M Ở ĐẦU
7. Bố cục đề tài
1.2.7. Giới hạn phát hiện và độ nhạy trong phân tích kích hoạt [11]
1.2.7.1. Giới hạn phát hiện
Để đánh giới hạn phát hiện cũng như độ nhạy phát hiện đối với các nguyên tố, ta tiến hành khảo sát phông dưới các đỉnh năng lượng của nguyên tố với thời gian đo bằng thời gian đo mẫu. Phông được xác định bằng cách chiếu và đo hộp chứa mẫu, sau đó tính số đếm của phông dưới các đỉnh của nguyên tố tương ứng. Giới hạn phát hiện (LOD) bằng phương pháp gần đúng khi số đếm tuân theo thống kê Poisson, ta dùng công thức :
LOD (g) = 3.(A/C).B1/2 (1.40)
Trong đó, A(g) là khối lượng nguyên tố cần phân tích; B là số đếm phông; C là số đếm cuả nguyên tố cần phân tích.
1.2.7.2. Độ nhạy trong phân tích kích hoạt
Độ nhạy trong phân tích kích hoạt phụ thuộc vào các thông số chiếu (như thông lượng neutron, thời gian chiếu và phân rã), các điều kiện đo (thời gian đo, hiệu suất detector), các thông số hạt nhân của nguyên tố đo (độ phổ cập đồng vị, tiết diện bắt neutron, chu kỳ bán hũy và độ phổ cập tia gamma).
Độ nhạy (E) của phép phân tích kích hoạt được xác định qua biểu thức : 60. A. M
E= E E (1.41)
Trong đó: EA là độ nhạy kích hoạt. EM là độ nhạy đo.
Đơn vị : E - xung/phút/gam(cpm/g). E EA, M - xung/giây/gam(cps/g).
A E được xác định bằng biểu thức : ( ) 2 . . .10 . . . 1 e tc A A N E M λ σ θ φ − = − (1.42)
Hiệu suất ghi detector đóng vai trò quyết định. Các thừa số gộp chung trong độ nhạy đo là :
( . )
1. 2. 1 e td
M
E =K K − −λ (1.43)
K1: phần dịch chuyển α hoặcβ được đo trong một phân rã phóng xạ, được rút ra từ sơ đồ phân rã của các nhân phóng xạ.
K2 : hiệu suất đo toàn phần của detector, là hàm bố trí hình học của sự hấp thụ tia trong thể tích detector.
Trong thực nghiệm, độ nhạy là hệ số góc a của phương trình được fit: y = a.x + b, với x là khối lượng, y là diện tích mẫu.