0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Sự phát triển tư duy của trẻ –4 tuổi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 -127 )

Bảng 2.13. Sự phát triển tư duy của trẻ theo từng phần và theo bài tập

Nội dung Tần số Tỉ lệ % Bài Tần số Tỉ lệ %

Lắp hình 794 99.3 Bài 7 398 99.5 Bài 8 396 99.0 Sắp xếp 779 97.4 Bài 9 386 96.5 Bài 10 393 98.3 Ghép hình 743 92.9 Bài 11 374 93.5 Bài 12 369 92.3

Bảng 2.13 cho thấy trong các bài tập thao tác với vật thì trẻ làm tốt hơn ở bài tập dạng lắp hình (99.3%), trẻ gặp khó khăn ở bài tập ghép hình (92.9%). Xét trong từng bài tập của các dạng thì các tỉ lệ phần trăm cho thấy trẻ làm tốt bài tập lắp các hình vào khung tương ứng (99.5%) hơn là thả hình vào khung (99%); trẻ xếp lồng các hình vào nhau (98.3%) tốt hơn là xếp chồng chúng (96.5%) và bài tập ghép hình máy bay trực thăng (93.5%) có nhiều trẻ làm tốt hơn so với ghép hình xe ô tô (92.3%).

Quan sát trong quá trình trẻ thực hiện các bài tập thao tác với vật, người nghiên cứu nhận thấy có những bài tập trẻ thực hiện rất nhanh, có những bài tập trẻ

phải mày mò thử và sai nhiều lần. Các bài tập trẻ có thể thực hiện nhanh là bài tập lắp hình vào khung tương ứng và xếp lồng các hình vào nhau. Điều này có thể được lý giải do ở bài lắp hình, trẻ đã phân biệt được các hình dạng, nên dễ dàng tìm ra khung của các hình tương ứng. Ở bài tập xếp lồng thì sự chênh lệch kích thước giữa các hình tương đối lớn nên trẻ dễ dàng lồng chúng vào nhau. Như vậy ta thấy do trẻ đã có các biểu tượng trong đầu về các hình dạng và quan hệ độ lớn giữa các vật nên dễ dàng đặt vật đúng vị trí mà không cần thực hiện thao tác thử và sai. Hay nói cách khác, trẻ đã sử dụng kiểu tư duy trực quan hình tượng để thực hiện hai bài tập trên. Ở các bài tập còn lại, đặc biệt là hai bài tập ghép các phần rời nhau thành một hình hoàn chỉnh trẻ phải tốn nhiều thời gian để hoàn thành, có một số trẻ không thể hoàn thành vì trẻ chưa có các biểu tượng về các mảnh rời nhau nên phải mày mò theo cách thử và sai. Ở đây trẻ vẫn sử dụng kiểu tư duy chủ yếu của lứa tuổi mình là tư duy trực quan hành động để thực hiện bài tập.

Bảng 2.14. So sánh khả năng tư duy của trẻ theo giới tính

Bài tập Giới tính T P Nam Nữ Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Lắp hình 3.98 .136 3.98 .147 .114 .910 Thả hình 3.96 .191 3.96 .206 .162 .871 Xếp chồng 3.91 .351 3.80 .542 1.106 .272 Xếp lồng 3.94 .231 3.91 .285 .608 .544 Ghép hình trực thăng 3.80 .626 3.67 .896 .801 .425 Ghép hình ô tô 3.78 .718 3.59 1.024 1.061 .292

Kết quả kiểm nghiệm T (t-test) ở bảng 2.14 với các mức xác suất P đều lớn hơn 0.05, cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ nam và trẻ nữ về sự phát triển tư duy.

Bảng 2.15. So sánh sự phát triển tư duy của trẻ theo trường

Nội dung tư duy

Trường

F P

Hoa Mai 12 Mầm Non 6 Hoàng Mai 1

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Lắp hình 3.94 .236 4.00 .000 4.00 .000 1.911 .154 Thả hình 4.00 .000 3.94 .239 3.94 .250 1.120 .330 Xếp chồng 3.91 .284 3.91 .288 3.74 .682 1.565 .214 Xếp lồng 3.94 .236 3.91 .288 3.94 .250 .135 .874 Ghép hình trực thăng 3.66 .998 3.74 .710 3.84 .454 .465 .630 Ghép hình ô tô 3.71 .860 3.50 1.161 3.87 .341 1.501 .228

Bảng 2.15 với các mức xác suất P đều lớn hơn 0.05 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng tư duy của trẻ theo trường, như vậy sự phát triển tư duy giữa trẻ ở các trường là tương đương nhau.

Bảng 2.16. So sánh khả năng tư duy của trẻ theo tháng sinh

Nội dung tư duy Tháng sinh F P 3 tháng đầu năm 3 tháng giữa- đầu năm 3 tháng giữa – cuối năm 3 tháng cuối năm Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Lắp hình 4.00 .000 3.96 .192 3.97 .174 4.00 .000 .453 .716 Thả hình 4.00 .000 4.00 .000 3.94 .242 3.89 .323 1.605 .193 Xếp chồng 3.91 .294 4.00 .000 3.73 .626 3.83 .514 1.996 .120 Xếp lồng 3.86 .351 3.93 .267 3.97 .174 3.94 .236 .771 .513 Ghép hình trực thăng 4.00 .000 3.63 .926 3.64 .859 3.78 .732 1.277 .287 Ghép hình ô tô 3.77 0.685 3.81 .786 3.58 1.001 3.61 .979 .480 .697

Xem kết quả kiểm nghiệm F ở bảng 2.16, với giá trị P >0.05, ta thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về sự phát triển tư duy giữa các trẻ có các tháng sinh khác nhau.

Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng ở ba trường mầm non trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở mức tốt. Trong lĩnh vực tri giác, trẻ gặp khó khăn trong tri giác hình dạng hơn so với tri giác về màu sắc và không gian. Trong lĩnh vực tư duy, kiểu tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế khi trẻ gặp những tình huống mới; ngược lại, với những tình huống với các đối tượng quen thuộc trẻ đã sử dụng kiểu tư duy trực quan hình tượng để giải quyết tình huống. Tìm hiểu sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ, các kiểm nghiệm thống kê cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức giữa các trẻ theo giới tính, trường và tháng tuổi. Tuy nhiên, khi tìm hiểu trong từng nội dung cụ thể thì có một vài sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ ở lĩnh vực tri giác.

2.3. Đề xuất một số phương pháp giáo dục giúp phát triển nhận thức cho trẻ 3 – 4 tuổi

Giáo viên và phụ huynh là những người có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển nhận thức của trẻ. Vai trò quan trọng này thể hiện qua việc kích thích ở trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh và mong muốn lĩnh hội kiến thức mới. Phụ huynh và giáo viên không chỉ giúp trẻ làm phong phú hơn vốn kinh nghiệm của mình để phát triển nhận thức mà quan trọng hơn còn là người trực tiếp tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ khám phá các đối tượng; chia sẻ với trẻ niềm vui thích, hài lòng với những kiến thức mới có được trong khi tìm hiểu các đối tượng; giúp trẻ cảm nhận được việc học hỏi những điều mới là một quá trình thú vị; và kích thích, khuyến khích ở trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu, khám phá xung quanh.

Sau đây là một số phương pháp giáo dục giúp giáo viên và phụ huynh phát triển nhận thức cho trẻ.

2.3.1. Phát triển tri giác

Để phát triển tri giác cho trẻ cần giúp trẻ lĩnh hội các chuẩn cảm giác và các hành động tri giác. Cho trẻ làm quen với các chuẩn cảm giác bằng cách thường

xuyên sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc, hình dạng, kích thước, độ lớn,… trong sinh hoạt hằng ngày để giúp trẻ luôn được tiếp xúc với những từ ngữ chỉ chuẩn cảm giác; qua đó trẻ làm quen, ghi nhớ và nhận biết, gọi tên các chuẩn, biến dạng của chuẩn một cách dễ dàng hơn. Tổ chức các hoạt động giúp trẻ thực hiện các hành động định hướng bên ngoài (sờ, mó, xoa, bóp, ấn, đặt cạnh, xếp chồng,…) để khảo sát, so sánh, đối chiếu các đặc điểm của vật so với chuẩn cảm giác. Các hành động này khi đã thực hiện nhiều lần sẽ được rút gọn dần và trẻ sẽ tri giác bằng mắt thay vì thực hiện các thao tác bằng tay như ban đầu. Bên cạnh đó hướng dẫn trẻ diễn đạt những điều quan sát được bằng lời để khắc sâu việc nhận biết các đặc điểm của vật qua các trò chơi học tập và trò chơi tạo hình như vẽ, nặn, xây dựng, ghép hình, hát, múa…

a. Phương pháp hướng dẫn trẻ hình thành các chuẩn cảm giác về màu sắc, hình dạng

- Để giúp trẻ có được các biểu tượng của chuẩn cảm giác vể màu sắc và hình dạng, đầu tiên cần cho trẻ chơi với các đồ vật có các màu sắc và hình dạng cần hướng dẫn, qua đó giới thiệu cho trẻ tên gọi các màu sắc, hình dạng đó.

- Sau đó phụ huynh hoặc giáo viên cầm một vật đưa lên, gọi tên (là hình/màu gì) và yêu cầu trẻ chọn hình giống với hình mẫu của mình; yêu cầu trẻ nhắc lại tên màu/hình vừa chọn.

- Bước tiếp theo phụ huynh hoặc giáo viên gọi tên một màu/ hình và yêu cầu trẻ chọn màu/ hình theo tên gọi đó.

- Cuối cùng là cho trẻ nhận biết các màu/ hình có ở xung quanh.

Ghi chú:

- Với các hình dạng, cần cho trẻ nhận biết các hình bằng cách dùng tay sờ xung quanh đường viền của hình. Và cho trẻ nhận biết các hình với màu sắc, kích thước khác nhau để giúp trẻ nhận biết dấu hiệu của hình dạng không phụ thuộc vào màu sắc và kích thước.

- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tri giác màu xanh dương và xanh lá cây; hình vuông và hình chữ nhật. Do đó, giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên

nhắc lại các màu và hình này trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày để giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và phân biệt được chúng.

- Phụ huynh có thể chuyển các bước hình thành biểu tượng về hình dạng và màu sắc trên thành các hoạt động để cùng chơi với trẻ như:

+ Chọn màu/hình theo mẫu, gọi tên hình đã chọn + Chọn màu/hình theo tên gọi

+ Chọn, xếp các vật có cùng màu/hình thành một nhóm + Tìm các vật có màu/hình đã biết ở xung quanh

+ Ghép hình theo màu sắc/hình dạng

b. Phương pháp hướng dẫn trẻ hình thành các chuẩn về vị trí không gian

 Để giúp trẻ hình thành các chuẩn về các vị trí phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau trong không gian:

- Trước tiên cần hướng dẫn trẻ gọi tên và xác định đúng các bộ phận trên cơ thể trẻ (đầu, mặt, lưng, tay, chân).

- Sau đó dạy trẻ xác định các hướng khác nhau gắn với bộ phận trên cơ thể trẻ: phía trên – đầu, phía dưới – chân, phía trước – mặt, phía sau – lưng bằng cách yêu cầu trẻ gọi tên các vật ở các vị trí đó.

- Cuối cùng là hướng dẫn trẻ xác định các hướng: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của trẻ. Để xác định vật ở phía trên – dưới có thể hướng dẫn trẻ ngẩng đầu lên hay cúi xuống để có thể nhìn thấy vật; xác định phía trước – phía sau qua việc trẻ có nhìn thấy vật ở trước mặt hay không.

 Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái của bản thân bằng cách dựa vào thói quen sử dụng tay phải, tay trái trong các công việc hằng ngày. Hỏi trẻ thường dùng tay phải để làm gì, thường dùng tay trái để làm gì. Đây cũng là hai hướng gây nhiều khó khăn cho trẻ 3 - 4 tuổi trong tri giác không gian, để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ, các giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên hỏi trẻ và nhắc lại hai biểu tượng này trong sinh hoạt hằng ngày.

- Làm động tác theo hướng dẫn về vị trí không gian (đặt tay lên trên đầu, để tay phía sau lưng, quay đầu qua bên phải,…)

- Tìm đồ chơi theo chỉ dẫn về vị trí không gian

2.3.2. Phát triển tư duy

Giáo viên và phụ huynh cần làm giàu vốn kinh nghiệm cảm tính cho trẻ qua việc tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi để qua đó phát triển tư duy trực quan hành động và trực quan hình tượng. Khi hướng dẫn cho trẻ cần sử dụng các hình ảnh trực quan và dùng các câu hỏi tương tác với trẻ để rèn luyện các thao tác tư duy cho trẻ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bồi dưỡng tri giác, trí nhớ, phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động đi dạo, trò chơi học tập v.v… cũng làm cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ.

a. Phương pháp phát triển tư duy trực quan hành động

- Tạo cơ hội cho trẻ thử và sai với đồ vật để trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các sự vật qua các trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng,… từ đơn giản đến phức tạp.

- Cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu đa dạng, kết hợp nhiều cách chơi khác nhau để giúp trẻ xác lập mối quan hệ dễ dàng hơn, tư duy nhạy bén hơn.

- Tạo tình huống có vấn đề để trẻ sáng tạo trong việc xác lập mối quan hệ. Ví dụ: trong trò chơi xếp những khối gỗ chồng lên nhau, người lớn đưa cho trẻ khối vuông và tam giác để trẻ hoạt động thử và sai, từ đó nhận biết được khối vuông để ở dưới còn khối tam giác thì để ở trên.

b. Phương pháp phát triển tư duy trực quan hình tượng

- Tạo tình huống có vấn đề trong các hoạt động khác nhau và định hướng, khuyến khích trẻ tự giải quyết.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai, sử dụng các vật thay thế để giúp trẻ tái hiện lại những biểu tượng đã có trong đầu trẻ và làm cơ sở cho việc lĩnh hội các hình thức thay thế khác như mô hình trực quan, ngôn ngữ.

- Tạo môi trường chơi phong phú để vốn kinh nghiệm của trẻ được dồi dào hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đặc điểm phát triển tri giác của trẻ mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi thể hiện ở việc lĩnh hội các chuẩn cảm giác và phát triển các hành động tri giác. Các chuẩn cảm giác được trẻ lĩnh hội đầu tiên ở các dạng cơ bản của mỗi loại thuộc tính, sau đó trẻ học phân biệt các biến dạng khác nhau của các chuẩn. Sự phát triển hành động tri giác của trẻ diễn ra theo qui luật dần chuyển hành động định hướng bên ngoài thành hành động tri giác và khả năng định hướng có mục đích, có kế hoạch trong quá trình tri giác của trẻ sẽ tăng dần nhờ vào sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua việc tổ chức để trẻ tham gia các hoạt động như vẽ, tô màu, nặn tượng, xây dựng,...

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé đang tồn tại hai loại tư duy: tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Trong đó tư duy trực quan hành động phát triển và chiếm ưu thế, tư duy trực quan hình tượng đang được hình thành và còn mờ nhạt. Tư duy của trẻ còn bị chi phối nhiều bởi cảm xúc, gắn liền với hành động vật chất bên ngoài. Và do khả năng phân tích, tổng hợp còn hạn chế nên cách nhìn nhận sự vật của trẻ còn theo cách trực giác toàn bộ.

Sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mức tốt. Trong lĩnh vực tri giác, trẻ gặp khó khăn trong tri giác hình dạng hơn so với tri giác về màu sắc và không gian. Xét từng nội dung cụ thể, về hình dạng, trẻ khó nhận ra hình chữ chật và hình vuông; về màu sắc trẻ gặp khó khăn trong tri giác hai màu xanh lá cây và xanh dương; về không gian, trẻ gặp khó khăn trong tri giác bên phải của bản thân. Trong lĩnh vực tư duy, kiểu tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế khi trẻ gặp những tình huống mới, trong đầu trẻ chưa có biểu tượng của đối tượng; ngược lại, với những tình huống với các đối tượng quen thuộc (trẻ đã có các biểu tượng về chúng) trẻ đã sử dụng kiểu tư duy trực quan hình tượng để giải quyết tình huống. Khi tìm hiểu sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ thì kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức giữa các trẻ theo giới tính, trường và tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu xét ở từng nội dung cụ thể thì có một vài sự khác biệt

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 -127 )

×