1.2.4.1. Các nguyên tắc đánh giá sự phát triển tâm lý của trẻ
phối của nhiều yếu tố, do đó trong đánh giá trẻ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
a. Đánh giá trẻ trong mối quan hệ, liên hệ
Sự phát triển của một yếu tố tâm lý nào đó luôn có sự phụ thuộc vào những hiện tượng hay lĩnh vực có liên quan, đó có thể là môi trường, sự phát triển thể chất, nhận thức, xã hội, cảm xúc. Sự tiến bộ trong phát triển trên lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực khác. Do đó, khi đánh giá một mặt tâm lý nào đó người đánh giá ần tính đến các yếu tố có liên quan.
b. Đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống của trẻ
Khi đánh giá trẻ, người đánh giá cần đảm bảo môi trường gần với cuộc sống bình thường của trẻ nhất vì sự phát triển và học tập diễn ra liên tục và là kết quả của quá trình tương tác của trẻ với môi trường. Bên cạnh đó, chỉ đánh giá khi trẻ đã sẵn sàng với một tâm lý thật thoải mái, có như vậy kết quả đánh giá mới đảm bảo khách quan và chính xác.
c. Đánh giá trẻ trong sự phát triển
Mỗi đứa trẻ là một thực thể đang phát triển. Do đó kết quả đánh giá chỉ có ý nghĩa tại thời điểm đánh giá, nó không qui định tương lai của trẻ. Tuy nhiên người đánh giá có thể dựa vào kết quả đánh giá hiện tạo để tìm hiểu nguyên nhân và phán đoán sự phát triển tiếp theo để từ đó có thể có những can thiệp giáo dục hợp lí.
1.2.4.2. Thiết kế công cụ đánh giá nhận thức của trẻ a. Mục đích đo lường của công cụ
Mục đích của công cụ này nhằm xác định mức độ hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, về tự nhiên và xã hồi. Mặt nhận thức của trẻ bao gồm nhiều nội dung, do đó người đánh giá có thể xác định mục đích đánh giá mặt nhận thức củ trẻ theo từng khía cạnh, ví dụ như khả năng so sánh, phân loại, tri giác không gian,…. Người đánh giá có thể chọn một hoặc nhiều nội dung khác nhau cho mục đính đánh giá của mình.
b. Xác định miền đo
Từ mục đích đánh giá một mặt nhận thức nào đó, người đánh giá cần xác định các nội hàm của mỗi mặt, từ đó xác định các miền đo của mối nội dung này.
c. Thiết kế câu hỏi
Người đánh giá có thể xây dựng một lượng câu hỏi đa dạng về nội dung và hình thức để việc đánh giá trẻ được khách quan và chính xác hơn.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thể thức nghiên cứu
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Khảo sát sơ khởi: Đề tài tiến hành khảo sát:
- 36 trẻ lớp mầm ở trường Mầm non Bé Ngoan, quận 1.
- 15 giáo viên và 50 phụ huynh ở 3 trường mầm non Hoa Mai 12, Mầm Non 6, Hoàng Mai 1.
Khảo sát chính thức:
Đề tài tiến hành khảo sát trẻ ở 3 trường mầm non: - Trường Mầm non Hoa Mai 12, quận 4
- Trường Mầm Non 6, quận 3
- Trường Mầm non Hoàng Mai 1, quận 8
Ở mỗi trường, tiến hành khảo sát ngẫu nhiên một lớp mầm, tổng số trẻ được khảo sát là 100 với thành phần cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thành phần mẫu nghiên cứu
Giới tính Trường Tổng
Hoa Mai 12 Mầm non 6 Hoàng Mai 1
Nam 14 22 18 54
Nữ 21 12 13 46
Tổng 35 34 31 100
2.1.2. Dụng cụ nghiên cứu
2.1.2.1. Quá trình soạn thảo thang đo
Thực hiện mục đích của đề tài là khảo sát mức độ phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, người nghiên cứu xác định nội dung của thang đo mức độ phát triển nhận thức sẽ được soạn thảo dựa vào:
- Chương trình giáo dục mầm non chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Chương trình cụ thể của Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
- Trên cơ sở những gì trẻ đã học được từ nhà trường (kế hoạch giáo dục của giáo viên đứng lớp) và gia đình;
- Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ
Vì mục tiêu của thang đo là xác định mức độ phát triển nhận thức của trẻ dựa vào các tiêu chí trong nội dung của chương trình dạy học nên thang đo mức độ phát triển nhận thức là loại thang đánh giá theo hệ thống các tiêu chí.
a. Quá trình soạn thảo thang đo được thực hiện qua các bước:
Bước 1, người nghiên cứu dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức, nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ 3- 4 tuổi của chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ 3- 4 tuổi của Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch giáo dục của cô giáo lớp mầm để phát thảo nội dung các bài tập trong thang đo mức độ phát triển nhận thức của trẻ.
Bước 2, tham khảo ý kiến của các hiệu phó chuyên môn ở trường mầm non để kiểm tra lại sự phù hợp của các loại bài tập, nội dung các bài tập với sự phát triển nhận thức của trẻ. Và soạn phiếu khảo sát dành cho giáo viên, phụ huynh để có thêm thông tin về khả năng của trẻ, kiểm tra sự phù hợp giữa khả năng của trẻ đối với nội dung các bài tập trong thang đo đã phát thảo. Bước này nhằm tạo nên tính giá trị của thang đo.
Bước 3, phát phiếu khảo sát dành cho giáo viên và phụ huynh. Quan sát các hoạt động của trẻ và cô giáo ở trường mầm non để tìm hiểu cách giao tiếp giữa các trẻ với nhau, giữa trẻ và cô giáo để xác định các yêu cầu về thái độ, cách đặt câu hỏi, ngữ điệu,… của người nghiên cứu khi tiến hành khảo sát trẻ; giúp trẻ hiểu được nội dung câu hỏi và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ hợp tác với người nghiên cứu.
Bước 4, phân tích phiếu khảo sát dành cho giáo viên và phụ huynh, hoàn thành thang đo và thực hiện khảo sát sơ khởi ở trẻ để kiểm tra sự phù hợp về
độ dài của thang đo với khả năng tập trung của trẻ, tính các tham số thống kê như hệ số tin cậy, độ khó, độ phân cách; kiểm tra cách đặt câu hỏi cho trẻ.
Bước 5, điều chỉnh và hoàn thành thang đo, đưa ra cách chấm điểm và hướng dẫn thực hiện thang đo.
b. Các tham số của thang đo sau khi khảo sát sơ khởi:
Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha): 0,50 Độ phân cách của các bài tập:
Bài Độ phân cách Bài Độ phân cách
1 0.908 4 -0.198
2 0.792 5 -0.021
3 0.939 6 0.029
Theo lý thuyết thống kê [42, tr.126], độ phân cách của câu trắc nghiệm được đánh giá như sau:
Chỉ số phân cách Câu trắc nghiệm
Từ 0.4 trở lên Rất tốt 0.3 đến 0.39 Khá tốt 0.2 đến 0.29 Tạm được
Dưới 0.19 Kém
=> Độ phân cách của các bài 1, 2,3 là rất tốt; bài 4,5,6 là kém. Độ khó của các bài tập:
Bài Độ khó Bài Độ khó
1 0.63 4 0.72
2 0.08 5 0.91
3 0.52 6 0.75
- Bài 1 và bài 2 có 5 lựa chọn, nên có độ khó vừa phải là 0,6 => bài 1 có độ khó 0.63 là vừa phải so với trình độ của trẻ, bài 2 có độ khó 0.08 là rất khó
so với các em.
- Bài 3 và bài có 2 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,75 => bài 3 với độ khó 0.52 là khó so với các em.
- Bài 4, 5, 6 có 4 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,625 => cả ba bài 4, 5, 6 với các độ khó 0.72, 0.91 và 0.75 đều dễ so với các em.
Nhận xét:
-Hệ số tin cậy của thang đo là 0.5, thể hiện thang đo chưa tốt lắm, để gia tăng hệ số tin cậy và phù hợp với khả năng của trẻ, người nghiên cứu quyết định gia tăng gấp đôi số lượng bài tập ở thang đo chính thức.
-Thang đo có 3 bài có độ phân cách kém, tuy nhiên vì đây là thang đo tiêu chí, những bài này khảo sát về khả năng tư duy của các em nên vẫn được giữ lại trong thang đo.
-Trong 6 bài tập của thang đo có 1 bài rất khó, 1 bài khó, 1 bài khó vừa phải và 3 bài dễ so với các em.
c. Các tham số của thang đo sau khảo sát chính thức:
Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha): 0,705 (thang đo có thể sử dụng được) Độ phân cách của các bài tập:
Bài Độ phân cách Bài Độ phân cách
1 0.780 7 -0.095 2 0.780 8 0.242 3 0.712 9 0.105 4 0.722 10 0.168 5 0.581 11 0.144 6 0.471 12 0.220
Các bài 7, 9, 10, 11 có độ phân cách kém; bài 8, 12 có độ phân cách trung bình và các bài còn lại có độ phân cách rất tốt.
Độ khó của các bài tập: Bài Độ khó Bài Độ khó 1 0.70 7 0.98 2 0.61 8 0.96 3 0.24 9 0.89 4 0.23 10 0.93 5 0.47 11 0.85 6 0.41 12 0.86
- Bốn bài 1, 2, 3, 4 có 5 lựa chọn, nên có độ khó vừa phải là 0,6 => bài 1,2 là khó vừa phải so với trình độ của trẻ; bài 3,4 là rất khó so với các em.
- Hai bài 5, 6 có 2 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,75 => bài 5,6 là khó so với các em.
- Sáu bài 7, 8, 9,10,11,12 có 4 lựa chọn, nên độ khó vừa phải là 0,625 => cả sáu bài đều dễ so với các em.
Như vậy, trong 12 bài tập của thang đo có 2 bài rất khó, 2 bài khó, 2 bài khó vừa phải và 6 bài dễ so với trình độ của các em.
2.1.2.2. Nội dung thang đo a. Mục đích của thang đo
Thang đo được xây dựng nhằm khảo sát mức độ phát triển nhận thức của trẻ 3 – 4 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở khả năng tri giác và tư duy của trẻ. Về tri giác, người nghiên cứu khảo sát trẻ ở tri giác màu sắc, tri giác hình dạng và tri giác không gian; về tư duy, kiểu tư duy trực quan hành động và trực quan hình tượng được khảo sát.
b.Miền đo
• Tri giác:
- Xác định các màu sắc (đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá cây, cam) - Xác định các hình dạng (tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, ngôi sao)
- Xác định các vị trí trong không gian (phía trên, phía dưới, trước mặt, sau lưng, bên phải)
• Tư duy:
- Thao tác với vật theo hình dạng (lắp – thả hình vào khung)
- Thao tác với vật theo kích thước (sắp xếp vật theo thứ tự từ lớn đến nhỏ)
- Ghép các bộ phận thành hình hoàn chỉnh
c. Các bài tập
- Bài tập 1: Chỉ các màu theo yêu cầu - Bài tập 2: Gọi tên các màu
- Bài tập 3: Chỉ các hình dạng theo yêu cầu - Bài tập 4: Gọi tên các hình
- Bài tập 5: Chỉ đúng vật theo vị trí trong không gian - Bài tập 6: Đặt vật theo vị trí được yêu cầu
- Bài tập 7: Lắp các hình khối vào khung tương ứng - Bài tập 8: Thả các hình khối vào khung tương ứng
- Bài tập 9: Xếp chồng các hình theo thứ từ từ lớn đến nhỏ - Bài tập 10: Xếp lồng các hình theo thứ tự từ lớn đến nhỏ
- Bài tập 11: Ghép 4 miếng rời thành một hình hoàn chỉnh (hình máy bay trực thăng)
- Bài tập 12: Ghép 4 miếng rời thành một hình hoàn chỉnh (hình xe ô tô) * Ghi chú: Các bài tập từ 1 đến 6 khảo sát về tri giác, các bài tập từ 7 đến 12
khảo sát về tư duy, cụ thể:
- Bài tập 1,2 khảo sát tri giác màu sắc - Bài tập 3,4 khảo sát tri giác hình dạng - Bài tập 5,6 khảo sát tri giác không gian
- Bài tập 7,8,9,10,11,12 khảo sát tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng
d.Thực hiện:
Bài tập 1: Chỉ màu
- Chuẩn bị:5 vật với 5 màu: đỏ, vàng, cam, xanh dương, xanh lá cây - Tiến hành:
Đặt 5 vật trước mặt trẻ, lần lượt hỏi trẻ:
+ Màu nào là màu đỏ?(Màu đỏ ở đâu?) + Màu nào là màu vàng?...
Trẻ lần lượt chỉ vào đúng các màu.
- Chấm điểm:Trẻ chỉ đúng 1 màu được 1 điểm
Bài tập 2: Gọi tên màu
-Chuẩn bị:5 vật có các màu giống bài tập 1
-Tiến hành:Lần lượt giơ các màu lên và hỏi trẻ: Đây là màu gì? -Chấm điểm:Trẻ gọi tên đúng 1 màu được 1 điểm
Bài tập 3: Chỉ hình
-Chuẩn bị:5 loại hình: tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, ngôi sao -Tiến hành:Đặt trước mặt trẻ 5 loại hình, lần lượt hỏi trẻ:
+ Hình nào là hình tròn? (Hình tròn ở đâu?) + Hình nào là hình vuông?...
-Chấm điểm:Trẻ chỉ đúng 1 hình được 1 điểm
Bài tập 4: Gọi tên hình
-Chuẩn bị:5 loại hình giống bài tập 3
-Tiến hành:Lần lượt cầm các hình và hỏi trẻ: Hình này là hình gì? -Chấm điểm:Trẻ trẻ gọi tên đúng 1 hình được 1 điểm
Bài tập 5: Chỉ hình đúng vị trí
-Chuẩn bị:5 loại hình khối giống bài tập 4 -Tiến hành:
+ Xếp chồng hai hình lên nhau, yêu cầu trẻ: Chỉ cô xem hình nào ở phía
trên?
+ Đặt 2 hình, một hình phía sau lưng trẻ và 1 hình phía trước mặt trẻ, hỏi trẻ: Hình nào ở trước mặt con?
+ Lấy 2 hình khác đặt tương tự và yêu cầu trẻ: Hình nào ở sau lưng con? + Đặt 2 hình, 1 hình ở bên phải, 1 hình ở bên trái của trẻ, hỏi trẻ: Hình nào ở bên phải của con?
-Chấm điểm: Trẻ chỉ 1 hình đúng theo vị trí được 1 điểm
Bài tập 6: Đặt hình đúng vị trí
-Chuẩn bị:5 loại hình khối giống bài tập 4 -Tiến hành:
+ Đặt trước mặt trẻ 1 hình
+ Đưa trẻ 1 hình khác và yêu cầu: Con đặt hình này ở phía trên + Tiếp tục đưa trẻ 1 hình khác: Con đặt hình này ở phía dưới.
+ Lần lượt đưa trẻ các hình khác và yêu cầu đặt ở các vị trí: trước mặt, sau lưng, bên phải
-Chấm điểm:Trẻ đặt được 1 hình đúng vị trí được 1 điểm
Bài tập 7: Lắp hình
-Chuẩn bị:4 hình khối và khung tương ứng
-Tiến hành: Con giúp cô lắp các hình vào khung tương ứng (làm mẫu cho trẻ xem 1 lần).
-Chấm điểm:Trẻ lắp đúng 1 hình vào khung tương ứng được 1 điểm
*Lưu ý: Ở bài tập 7, chỉ sử dụng 4 hình: chữ nhật, bầu dục, hình thoi, tam giác. Khi khảo sát người nghiên cứu chỉ lấy ra 4 hình này cho trẻ lắp vào, các hình khác vẫn giữ nguyên trong khung.
Bài tập 8: Thả hình
-Chuẩn bị:4 hình khối và khung tương ứng
-Tiến hành: Con hãy thả các hình vào khung tương ứng. Làm mẫu cho trẻ thấy 1 hình khối, sau đó yêu cầu trẻ tự làm.
-Chấm điểm:Trẻ thả đúng 1 hình vào 1 khung tương ứng được 1 điểm.
-Chuẩn bị:Các hình được xếp vào cột theo hình tháp (từ lớn đến nhỏ) -Tiến hành: Con hãy xếp các vòng tròn này vào cột giúp cô theo thứ tự từ lớn đến nhỏ (làm mẫu trước 4 vòng tròn to ở dưới, để trẻ tự xếp 4 vòng tròn nhỏ ở trên).
-Chấm điểm:Trẻ xếp được 1 vòng đúng vị trí được 1 điểm.