Mục tiêu cuối cùng của CSTT rất đa dạng tùy theo từng quốc gia, từng thời kỳ nhưng nhìn chung có 3 mục tiêu thường đề cập sau:
a. Ổn định giá trị tiền tệ
- Ổn định giá trị tiền tệ là mục tiên hàng đầu của CSTT và là mục tiêu dài hạn
+ Ổn định giá trị đối nội của tiền tệ: giá trị đối nội của đồng tiền là sức mua của nó đối với hànghoá dịch vụ trên thị trường trong nước. Sức mua của đồng tiền biến đổi ngược chiều với giá cả hàng hoá, dịch vụ. Vì vậy, để ổn định được sức mau, CSTT phải ổn định giá cả hàng hoá, dịch vụ và điều này cũng có nghĩa là kiểm soát được lạm phát ổn định tâm lý người dân.
+ Ổn định giá trị đối ngoại của tiền tệ: là ổn định được giá trị của nội tệ với các ngoại tệ mạnh khác biểu hiện thông qua tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một đại lượng nhạy cảm, sự biến động của nó liên quan tới rất nhiều yếu tố:
* Giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu * Cán cân thanh toán quốc tế
* Mức độ lạm phát của đồng tiền liên hệ * Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước * Yếu tố tâm lý, dự đoán
từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, đầu tư trong nươc.
- Muốn ổn định giá trị tiền tệ và kinh tế trong nước phải có biện phát ổ định giá cả hàng hoá, dịch vụ và tỷ giá hối đoái. Việc ổn dịnh giá trị tiền tệ được coi là điều kiện tiên quyết, làm tiền đề cho các mục tiêu vĩ mô khác.
b. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cuối cùng của CSTT ở bất kỳ quốc gia nào. CSTT phải đảm bảo sản lượng thực của nền kinh tế liên tục tăng so với năm trứơc đã loại trừ yếu tố biến động giá cả. (hay khi tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP lớn hơn nhịp độ tăng dân số sẽ có tăng trưởng kinh tế).
- Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định, đảm bảo chính sách xã hội được thoả mãn, căn cứ ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế một nền kinh tế phồn vinh và tiến bộ xã hội.
c. Tạo việc làm, giảm thất nghiệp
- Đây là mục tiêu không kém phần quan trọng bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vì: + Thất nghiệp cao gây khó khăn về mặt tài chính cho các hộgia đình, xã hội bất ổn định (tệ nạn xã hội)
+ Thất nghiệp cao thừa những người lao động ngồi không các nguồn tài nguyên không được đưa vào sử dụng sản phẩm sản xuất giảm nền kinh tế đi xuống
- Đảm bảo công ăn việc không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0, mà là một mức trên số không phù hợp với việc làm đầy đủ và tại mức này cần của lao động ngang bằng cung cấp lao động. Mức thất nghiệp này gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhên. Cho nên, mỗi quốc gia cần xác định một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên để đạt được mục tiêu này.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu
- Thất nghiệp và tăng trưởng không có sự mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại.
- Tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả (kiểm soát lạm phát) mâu thuẫn nhau trong ngắnhạn nhưng lại bổ sung nhau trong dài hạn.
+ Trong ngắn hạn, ổn định giá trị tiền tệ phải thực hiện CSTT thắt chặt hay mở rộng tiền tệ một cách hợp lý có thể phải duy trì một mức lạm phát hay thật nghiệp nào đó.
* Khi nền kinh tế kiềm chế nạn lạm phát thì lại có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp cao.
* Khi mở rộng đầu tư, khắc phục được tình trạng suy thoái, tạo tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm cao thì lại khó kiềm chế được lạm phát.
+ Trong dài hạn, ổn định giá trị tiền tệ sẽ tạo ra môi trường đầu tư ổn định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.
3. Để đạt được mục tiêu cuối cùng, NHTW các nước thường xác định các mục tiêu trunggian trước khi đạt đến mục tiêu cuối của CSTT vì: