Dụng cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 53)

2.1.2.1. Quá trình soạn thảo thang đo

Thực hiện mục đích của đề tài là khảo sát mức độ phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, người nghiên cứu xác định nội dung của thang đo mức độ phát triển nhận thức sẽ được soạn thảo dựa vào:

- Chương trình giáo dục mầm non chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Chương trình cụ thể của Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

- Trên cơ sở những gì trẻ đã học được từ nhà trường (kế hoạch giáo dục của giáo viên đứng lớp) và gia đình;

- Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ

Vì mục tiêu của thang đo là xác định mức độ phát triển nhận thức của trẻ dựa vào các tiêu chí trong nội dung của chương trình dạy học nên thang đo mức độ phát triển nhận thức là loại thang đánh giá theo hệ thống các tiêu chí.

a. Quá trình soạn thảo thang đo được thực hiện qua các bước:

 Bước 1, người nghiên cứu dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức, nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ 3- 4 tuổi của chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ 3- 4 tuổi của Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch giáo dục của cô giáo lớp mầm để phát thảo nội dung các bài tập trong thang đo mức độ phát triển nhận thức của trẻ.

 Bước 2, tham khảo ý kiến của các hiệu phó chuyên môn ở trường mầm non để kiểm tra lại sự phù hợp của các loại bài tập, nội dung các bài tập với sự phát triển nhận thức của trẻ. Và soạn phiếu khảo sát dành cho giáo viên, phụ huynh để có thêm thông tin về khả năng của trẻ, kiểm tra sự phù hợp giữa khả năng của trẻ đối với nội dung các bài tập trong thang đo đã phát thảo. Bước này nhằm tạo nên tính giá trị của thang đo.

 Bước 3, phát phiếu khảo sát dành cho giáo viên và phụ huynh. Quan sát các hoạt động của trẻ và cô giáo ở trường mầm non để tìm hiểu cách giao tiếp giữa các trẻ với nhau, giữa trẻ và cô giáo để xác định các yêu cầu về thái độ, cách đặt câu hỏi, ngữ điệu,… của người nghiên cứu khi tiến hành khảo sát trẻ; giúp trẻ hiểu được nội dung câu hỏi và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ hợp tác với người nghiên cứu.

 Bước 4, phân tích phiếu khảo sát dành cho giáo viên và phụ huynh, hoàn thành thang đo và thực hiện khảo sát sơ khởi ở trẻ để kiểm tra sự phù hợp về

độ dài của thang đo với khả năng tập trung của trẻ, tính các tham số thống kê như hệ số tin cậy, độ khó, độ phân cách; kiểm tra cách đặt câu hỏi cho trẻ.

 Bước 5, điều chỉnh và hoàn thành thang đo, đưa ra cách chấm điểm và hướng dẫn thực hiện thang đo.

b. Các tham số của thang đo sau khi khảo sát sơ khởi:

 Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha): 0,50  Độ phân cách của các bài tập:

Bài Độ phân cách Bài Độ phân cách

1 0.908 4 -0.198

2 0.792 5 -0.021

3 0.939 6 0.029

Theo lý thuyết thống kê [42, tr.126], độ phân cách của câu trắc nghiệm được đánh giá như sau:

Chỉ số phân cách Câu trắc nghiệm

Từ 0.4 trở lên Rất tốt 0.3 đến 0.39 Khá tốt 0.2 đến 0.29 Tạm được

Dưới 0.19 Kém

=> Độ phân cách của các bài 1, 2,3 là rất tốt; bài 4,5,6 là kém.  Độ khó của các bài tập:

Bài Độ khó Bài Độ khó

1 0.63 4 0.72

2 0.08 5 0.91

3 0.52 6 0.75

- Bài 1 và bài 2 có 5 lựa chọn, nên có độ khó vừa phải là 0,6 => bài 1 có độ khó 0.63 là vừa phải so với trình độ của trẻ, bài 2 có độ khó 0.08 là rất khó

so với các em.

- Bài 3 và bài có 2 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,75 => bài 3 với độ khó 0.52 là khó so với các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài 4, 5, 6 có 4 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,625 => cả ba bài 4, 5, 6 với các độ khó 0.72, 0.91 và 0.75 đều dễ so với các em.

Nhận xét:

-Hệ số tin cậy của thang đo là 0.5, thể hiện thang đo chưa tốt lắm, để gia tăng hệ số tin cậy và phù hợp với khả năng của trẻ, người nghiên cứu quyết định gia tăng gấp đôi số lượng bài tập ở thang đo chính thức.

-Thang đo có 3 bài có độ phân cách kém, tuy nhiên vì đây là thang đo tiêu chí, những bài này khảo sát về khả năng tư duy của các em nên vẫn được giữ lại trong thang đo.

-Trong 6 bài tập của thang đo có 1 bài rất khó, 1 bài khó, 1 bài khó vừa phải và 3 bài dễ so với các em.

c. Các tham số của thang đo sau khảo sát chính thức:

 Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha): 0,705 (thang đo có thể sử dụng được)  Độ phân cách của các bài tập:

Bài Độ phân cách Bài Độ phân cách

1 0.780 7 -0.095 2 0.780 8 0.242 3 0.712 9 0.105 4 0.722 10 0.168 5 0.581 11 0.144 6 0.471 12 0.220

Các bài 7, 9, 10, 11 có độ phân cách kém; bài 8, 12 có độ phân cách trung bình và các bài còn lại có độ phân cách rất tốt.

 Độ khó của các bài tập: Bài Độ khó Bài Độ khó 1 0.70 7 0.98 2 0.61 8 0.96 3 0.24 9 0.89 4 0.23 10 0.93 5 0.47 11 0.85 6 0.41 12 0.86

- Bốn bài 1, 2, 3, 4 có 5 lựa chọn, nên có độ khó vừa phải là 0,6 => bài 1,2 là khó vừa phải so với trình độ của trẻ; bài 3,4 là rất khó so với các em.

- Hai bài 5, 6 có 2 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,75 => bài 5,6 là khó so với các em.

- Sáu bài 7, 8, 9,10,11,12 có 4 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,625 => cả sáu bài đều dễ so với các em.

Như vậy, trong 12 bài tập của thang đo có 2 bài rất khó, 2 bài khó, 2 bài khó vừa phải và 6 bài dễ so với trình độ của các em.

2.1.2.2. Nội dung thang đo a. Mục đích của thang đo

Thang đo được xây dựng nhằm khảo sát mức độ phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở khả năng tri giác và tư duy của trẻ. Về tri giác, người nghiên cứu khảo sát trẻ ở tri giác màu sắc, tri giác hình dạng và tri giác không gian; về tư duy, kiểu tư duy trực quan hành động và trực quan hình tượng được khảo sát.

b.Miền đo

Tri giác:

- Xác định các màu sắc (đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá cây, cam) - Xác định các hình dạng (tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, ngôi sao)

- Xác định các vị trí trong không gian (phía trên, phía dưới, trước mặt, sau lưng, bên phải)

Tư duy:

- Thao tác với vật theo hình dạng (lắp – thả hình vào khung)

- Thao tác với vật theo kích thước (sắp xếp vật theo thứ tự từ lớn đến nhỏ)

- Ghép các bộ phận thành hình hoàn chỉnh

c. Các bài tập

- Bài tập 1: Chỉ các màu theo yêu cầu - Bài tập 2: Gọi tên các màu

- Bài tập 3: Chỉ các hình dạng theo yêu cầu - Bài tập 4: Gọi tên các hình

- Bài tập 5: Chỉ đúng vật theo vị trí trong không gian - Bài tập 6: Đặt vật theo vị trí được yêu cầu

- Bài tập 7: Lắp các hình khối vào khung tương ứng - Bài tập 8: Thả các hình khối vào khung tương ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài tập 9: Xếp chồng các hình theo thứ từ từ lớn đến nhỏ - Bài tập 10: Xếp lồng các hình theo thứ tự từ lớn đến nhỏ

- Bài tập 11: Ghép 4 miếng rời thành một hình hoàn chỉnh (hình máy bay trực thăng)

- Bài tập 12: Ghép 4 miếng rời thành một hình hoàn chỉnh (hình xe ô tô) * Ghi chú: Các bài tập từ 1 đến 6 khảo sát về tri giác, các bài tập từ 7 đến 12

khảo sát về tư duy, cụ thể:

- Bài tập 1,2 khảo sát tri giác màu sắc - Bài tập 3,4 khảo sát tri giác hình dạng - Bài tập 5,6 khảo sát tri giác không gian

- Bài tập 7,8,9,10,11,12 khảo sát tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng

d.Thực hiện:

Bài tập 1: Chỉ màu

- Chuẩn bị:5 vật với 5 màu: đỏ, vàng, cam, xanh dương, xanh lá cây - Tiến hành:

Đặt 5 vật trước mặt trẻ, lần lượt hỏi trẻ:

+ Màu nào là màu đỏ?(Màu đỏ ở đâu?) + Màu nào là màu vàng?...

Trẻ lần lượt chỉ vào đúng các màu.

- Chấm điểm:Trẻ chỉ đúng 1 màu được 1 điểm

Bài tập 2: Gọi tên màu

-Chuẩn bị:5 vật có các màu giống bài tập 1

-Tiến hành:Lần lượt giơ các màu lên và hỏi trẻ: Đây là màu gì? -Chấm điểm:Trẻ gọi tên đúng 1 màu được 1 điểm

Bài tập 3: Chỉ hình

-Chuẩn bị:5 loại hình: tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, ngôi sao -Tiến hành:Đặt trước mặt trẻ 5 loại hình, lần lượt hỏi trẻ:

+ Hình nào là hình tròn? (Hình tròn ở đâu?) + Hình nào là hình vuông?...

-Chấm điểm:Trẻ chỉ đúng 1 hình được 1 điểm

Bài tập 4: Gọi tên hình

-Chuẩn bị:5 loại hình giống bài tập 3

-Tiến hành:Lần lượt cầm các hình và hỏi trẻ: Hình này là hình gì? -Chấm điểm:Trẻ trẻ gọi tên đúng 1 hình được 1 điểm

Bài tập 5: Chỉ hình đúng vị trí

-Chuẩn bị:5 loại hình khối giống bài tập 4 -Tiến hành:

+ Xếp chồng hai hình lên nhau, yêu cầu trẻ: Chỉ cô xem hình nào ở phía

trên?

+ Đặt 2 hình, một hình phía sau lưng trẻ và 1 hình phía trước mặt trẻ, hỏi trẻ: Hình nào ở trước mặt con?

+ Lấy 2 hình khác đặt tương tự và yêu cầu trẻ: Hình nào ở sau lưng con? + Đặt 2 hình, 1 hình ở bên phải, 1 hình ở bên trái của trẻ, hỏi trẻ: Hình nào ở bên phải của con?

-Chấm điểm: Trẻ chỉ 1 hình đúng theo vị trí được 1 điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 6: Đặt hình đúng vị trí

-Chuẩn bị:5 loại hình khối giống bài tập 4 -Tiến hành:

+ Đặt trước mặt trẻ 1 hình

+ Đưa trẻ 1 hình khác và yêu cầu: Con đặt hình này ở phía trên + Tiếp tục đưa trẻ 1 hình khác: Con đặt hình này ở phía dưới.

+ Lần lượt đưa trẻ các hình khác và yêu cầu đặt ở các vị trí: trước mặt, sau lưng, bên phải

-Chấm điểm:Trẻ đặt được 1 hình đúng vị trí được 1 điểm

Bài tập 7: Lắp hình

-Chuẩn bị:4 hình khối và khung tương ứng

-Tiến hành: Con giúp cô lắp các hình vào khung tương ứng (làm mẫu cho trẻ xem 1 lần).

-Chấm điểm:Trẻ lắp đúng 1 hình vào khung tương ứng được 1 điểm

*Lưu ý: Ở bài tập 7, chỉ sử dụng 4 hình: chữ nhật, bầu dục, hình thoi, tam giác. Khi khảo sát người nghiên cứu chỉ lấy ra 4 hình này cho trẻ lắp vào, các hình khác vẫn giữ nguyên trong khung.

Bài tập 8: Thả hình

-Chuẩn bị:4 hình khối và khung tương ứng

-Tiến hành: Con hãy thả các hình vào khung tương ứng. Làm mẫu cho trẻ thấy 1 hình khối, sau đó yêu cầu trẻ tự làm.

-Chấm điểm:Trẻ thả đúng 1 hình vào 1 khung tương ứng được 1 điểm.

-Chuẩn bị:Các hình được xếp vào cột theo hình tháp (từ lớn đến nhỏ) -Tiến hành: Con hãy xếp các vòng tròn này vào cột giúp cô theo thứ tự từ lớn đến nhỏ (làm mẫu trước 4 vòng tròn to ở dưới, để trẻ tự xếp 4 vòng tròn nhỏ ở trên).

-Chấm điểm:Trẻ xếp được 1 vòng đúng vị trí được 1 điểm.

Bài tập 10: Xếp lồng

-Chuẩn bị: 5 hình lồng vào nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ

-Tiến hành: Con hãy xếp các hình này vào nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ giúp cô (làm mẫu 1 lần)

-Chấm điểm:Trẻ xếp đúng 1 hình theo thứ tự được 1 điểm

Bài tập 11: Ghép hình trực thăng

-Chuẩn bị: 4 phần rời nhau của hình máy bay trực thăng và khung tương ứng

-Tiến hành: Đây là các phần của chiếc trực thăng, con hãy ghép lại giúp cô (Làm mẫu 1 lần)

-Chấm điểm:trẻ đặt 1 bộ phận đúng vị trí được 1 điểm

Bài tập 12:Ghép hình ô tô

-Chuẩn bị:4 phần rời nhau của hình xe ô tô và khung tương ứng

-Tiến hành: Đây là các phần của chiếc xe ô tô, con hãy ghép lại giúp cô (Làm mẫu 1 lần)

-Chấm điểm:trẻ đặt 1 bộ phận đúng vị trí được 1 điểm

2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá và xử lý số liệu a. Tiêu chí đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phần tri giác có 6 bài, mỗi bài 5 điểm, tổng điểm: 30 - Phần tư duy có 6 bài, mỗi bài 4 điểm, tổng điểm: 24 - Thang đo có 12 bài, tổng điểm: 54

Kết quả thống kê được quy ra điểm trung bình và được đánh giá theo tiêu chí sau:

Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá theo điểm trung bình Điểm trung bình

Đánh giá

Tri giác Tư duy Toàn bài

<15.00 < 12.00 < 27.00 Dưới TB

Từ 15.00 – 19.49 Từ 12.00 – 15.49 Từ 27.00 – 35.00 Trung bình Từ 19.50 – 24.00 Từ 15.50 – 19.00 Từ 35.01 – 43.00 Khá Từ 24.01 – 30.00 Từ 19.01 – 24.00 Từ 43.01 – 54.00 Tốt

b. Cách xử lý số liệu

- Tính điểm trung bình, tần số, tỉ lệ %, độ lệch chuẩn (theo toàn thang đo, từng phần, từng bài tập).

- Kiểm nghiệm T (so sánh biến giới tính), kiểm nghiệm F (so sánh biến trường, tháng sinh).

Một phần của tài liệu khảo sát sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 53)