghiệm ở vị trí bất tiện (như ở trường THPT Bùi Thị Xuân phòng thí nghiệm ở trên tầng 4 cách xa khu học).

1.7.3.3. Về quan điểm và phương pháp học tập của học sinh

Đa số trong quá trình học và nghe GV giảng bài. HS quen với việc nghe giảng, chép bài. Những giờ học có thí nghiệm (trừ những giờ thí nghiệm thực hành) HS thường theo dõi GV tiến hành thí nghiệm. Rất ít trường hợp HS tham gia nêu dự đoán, đề xuất thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm trực diện tại lớp.

HS quen với việc học sau khi học lí thuyết sẽ được hướng dẫn giải một số bài tập mẫu, sau đó làm những bài tập tương tự. HS chỉ chú trọng đến việc họ có giải đúng bài tập hay không. Một số trường hợp HS giải bài tập một cách máy móc, họ chỉ quan tâm đến đáp số mà ít chú trọng đến ý nghĩa vật lý của đáp số đó.

1.7.3.4. Những khó khăn chủ yếu của học sinh khi học chương “Chất khí”

HS cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, khó hình dung các ứng dụng vào cuộc sống. Nếu GV không có phương pháp thích hợp sẽ dễ dẫn đến nhàm chán và khô khan. Đa số các em còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với PPTN.

HS khó khăn trong việc nắm vững bản chất vật lí các hiện tượng, các khái niệm, giới hạn áp dụng của các định luật cũng như những thiếu sót của chúng. Ngoài ra khả năng suy luận trong việc giải bài tập của các em còn chưa tốt, còn nhiều hạn chế.

Kết luận chương I

Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày những cơ sở lí luận, nội dung, tiến trình về dạy học và tổ chức HĐNT cho HS theo PPTN trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Bên cạnh đó chúng tôi phát triển nội dung tiến trình giảng dạy sao cho có thể phát huy tính tích cực, tự chủ của HS trong hoạt động học tập.

- Chúng tôi đã làm rõ các khái niệm, những biểu hiện của tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập.

- Nghiên cứu chi tiết PPTN, phân tích nội dung và các giai đoạn của phương pháp này. Cho thấy PPTN là một phương pháp nhận thức khoa học phổ biến. Việc tổ chức HĐNT theo các giai đoạn của PPTN giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức vật lí, phát huy năng lực của mình.

- Đề xuất cách thức vận dụng PPTN nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo trong hoạt động học tập của HS. Từ đó làm nền tảng để áp dụng vào việc thiết kế tiến trình dạy học cho một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 NC.

- Nhận thấy và vạch ra những đặc điểm, yêu cầu đối với hoạt động của GV và HS trong mỗi giai đoạn của PPTN khi vận dụng vào dạy học. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra những hướng dẫn về mặt phương pháp cho từng giai đoạn.

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 NÂNG CAO THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ VÀ

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” vật lý 10 nâng cao theo các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)