Biểu tượng Graphic

Một phần của tài liệu Giáo trình flash phần 1 (Trang 44 - 46)

Biểu tượng Graphic là một hình ảnh tĩnh có thể được tái sử dụng để tạo ra chuyển động. Bất kì một đối tượng dạng đồ họa điểm, đồ họa vector hay văn bản đều có thể chuyển đổi thành Graphic. Chúng chỉ có một Frame trên thanh TimeLine (điều đó có nghĩa là nếu ta đặt nó trên một frame duy nhất thì nó luôn duy trì một trạng thái nào đó mà không bao giờ tạo ra được những hiệu ứng động). Biểu tượng graphic cũng không hỗ trợ Actionscript.

Để tạo một Graphic, bạn thao tác như sau:

- Chọn đối tượng cần chuyển đổi sang biểu tượng Graphic.

- Nhấn phím F8 (hoặc kích chuột phải, chọn Convert to Symbol). Trong hộp thoại Convert to Symbol, có các tùy chọn sau

Hình 3.1a – Chuyển đổi sang biểu tượng Graphic + Name: Tên của biểu tượng sẽđược tạo.

+Type: Loại biểu tượng cần tạo. Ở đây, chúng ta chọn là Graphic.

Tiếp đến, bạn nhấp Ok. Một biểu tượng Graphic sẽ được tạo và đưa vào thư viện.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

45

Các thuộc tính của biểu tượng Graphic

Hình 3.1b – Bảng thuộc tính của biểu tượng Graphic

- Thanh tùy chọn thả xuống: Cho phép chuyển đổi qua lại giữa các loại biểu tượng.

- Instance of: Khi kích chuột vào tùy chọn swap, bạn có thể thay đổi biểu tượng của đối tượng thể hiện được chọn.

- Position and Size: Cho phép hiệu chỉnh vị trí theo tọa độ của đối tượng thể hiện (x và y), và kích thước (w – width và h – height). Tùy chọn Lock width

and height values together cho phép thay đổi kích thước chiều rộng và cao đồng thời hay riêng lẻ.

- Color effect: Với tùy chọn Style, bạn có thể hiểu chỉnh các thuộc tính Brightness(hiệu chỉnh độ sáng tối), Tint, Advanced và Alpha cho đối tượng. - Looping: Tùy chọn liên quan đến số lần lặp lại hành động của biểu tượng

Graphic. Nó có thể là Loop, Play Once và Single Frame.

Tạo hiệu ứng động đơn giản bằng biểu tượng Graphic

Trong ví dụ này, ta sẽ tạo hiệu ứng động bằng cách sử dụng biểu tượng Graphic. Có ba khái niệm được đề cập: TimeLine, frame và keyframe. Chúng ta chỉ minh họa cho ví dụ sử dụng biểu tượng Graphic mà không thảo luận thêm về chúng. Chi tiết ta sẽ thảo luận trong chương tiếp theo.

(1) Sử dụng công cụ Rectangle để tạo một hình chữ nhật màu xanh blue và sau đó chuyển đổi nó sang biểu tượng graphic.

(2) Nhấp đôi chuột vào biểu tượng graphic này để mở thanh Timeline của nó. Trong thanh Timeline chọn frame thứ 2 và nhấn phím F6 để tạo mới một keyframe. Trên keyframe này, ta thay đổi màu sắc cho hình chữ nhật thành màu đỏ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

46

(3) Quay trở lại với khung sáng tác, tại frame thứ 2 nhấn phím F5. Khi kiểm tra movie, bạn cần chọn đối tượng graphic và hiệu chỉnh các thông số trong mục Looping lần lượt: loop, play one, single frame để quan sát kết quả. Khi chọn hiệu ứng loop, thì sự biến đổi từ màu xanh blue sang màu đỏ và ngược lại sẽ diễn ra một cách liên tục (lặp liên tục); khi chọn hiệu ứng play one thì sự biếnđổi đó chỉ diễn ra một lần duy nhất; khi chọn single frame thì không có sự biến đổi nào diễn ra (bởi nó chỉ sử dụng một frame đơn duy nhất).

Hai tùy chọn loop và play one thường sử dụng khi muốn tạo ra các hình ảnh động như đối với các ảnh động gif. Nghĩa là sử dụng chức năng thay thế từng khung hình đơn giản. Còn đối với single frame, nó thường được sử dụng khi ta muốn tối ưu khung thiết kế. Bạn có thể thiêt kế nhiều hình ảnh trên đối tượng graphics này. Mỗi hình ảnh được thiết kế trên mỗi keyframe riêng biệt. Khi cần sử dụng hình ảnh trên frame nào, ta chỉ cần chọn thuộc tính looping tương ứng với tùy chọn single frame và chỉ điṇh tùy chọn first tương ứng với keyframe mà hình ảnh của đối tượng cần dùng đang thiết lập. Cách làm này giúp ta quản lý các đối tượng đồ họa đơn giản hơn. Bạn hãy thử tưởng tượng, bạn có một khung cảnh. Khung cảnh này sẽ thay thế theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Khi thiết kế cảnh, ta có thể tạo một biểu tượng graphic có tên là landcape. Trên landcape này sẽ có 4 keyframe tương ứng với sự biến đổi cảnh sắc theo 4 mùa. Trong phim, nếu ta cần hiển thi ̣theo cảnh sắc của mùa nào, thì ta chỉ việc thay đổi tham số first từ 1 – 4 (khi looping được chọn là single frame) mà không phải thay đổi quá nhiều các lớp đối tượng hay tùy chỉnh lại trên thanh Timeline.

Một phần của tài liệu Giáo trình flash phần 1 (Trang 44 - 46)